Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến năng suất của một số loài rau xanh và giun

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến năng suất của một số loài rau xanh và giun đất (Oligochaeta) ở vùng rau chuyên canh xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    I. Lí do chọn đề tài 1
    II. Tổng quan tài liệu. 3
    III. Mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 16
    IV. Phương pháp nghiên cứu. 20
    PHẦN NỘI DUNG 27
    CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BVTV Ở VÙNG RAU CHUYÊN CANH XÃ HỒNG THÁI, PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI 27
    1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội 27
    1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở vùng rau chuyên canh xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội 29
    CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BVTV SUPERTOX 25EC ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA CÁC LOÀI RAU VÀ THÀNH PHẦN, MẬT ĐỘ, SINH KHỐI CỦA GIUN ĐẤT (Oligochaeta) 35
    2.1. Rau muống. 35
    2.1.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV Supertox 25EC đến sự sinh trưởng, năng suất của rau muống. 35
    2.1.1.1. Vụ đông. 35
    2.1.1.2. Vụ hè. 39
    2.1.2. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến giun đất (Oligochaeta) theo các đợt thu mẫu ở ô trồng rau muống. 43
    2.2. Rau Cải thìa. 47
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    2.2.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV Supertox 25EC đến sự sinh trưởng, năng suất của rau Cải thìa. 47
    2.2.1.1. Vụ đông. 47
    2.2.1.2. Vụ hè. 51
    2.2.2. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến giun đất (Oligochaeta) theo các đợt thu mẫu ở ô trồng rau Cải thìa. 56
    2.3. Rau húng. 60
    2.3.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV Supertox 25EC đến sự sinh trưởng và năng suất của rau húng. 60
    2.3.1.1. Vụ đông. 60
    2.3.1.2. Vụ hè. 64
    2.3.2. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến giun đất (Oligochaeta) theo các đợt thu mẫu ở ô trồng rau húng. 68
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
    3.1. Kết luận. 75
    3.2. Kiến nghị 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lí do chọn đề tài
    Rau xanh là nguồn thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn của con người. Rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ, muối khoáng . cần thiết cho cơ thể. Trong tháp dinh dưỡng rau, củ, quả chiếm 30% trọng lượng thức ăn cần cho mỗi ngày, chỉ sau thức ăn cung cấp tinh bột (gạo, khoai tây, ngô ).
    Sản xuất rau là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Năm 1997 tổng kim ngạch xuất khẩu rau, quả, hoa, cây cảnh đạt 59,88 triệu USD (trong đó rau tươi 43,77 triệu), năm 2007 giá trị ước tính đạt xấp xỉ 400 triệu USD [19].
    Dân số tăng nhu cầu sử dụng rau xanh cũng tăng, diện tích trồng rau tăng lên không đáng kể. Hơn nữa Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi cho sự phát triển của rau trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để tăng năng suất cây trồng, phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng chủ yếu. Cùng với phân bón hữu cơ, phân bón hóa học thì thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho con người [27].
    Hầu hết các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ con người và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối với sức khoẻ con người. Nhưng những người nông dân trồng rau vẫn thường xuyên sử dụng thuốc BVTV quá tiêu chuẩn cho phép của nhà nước, sử dụng với nồng độ cao, mật độ dùng thuốc dày, thu hoạch sớm. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều ca ngộ độc thực phẩm, số người mắc bệnh ung thư trong xã hội nhiều lên [25].
    Sử dụng thuốc BVTV không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên. Thuốc bảo vệ thực vật tích lũy trong đất ảnh hưởng đến các loài động vật đất đặc biệt là nhóm giun đất vốn được coi là “bạn của nhà nông”.
    Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Supertox 25EC đến năng suất của một số loài rau xanh và giun đất (Oligochaeta) ở vùng rau chuyên canh xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội”.

    II. Tổng quan tài liệu
    2.1. Tình hình nghiên cứu về việc sử dụng hóa chất BVTV
    2.1.1. Trên thế giới
    Trên thế giới, nền sản xuất thuốc BVTV phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, doanh thu từ việc bán thuốc BVTV mới vượt 20 tỷ đô la hàng năm nhưng đến 15 năm sau con số này vượt 35 tỷ, trong đó một nửa là ở Châu Âu và Bắc Mỹ, khoảng 25% ở Viễn Đông và khoảng 25% ở các nước còn lại (Stephenson, 2003) [32].
    Những yêu cầu về mức độ an toàn và sự đánh giá chặt chẽ về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường, người tiêu dùng khiến cho chi phí để sản xuất ra một loại thuốc mới là rất cao. Theo IUPAC – KSBS (2003) chi phí trung bình hiện nay là 184 triệu đô la để cho ra một sản phẩm mới, gấp 8 lần so với 20 năm trước đây bao gồm: phát minh, đăng ký và sản xuất. Để tạo ra một sản phẩm trung bình mất 9,1 năm, đây là khoảng thời gian tương đối dài [30].
