Tiến Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam

    Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD) Mã số: 62340102

    Nghiên cứu sinh: Lương Thu Hà

    Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Kim Thanh



    Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận

    Thứ nhất, luận án đã lựa chọn được cách tiếp cận tố chất cá nhân và kết quả lãnh đạo doanh nghiệp phù hợp, chuyển đổi thành công các thang đo đo lường tố chất cá nhân và kết quả lãnh đạo trong điều kiện Việt Nam.

    Thứ hai, luận án đã kiểm chứng được ảnh hưởng của những tố chất cá nhân nhà lãnh đạo (đã được thừa nhận trong các nghiên cứu trước đó) trong bối cảnh lãnh đạo mới: Bối cảnh Việt Nam với nền văn hóa phương Đông và trong giai đoạn kinh tế chuyển đổi.

    Thứ ba, xác định được những nhóm tố chất điển hình của nhà lãnh đạo (“Cảm tính – Tư duy quân bình”, “Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế”); những đặc điểm mới về doanh nghiệp (Sở hữu) ảnh hưởng tới kết quả lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam.

    Những kết luận mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    “Tính nhân bản – Sự công” bằng có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất tới tới cả hai nhóm kết quả lãnh đạo. Tiếp theo là ảnh hưởng của “Ham hiểu biết – Ham học hỏi” tới Kết quả lãnh đạo chung và “Kỷ luật – Cầu toàn” tới Kết quả lãnh đạo nhân viên. Các ảnh hưởng còn lại có mức độ như nhau, trong đó, chỉ có tác động của “Tự cao tự đại – Ngạo mạn – Tư tưởng thống trị” tới Kết quả lãnh đạo nhân viên là tiêu cực.

    “Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế” và “Cảm tính – Tư duy quân bình” chỉ có tác động tới kết quả lãnh đạo nhân viên. Trong đó “Cảm tính – Tư duy quân bình” có ảnh hưởng tích cực, ngược lại với giả thuyết ban đầu.

    Có sự khác biệt rõ ràng về kết quả lãnh đạo trong các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước, tư nhân, nước ngoài. Trong doanh nghiệp Nhà nước, kết quả lãnh đạo nhân viên được đánh giá là cao hơn kết quả lãnh đạo chung lại thấp hơn trong doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài.

    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    Về đào tạo và phát triển đội ngũ doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp: (1) Tăng cường đào tạo về kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm, kiến thức về lãnh đạo và quản lý; (2) Khuyến khích tinh thần học hỏi, sự ham hiểu biết; khuyến khích sự sáng tạo; (3) Rèn cho người học tính kỷ luật, phương pháp và tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp .

    Về quan điểm lãnh đạo trong doanh nghiệp: (1) Đề cao tính nhân bản trong quản lý; (2) Thiết lập cơ chế lãnh đạo công bằng; (3) Biết lắng nghe và tôn trọng các ý kiến phản biện; (4) Khi ra quyết định cần xét đến tình và lý để cân bằng và hài hòa lợi ích chung .

    Về chính sách đánh giá và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp: (1) Công bằng trong đánh giá và bổ nhiệm; (2) Coi trọng năng lực và phẩm chất cá nhân hơn là tuổi tác và thâm niên công tác; (3) Bình đẳng giới trong các vị trí lãnh đạo liên quan đến nội chính nhưng nên ưu tiên lựa chọn các nhà lãnh đạo nam giới trong các lĩnh vực liên quan tới hoạt động tổ chức sản xuất – điều hành, nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo
     
Đang tải...