Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực của nhân viên làm việc trong môi trường tiếng ồn tại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    HÀ NỘI – 2011

    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1
    Chương 1 : TỔNG QUAN . 3
    1.1.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
    1.1.1. Ngoài nước
    1.1.2. Trong nước 4
    1.2. GIẢI PHẪU TAI VÀ SINH LÝ THÍNH GIÁC 5
    1.2.1 Giải phẫu tai 5
    1.2.2 Sinh lý thính giác 8
    1.2.2.1 Sinh lý truyền âm 9
    1.2.2.2 Sinh lý tiếp âm 12

    1.3 GIẢM THÍNH LỰC DO TIẾNG ỒN 15
    1.3.1 Tiếng ồn . 15
    1.3.2 Giảm thính lực do tiếng ồn 17
    1.3.2.1 Định nghĩa . 17
    1.3.2.1 Bệnh Sinh 17
    1.3.2.3 Triệu chứng . 20
    1.3.2.4 Đặc điểm . 21
    1.3.2.5 Chẩn đoán xác định . 21
    1.3.2.6 Chẩn đoán phân biệt . 22
    1.4 Đo thính lực . 23
    1.5 Đo trở kháng tai giữa . 25

    Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

    2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 27
    2.2. Thời gian nghiên cứu 27
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
    2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 27
    2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mấu . 27
    2.3.3 Các chỉ số nghiên cứu 29
    2.4. Quy trình nghiên cứu . 29
    2.5. Kỹ thuật cà công cụ thu thập số liệu . 30
    2.6. Sơ đồ nghiên cứu 35
    2.7. Xử lý và phân tích số liệu 36
    2.8. Hạn chế sai số 36
    2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 36
    2.10. Tổ chức thực hiện và nhân lực tham gia nghiên cứu 37

    Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
    3.1. Môi trường lao động 38
    3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 42
    3.3. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu .44
    3.4. Kết quả đo thính lực 47

    Chương 4 : BÀN LUẬN 57
    4.1. Kết quả khảo sát thực trạng tiếng ồn 57
    4.1.1 Nguồn gây ồn 57
    4.1.2 Thực trạng tiếng ồn 58
    4.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 61
    4.2.1 Giới tính 61
    4.2.2 Tuổi đời, tuổi nghề 61
    4.3. Triệu chứng cơ năng 63
    4.4. Kết quả đo TL, đánh giá ảnh hưởng của tiếng ồn lên TL 65
    4.4.1 Kết quả đo thính lực 65
    4.4.2 Liên quan giữa GTL với tiếng ồn, tuổi, tuổi nghề 69

    KẾT LUẬN 74
    KIẾN NGHỊ 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Sự phát triển ngày càng nhanh của nền công nghiệp đã làm xã hội con người phát triển, nhưng cùng với sự phát triển đó thì vấn đề gây ô nhiễm môi trường như bụi, hơi khí độc, đặc biệt cường độ tiếng ồn trong môi trường lao động cũng ngày một tăng và điều đó đã trở thành mối đe doạ tới sức khoẻ và sức nghe không chỉ của người công nhân mà còn cả của cộng đồng. Hàng không dần trở thành phương tiện vận chuyển hàng hóa và con người nhanh và an toàn. Chính vì vậy nhu cầu vận chuyển bằng máy bay ngày càng gia tăng kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng các sân bay, các dịch vụ mặt đất và con người làm việc cho ngành khai thác này.
    Trong nhà máy người công nhân phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì có nguy cơ bị giảm thính lực (GTL) do tiếng ồn gọi là bệnh “điếc nghề nghiệp”[35],[68].
    GTL do tiếng ồn hay còn gọi là bệnh đ iếc nghề nghiệp (ĐNN) là một bệnh do tiếng ồn của môi trường lao động có cường độ cao quá mức chịu đựng của tai tác động như một vi chấn thương âm trong một thời gian dài, gây những tổn thương không hồi phục ở cơ quan Corti tai trong [19],[45],[46]. Bệnh ĐNN là một trong những bệnh hay gặp nhất trong các bệnh nghề nghiệp, có nhiều nước trên thế giới đã đưa ra chiến lược quốc gia về phòng chống tiếng ồn và bệnh ĐNN.
    Theo nhận định của hội chống tiếng ồn thế giới tại các nước công nghiệp phát triển trung bình có 1/4 đến 1/3 số người phải lao động trong môi trường có tiếng ồn [69].
    Tại Mỹ bệnh ĐNN là bệnh nghề nghiệp đứng hàng thứ hai [68], còn ở các nước thuộc khối Châu Âu bệnh ĐNN đứng thứ tư trong các bệnh nghề nghiệp [55].
    Ở Mỹ có 30 triệu người phải sống và làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, trong đó khoảng 1/4 (7,5 triệu) GTL do tiếng ồn và chiếm 1/3 những trường hợp GTL ở người lớn [70].

    Ở Việt Nam bệnh ĐNN do tiếng ồn được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm từ năm 1976, và bệnh ĐNN là loại bệnh nghề nghiệp đứng thứ 2 sau bệnh bụi phổi –silic [36]. Những nghiên cứu trong nhiều năm qua đã đưa ra được tỷ lệ hiện mắc bệnh ĐNN ở một số ngành nghề như: dệt, khai thác than, khai thác đá, cơ khí luyện kim . Nhưng chưa có các nghiên cứu về tiếng ồn tại các sân bay và ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực (TL) của cán bộ nhân viên làm việc tại đây.

    Hiện nay ở Việt Nam có 22 sân bay, Sân bay quốc tế Nội Bài là sân bay lớn thứ 2 của Việt Nam xét về công suất nhà ga và số lượt khách thông qua mỗi năm. Năm 2010 trung bình mỗi ngày có 200 lượt chuyến bay cất hạ cánh. Có 1457 cán bộ công nhân viên làm việc trực tiếp trong môi trường tiếng ồn tại sân bay. Để đánh giá thực trạng sức nghe sức nghe của công nhân viên làm việc tại đây, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực của nhân viên làm việc trong môi trường tiếng ồn tại sân bay Nội Bài" Với hai mục tiêu sau :
    1. Khảo sát thực trạng tiếng ồn tại sân bay quốc tế Nội Bài .
    2. Đánh giá ảnh hướng của tiếng ồn đến thính lực của nhân viên làm việc trong môi trường tiếng ồn tại sân bay Nội Bài
     
Đang tải...