Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ dha/ epa trong thức ăn đến sự phát triển của tôm hùm xanh giai đoạn g

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ DHA/ EPA TRONG THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM HÙM XANH GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ GIAI ĐOẠN THƯƠNG PHẨM
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    TRANG
    MỤC LỤC 1
    MỞ ĐẦU 12
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 14
    1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HÙM XANH 14
    1.1.1. Phân loại và hình thái 14
    1.1.2. Đặc điểm phân bố 14
    1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng 16
    1.1.4. Đặc điểm sinh sản 17
    1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 17
    1.1.6. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tôm hùm nuôi 18
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DINH DƯỠNG CỦA TÔM VÀ GIÁP XÁC 19
    1.2.1. Dinh dưỡng protein và các axít amin cần thiết 19
    1.2.2. Nhu cầu lipid và các axit béo cần thiết (EFA) 21
    1.2.3. Dinh dưỡng Carbohydrate 26
    1.2.4. Dinh dưỡng Vitamin 26
    1.2.5. Dinh dưỡng chất khoáng 27
    1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỨC ĂN VIÊN CHO TÔM HÙM 27
    CHƯƠNG II 31
    NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU 31
    2.1.1. Tôm hùm giống 31
    2.1.2. Thức ăn nuôi tôm hùm 31
    2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 37
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu điều tra 37
    2.3.2. Phương pháp phân tích hóa học 37
    2.3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 38
    2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 47
    CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
    3.1 TÌNH HÌNH NUÔI VÀ THỨC ĂN CHO TÔM HÙM Ở TỈNH PHÚ YÊN 48
    3.1.1. Tình hình nuôi tôm hùm 48
    3.1.2. Tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi tôm hùm 52
    3.1.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn 54
    3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ DHA/ EPA TRONG THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT
    TRIỂN CỦA TÔM HÙM XANH GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ THƯƠNG PHẨM 54
    3.2.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn đến sự phát triển của tôm
    hùm xanh giai đoạn giống 54
    3.2.1.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn bổ sung protein Selco
    đến sự phát triển của tôm hùm xanh giai đoạn giống 54
    3.2.1.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn bổ sung dầu mực và
    dầu đậu nành đối với tôm hùm xanh giai đoạn giống 60
    3.2.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn đến sự phát triển của tôm
    hùm xanh giai đoạn thương phẩm 66
    3.2.2.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn bổ sung PS 66
    3.2.2.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/ EPA trong thức ăn bổ sung DM và DĐN 72
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

    MỞ ĐẦU
    Tôm hùm là tên gọi chung của các loài giáp xác sống ở vùng biển nhiệt đới và á
    nhiệt đới, từ vùng biển sâu đến vùng triều cạn, thuộc họ Palinuridae. Họ Palinuridae
    có trên 47 loài [17], là đối tượng hiện đã và đang được nghiên cứu nuôi ở nhiều nước
    trên thế giới. Ở Việt Nam, giống Panulirus thuộc họ Palinuridae gồm có 7 loài: tôm
    hùm bông (P. ornatus), tôm hùm xanh (P. homarus), tôm hùm sỏi (P. stimpsoni), tôm
    hùm đỏ (P. longipes), tôm hùm ma (P. penicilatus), tôm hùm sen (P. versicolor) và
    tôm hùm bùn (P. poliphagus) [22]. Trong số đó, có 02 loài có giá trị kinh tế cao nhất
    và hiện được nuôi khá phổ biến là tôm hùm bông (P.ornatus) và tôm hùm xanh (P.
    homarus) [6].
    Ở nước ta, nghề nuôi tôm hùm bắt đầu và phát triển từ năm 1992 (400 lồng) tại
    Khánh Hòa trong đó tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là đối tượng chủ yếu, tính
    đến năm 2006 đã có trên 49.000 lồng nuôi, sản lượng nuôi ước tính đạt 1.900
    tấn.Trong những năm gần đây số lồng và sản lượng tôm hùm có xu hướng giảm do
    tình hình dịch bệnh xuất hiện [18].
    Tôm hùm thường được nuôi từ nguồn giống tự nhiên và nguồn thức ăn chủ yếu
    của nó là các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế thấp như cá tạp, cua, ghẹ, . [23]. Việc
    sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, không qua chế biến này có những bất lợi nhất định
    như cạnh tranh nguồn cá tạp sử dụng làm thực phẩm cho con người hay thức ăn gia
    súc, gia cầm, . cũng như người nuôi không chủ động nguồn thức ăn nhất là vào mùa
    mưa bão. Đặc biệt theo nhiều nhà khoa học về nuôi trồng thủy sản, khi sử dụng thức
    ăn không qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ dịch bệnh và là nguyên nhân gây ô
    nhiễm môi trường nước.