    Tại Mỹ, Pimentel và Greiner (ở Đại học Cornell) đã tính được rằng: người nông dân cứ chi 6,5 tỷ đô la thì đã làm giảm giá trị thiệt hại do dịch hại gây ra cho cây trồng là 26 tỷ đô la tức là người nông dân thu được 4 đô la khi cứ chi ra 1 đô la cho thuốc BVTV. Nhưng nếu tính đến những chi phí đền bù mà thuốc BVTV phải trả khi làm ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường thì thu nhập trên chỉ còn 1 đô la. Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp của thuốc BVTV lên con người như ngộ độc thực phẩm thì với bản chất là các thuốc nhân tạo có độ độc cao và cần có hiệu lực lâu dài với dịch hại, nên hầu hết thuốc BVTV đều có độc với con người và môi trường cũng như để lại tồn dư trong nông sản (Stephenson, 2003) (Wayland, 1991) [32], [33].
    Ngày nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một nhu cầu tất yếu của con người. Vai trò của thuốc BVTV đã được Stephenson khẳng định: Thuốc BVTV đã có vai trò chính trong việc tăng gấp 3 lần sản lượng lương thực trong 50 năm qua; Thuốc BVTV đã đem lại lợi ích cho con người và môi trường bằng việc giảm đói nghèo, tiết kiệm lao động, năng lượng hóa thạch, đất đai, góp phần hạn chế sự xâm lấn của nông nghiệp vào đất không phù hợp. Hiện nay, ở các nước đang phát triển, việc sử dụng thuốc BVTV tăng lên thực sự đã trở thành một sức ép lớn cho môi trường sinh thái. Do vậy, chúng ta cần có những chương trình giáo dục về việc sử dụng thuốc BVTV nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sức khỏe con người và môi trường [32].
    Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng thuốc BVTV trên thế giới đã có từ rất lâu và tốc độ sử dụng ngày càng gia tăng. Đặc biệt các nước đang phát triển có mức độ sử dụng hóa chất BVTV cao hơn các nước phát triển.
    2.1.2. Tại Việt Nam
    Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ rất nhiều năm trước đây. Từ thời kỳ đó, tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại thuốc BVTV chưa nhiều. Do thiếu thông tin và do chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn nên người nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường. Những thuốc BVTV thuộc nhóm clo hữu cơ: DDT, 666, có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng [25].
    Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Số lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Đến trước năm 1985, khối lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6,5 – 9 ngàn tấn thành phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất/ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng dao động từ 25- 38 ngàn tấn [27].
    Ở Việt Nam, lượng hóa chất BVTV dùng cho lúa chiếm 80,3%. Các cây trồng khác chỉ chiếm từ 5-11%. Do đó, người nông dân trồng lúa ở các tỉnh đồng bằng sử dụng nhiều hóa chất BVTV hơn (1,15-2,66 kg thành phẩm/ha/năm) so với các tỉnh miền núi (0,23kg thành phẩm/ha/năm). Cơ cấu hóa chất BVTV sử dụng cũng có biến động: thuốc trừ sâu giảm từ 83,3% năm 1981 xuống 50,5% năm 1997 và chỉ còn 45,5% năm 1998 trong khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại. Nguyên nhân của sự biến động này là do từ năm 1992 nền nông nghiệp Việt Nam đã áp dụng rất có hiệu quả chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Nhiều hộ nông dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp trong sản xuất và chỉ phun thuốc khi cần thiết theo sự chỉ đạo của cơ quan BVTV. Tại các địa phương có áp dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) số lần phun thuốc đã giảm đi. Kết quả này chứng minh rằng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một trong các biện pháp hữu hiệu nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc BVTV. Tại nhiều địa phương, số lần phun thuốc đã giảm 73%, trong đó số lần phun thuốc trừ sâu đã giảm 80-90% [25].
    Tình hình nhập khẩu thuốc BVTV vào nước ta qua các năm từ 1991 đến 2006 được thể hiện ở bảng sau:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Thị Thu Anh (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến bọ nhảy trên hệ sinh thái nông nghiệp Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ sinh học, tr. 53- 109.
    2. Thái Trần Bái (1986), Khóa định loại các loài giun đất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
    3. Thái Trần Bái (2000), Kết quả nghiên cứu giun đất và những vấn đề quan tâm trong các năm tới, Tài nguyên sinh vật đất và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 43- 50.
    4. Thái Trần Bái (2005), Động vật học không xương sống, NXB Giáo Dục, tr. 228-235.
    5. Đào Văn Bảy, Phùng Tiến Đạt (2007), Giáo trình hóa nông học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 127 – 160.
