Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của trường gió và trường khí áp tới dao động, rút mực nước tại bờ tây vịnh bắc

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 7/7/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Vịnh Bắc Bộ ở vào khoảng vĩ độ 18o20’ N - 21o40’ N, kinh độ 106o08’ E - 110o00’ E là vịnh lớn thứ hai của biển Đông với diện tích khoảng 150.000 km2, với chiều rộng khoảng 200 - 320 km và chiều dài khoảng 600 km. Độ sâu trung bình toàn vịnh khoảng 50 - 60 m, nơi sâu nhất tại vùng cửa vịnh khoảng 110 m. Vịnh thông với biển Đông qua cửa vịnh ở phía nam với độ rộng khoảng 250 km, nơi sâu nhất trên 50 m. Ngoài ra biển Đông và vịnh còn thông nhau qua eo Hải Nam ở vùng đông bắc vịnh với độ rộng khoảng 30 km, nơi sâu nhất khoảng trên 10 m.
    Trong vịnh có nhiều đảo, trong đó có những đảo khá lớn ở khu vực tỉnh Quảng Ninh như Cái Bầu, Kế Bào, Cô Tô khu vực quần đảo Bái Tử Long và Hạ Long với khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ, chiếm diện tích gần 3000 km2 tạo thành một hệ thống lạch biển chằng chịt ra vào các cảng quan trọng vùng Hạ Long của Việt Nam. Ở ngoài khơi, còn có một số đảo không lớn và riêng biêt như Hòn Mắt, Bạch Long Vỹ (cách Hải Phòng khoảng 150 km). Vịnh Bắc Bộ còn có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó có các dạng tài nguyên nổi trội như hải sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển . cho phép khai thác để phát triển kinh tế.
    Song song với các lợi thế nêu trên, vùng biển trong vịnh luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây nên những thảm họa thiên tai nguy hiểm như: bão, nước dâng do bão, sóng lớn, mực nước biển dâng dị thường . Vì vậy, cần thiết phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm mục đích nắm bắt được những quy luật tự nhiên, dự báo, cảnh báo được các hiện tượng thời tiết nguy hiểm bắt nguồn từ biển.
    Do đó, việc nghiên cứu đặc điểm biến thiên mực nước biển ven bờ Việt Nam nói chung và việc nghiên cứu dao động dâng, rút của mực nước do gió và khí áp nói riêng là một trong những nhiệm vụ cấp thiết cần phải được triển khai nghiên cứu phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý và phát triển kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng.
    2
    Luận văn “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRƯỜNG GIÓ VÀ TRƯỜNG KHÍ ÁP TỚI DAO ĐỘNG, RÚT MỰC NƯỚC TẠI BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ” tập trung xác định ảnh hưởng của các yếu tố gió, khí áp lên dao động của mực nước phi điều hòa tại bờ Tây vịnh Bắc Bộ. Các kết quả của Luận văn có thể phục vụ cho việc kiểm tra các kết quả dự báo về trường gió và trường khí áp so với sự dâng rút của mực nước phi điều hòa, xây dựng các công trình ven biển như cầu cảng, đê qua việc xác định được sự dâng rút mực nước phi điều hòa tại khu vực xây dựng.
    Nội dung luận văn bao gổm 03 chương, phần kết luận và phần các bảng phụ lục:
    - Chương 1: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng tới dao động dâng, rút mực nước biển và tình hình nghiên cứu
    - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu
    - Chương 3: Các kết quả tính toán
    - Kết luận
    - Phụ lục

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .
    1
    Chương 1: TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG DAO ĐỘNG DÂNG RÚT MỰC NƯỚC BIỂN
    3
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5
    2.1. Phương pháp thống kê
    5
    2.1.1. Phương pháp phân tích điều hòa thủy triều
    5
    2.1.2 ách m c nư c a động điều hòa
    6
    2.2. Phương pháp mô hình
    13
    Chương 3: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
    18
    3.1. Tính toán ảnh hưởng của điều kiện của trường gió đến chế độ dâng rút nước tại bờ tây vịnh Bắc Bộ bằng mô hình Mike21 FM
    18
    3.1.1. Hiệu chỉnh và kiểm nghiệm mô hình
    18
    3.1.2. Áp ụng tính t án
    19
    3.1.3. Các kết quả tính
    20
    3.2. Tính toán ảnh hưởng của điều kiện của trường bão đến chế độ dâng rút nước tại bờ tây Vịnh bắc bộ bằng mô hình Mike21 FM
    50
    3.2.1. Kịch bản tính t án
    50
    3.2.2. Các kết quả tính t án
    KẾT LUẬN .
    70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .
    74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...