    Để phát triển nghề nuôi tôm hùm một cách bền vững, an toàn với môi tr ường,
    việc nghiên cứu sản xuất thức ăn tổng hợp để cung cấp cho người nuôi đang là một
    yêu cầu cấp thiết . Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ
    lệ DHA/ EPA trong thức ăn đến sự phát triển của tôm hùm xanh giai đoạn giống
    và giai đoạn thương phẩm” với mục đích góp phần vào xây dựng công thức thức ăn
    nuôi tôm hùm.
    Mục tiêu chính của đề tài là tìm ra các thông số tối ưu về nhu cầu DHA
    (docosahexaenoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) cho sự phát triển của tôm
    hùm xanh giai đoạn giống và thương phẩm để từ đó làm cơ sở dữ liệu cho việc sản
    xuất thức ăn nuôi tôm hùm.
    Đề tài chủ yếu được tiến hành trên tôm hùm xanh (P. homarus) giai đoạn giống
    và thương phẩm nuôi ở vùng biển Canh Ranh, Khánh Hòa.
    Nội dung của đề tài
    1) Điều tra về tình hình nuôi và th ức ăn cho tôm hùm tại tỉnh Phú Yên trong các
    năm từ 2006 đến 2009.
    2) Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/EPA trong thức ăn đến sự sinh trưởng của
    tôm hùm xanh giai đoạn giống và thương phẩm.
    3) Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ DHA/EPA trong thức ăn lên tỉ lệ sống của tôm
    hùm xanh giai đoạn giống và thương phẩm.
    Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Các số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thực tế bổ sung cho sự hiểu biết về
    nhu cầu thức ăn của tôm hùm xanh nuôi giai đoạn giống và thương phẩm, làm cơ sở
    dữ liệu cho sản xuất thức ăn của tôm hùm tại Trường Đại Học Nha Trang.
    Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Thành công của đề tài là cơ sở cho việc sản xuất thức ăn tổng hợp nuôi tôm
    hùm xanh giai đoạn giống và thương phẩm thay thế thức ăn tươi mà người dân đang
    sử dụng, nhằm chủ động nguồn thức ăn cho tôm hùm và làm giảm thiểu sự ô nhiễm
    nguồn nước do thức ăn tươi gây ra, góp phần thúc đẩy nghề nuôi tôm hùm phát triển
    bền vững.
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
    1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM HÙM XANH
    1.1.1. Phân loại và hình thái
    Theo hệ thống phân loại của Geogre và Holthius (1965), tôm hùm xanh có vị
    trí phân loại như sau:
    Ngành chân đ ốt: Arthropoda
    Lớp giáp xác : Crustaceae
    Bộ mười chân : Decapoda
    Họ tôm hùm gai: Palinuridae
    Giống : Panulirus
    Loài : Panulirus ho marus (Linnaeus,1758)
    Tôm hùm xanh (P. homarus) còn gọi là tôm hùm đá có chân ngắn. Toàn thân có
    màu xanh lá cây nhạt. Kích thước cơ thể không lớn, cá thể lớn nhất bắt gặp khoảng
    1,5kg, còn đa số khoảng 0,3 – 0,4kg. Đôi râu 2 dài khoảng 1,4 – 1,5 chiều dài cơ thể.
    Năm đôi chân bò có những vòng ngang màu vàng nhạt. Các đốt bụng có rãnh ngang,
    mép trước của rãnh ngang có dạng lượn sóng thành những vòng nhỏ có nhiều lông
    mịn. Hai cặp gai ở phiến gốc râu 1 xếp cách đều nhau tạo th ành hình vuông, giữa có
    nhiều gai nhỏ (Hình 1.1) [6].
    1.1.2. Đặc điểm phân bố
    Phân bố của tôm hùm được quyết định bởi tính di truyền và quá trình thích nghi
    của loài với các điều kiện tự nhiên, môi trường ở từng vùng biển. Chu kỳ sống của

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Lại Văn Hùng (2004), Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản,
    Nxb. Nông Nghiệp Tp Hồ Chí Minh.
    2. Lại Văn Hùng (2006), Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng
    thủy sản (dùng cho các lớp cao học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha
    Trang.
    3. Lại Văn Hùng (2010), Nghiên cứu và đánh giá thức ăn nuôi thương phẩm
    tôm hùm xanh (hiệu quả sinh học, kinh tế và môi trường), Báo cáo chuyên đề. Đại
    học Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam.
    4. Lê Thanh Hùng (2007), Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn cho các đối
    tượng nuôi biển tại việt nam, Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1&2/2007, tr.
    126-137
    5. Võ Văn Nha (2008), Một số biện pháp phòng trị bệnh ở tôm hùm. Bộ Nông
    nghiêp và phát triển Nông thôn, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư quốc gia. Nhà
    xuất bản Nông nghiệp.
    6. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp (2006), Kỹ thuật nuôi
    giáp xác. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp HCM, tr. 151-165.