    6. Nguyễn Văn Cường (2004), Đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây rau vụ đông chủ yếu tại huyện Gia Lộc – tỉnh Hải Dương, luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, tr. 60-80.
    7. Ngô Thị Đào, Nguyễn Đình Hiển, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Văn Thiện (2007), Giáo trình phương pháp thí nghiệm nông nghiệp, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, tr. 23- 55.
    8. Trần Kim Đồng, Nguyễn Quang Phổ, Lê THị Hoa (1991), Giáo trình sinh lý cây trồng, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, tr 183- 450.
    9. Hoàng Phúc Giáo Hải, Hoàng Đức Nhuận (1977), Những kì lạ trong thế giới sinh vật, NXB Giáo dục.
    10. Huỳnh Thị Kim Hối (2000), Bước đầu nghiên cứu thực nghiệm ngưỡng tác động giun đất của wofatox và Bassa ở liều lượng trung bình phổ dùng vùng trồng rau màu và cây cảnh, Tài nguyên sinh vật đất và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr 273 – 274.
    11. Vũ Thị Hiền (2002), Đặc điểm sinh vật học và khả năng phòng trừ bọ nhảy (Phyllotreta striolata) hại rau cải ngọt vùng Gia Lâm – Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53 – 61.
    12. Phạm Văn Kiều (2006), Giáo trình xác suất thống kê, NXB Giáo dục, tr. 117- 135.
    13. Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền (1999), Nông nghiệp và môi trường, NXB Giáo dục, tr. 60- 132
    14. Hà Huy Niên (2005), Giáo trình bảo vệ cây trồng, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, tr. 185- 195.
    15. Vũ Quang Mạnh (2000), Đa dạng động vật đất trong môi trường sống của chúng, Tài nguyên sinh vật đất và sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất, NXB Nông nghiệp, tr. 81- 88.
    16. Vũ Quang Mạnh (2003), Sinh thái học đất, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, tr. 211- 219.
    17. Trần Thúy Mùi (1985), Khu hệ giun đất vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án phó tiến sĩ, Hà Nội.
    18. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 21-69.
    19. Trần Khắc Thi, Lê Thị Thuỷ, Tô Thị Thu Hà (2008), Rau ăn củ rau gia vị, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, tr. 7-18.
    20. Nguyễn Trí Tiến, Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Đức Anh, (2001), Ảnh hưởng của đất bị nhiễm độc axit đến bọ nhảy và giun đất ở khu vực công ty supephotphat và hóa chất Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí sinh học, tập 23, số 2b, tr. 51- 58.
    21. Lê Văn Triển (2000), Giun đất vùng đồi và sử dụng chúng như một thành phần góp phần cải tạo đất, Tài nguyên sinh vật đất và sự phát triển bến vững của hệ sinh thái đất, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 259 – 267.
    22. Ủy ban nhân dân xã Hồng Thái, 2010, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Hồng Thái năm 2010, tr. 2- 5.
    23. Nguyễn Thị Xuyên (2000), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng phòng chống tuyến trùng nốt sừng (Meloidogyne incognita) trên một số cây trồng vùng Hà Nội và phụ cận, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội, tr. 110-135.
    24. http://.www. Chi cuc bao ve thuc vat thanh pho Ho Chi Minh.com.vn ngày cập nhật 25/09/2011
    25. http://www. Khoa hoc và cong nghe.com.vn: Hóa chất bảo vệ thực vật.
    26. http://www. Nong nghiep.com.vn ngày cập nhật 25/09/2011
    27. http://www.vietbao.vn: Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến rau trồng.
    28. http://www.wikipedia.org.vn ngày cập nhật 15/8/2011
    Tài liệu tiếng anh
    29. Elzbieta Chudzicka, Ewa skinska (1994), An evaluation of an urban environment on the basis of faunistic data, Proceedings of the II European Meeting of the International network for Urban Ecology, Polska Akademia Nauk, Warszawa, pp. 175- 185.
    30. IUPAC- KSPS (2003), Harmonization of Data Requirements and Evaluation, International Workshop on Pesticide 2003, Seoul, Korea, pp. 26- 29.
    31. Paul Henning Krogh (1995), Does a Heterogeneous Distribution of Food or Pesticide Affect the Outcome of Toxicity Tests with Collembola,Ecotoxicology and Environmental Safety,30, pp. 158- 163.
    32. Stephanson G.P (2003), Pesticides Use and World Food Production: Risks and Benefits, Chapter 15, Eviroment Fate and Effects of Pesticides, Symposium 853, American Chemical Society, Washington, D.C, 2003, pp. 165- 169.
    33. Wayland J.H. et al (1991), Handbook of Pesticide Toxicology, Academic Fress, Inc. Washington, D.C, USA, pp. 85- 88.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...