    7. Hoàng Thị Thanh (2008), Nghiên cứu thay thay thế bột cá bằng bã đậu nành
    và xác định nhu cầu n-3 HUFA trong thức ăn viên cho tôm hùm Bông (Panulirrus
    ornatus) giai đo ạn giống trong điều kiện thí nghiệm , Luận văn thạc sĩ. Đại học Nha Trang,
    Khánh Hòa, Việt Nam.
    8. Đinh Tấn Thiện (2004), Kỹ thuật ương nuôi tôm hùm giống ở vùng biển Sông
    Cầu, Phú Yên, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa hoạc công nghệ (1984 –
    2004), Viện NCTTS3. Nxb Nông nghiệp – Tp HCM, tr. 59-72.
    9. Nguyễn Thị Bích Thúy (2004), Một số dẫn liệu về ảnh hưởng của các
    điều kiện môi tr ường lên sinh trưởng của tôm con (juvenile) tôm hùm bông
    (Panulirus ornatus ) ở vùng biển miền Trung Việ t Nam, Tuyển tập các công trình
    nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 – 2004), tr. 73 – 81. Trung tâm nghiên cứu
    Thủy sản III – Nha Trang.
    10. Nguyễn Thị Bích Thúy (2006), Kỹ thuật nuôi tôm hùm, Kỹ thuật nuôi giáp
    xác, Nhà xu ất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, Tr. 151 - 164.
    11. Mai Như Thủy (2006), Thức ăn cho tôm hùm Bông (Panulirus ornatus) tại
    Khánh Hòa và bước đầu thử nghiệm sản xuất thức ăn viên phục vụ ương tôm giống
    giai đoạn 10 – 20 gam, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Nha Trang, Khánh
    Hòa, Việt Nam.
    12. Lê Anh Tuấn (2008), Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và thử nghiệm sản
    xuất thức ăn viên cho cá mú chấm đen, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường ĐH Nha
    Trang.
    Tiếng Anh
    13. Bruce Phillips. (2006), “Lobster Biology, Management Aquaculture and
    Fisheries”, Blackwell Publishing L.t.d.
    14. By Gro I. van der Meeren and Terje van der Meeren. (2009), “Omega-3
    fatty acids are also important to the lobster ’s brain”, Marine research news, NO. 2,
    pp2-2.
    15. David M. Smith, CSIRO (2007), Aquaculture Nutrition Master Class.
    16. Hoang D.H. et al. (2009), “Culture of Panulirus ornatus lobster fed fish by -catch or co-cultured Perna viridis mussel in sea cages in Vietnam”,
    ACIAR_PR132.book, pp 118 -125.
    17. Holthuis L.B. (1991), “Marine lobster of the world”. FAO Fisheries
    Synopsis, Vol. 13, No 125-292pp.
    18. Lai Van Hung and Le Anh Tuan. (2009)’ “Lobster seacage culture in
    Vietnam” In Spiny lobster aquaculture in the Asia–Pacific region. Proceedings of an
    international symposium held at Nha Trang,V ietnam, 9–10 December 2008. (Kevin
    C. Williams). ACIAR Proceedings No. 132. Australian Centre for International
    Agricultural Research: Canberra. pp.10-18.
    19. J.A. Esterhuizen. (2004), “Towards the development of a protocol for
    rearing juvenile rock lobster, Jasus lalandii”, Submitted in Fulfilment of the
    Requirements for the Degree of the Requirements for the Degree of MASTER OF
    SCIENCE, Rhodes University.
    20. Kevin C. Williams. (2009), “Nutritional requirements of juvenile Panulirus
    ornatus lobsters”, ACIAR_PR132.book, pp 131 – 146.
    21. Meeren.G.V.D., Tlusty M.F., Metzler.A., Meeren.T.V.D. (2009), “Effects
    of dietary DHA and EPA on neurogenesis, growth, and survival of juvenile American
    lobster, Homarus americanus”, New Zealand Journal of Marine and Freshwater
    Research, 2009, Vol. 43: 225-232.
    22. Nguyen Thi Bich Thuy and Nguyen Bich Ngoc, (2004), “Current Status and
    Exploitation of Wild Spiny Lobsters in Vietnamese”, Australian Centre for
    International Agricultural Research Canberra, pp 13-16.
    23. Toshio TAKEUCHI, Keisuke MURAKAMI. (2007), „Crustacean nutrition
    and larval feed, with emphasis on japanese spiny lobster, Panulirus japonicus“, Bull.
    Fish. Res. Agen, No.20, pp15-23.
    24. Le Anh Tuan and Nguyen Dinh Mao. (2008), “Effect of trash fish species
    and vitamin supplementation on productivity of Panulirus ornatus juveniles fed
    moist diets”, in Spiny lobster aquaculture in the Asia–Pacific region. Proceedings of
    an international symposium held at Nha Trang,Vietnam, (Kevin C. Williams).
    ACIAR Proceedings No. 132. Australian Centre for International Agricultural
    Research: Canberra. pp.127-130.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...