Tiến Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và kỹ thuật ghép chồi hoa lê đến sinh trưởng phát triển của giống L

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Lê là cây ăn quả ôn đới quan trọng thứ hai sau táo tây, sản lượng trên
    thế giới hàng năm khoảng 14 - 16 triệu tấn. Cây lê được trồng nhiều ở một
    số nước và vùng lãnh thổ như: Trung quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Đức,
    Pháp, Tây Ban Nha, Nga, cây thường trồng ở các vùng ôn đới có khí hậu
    lạnh CU (Chilling Unit) ≥ 200. Quả lê có giá trị cao bởi trong thịt quả có
    chứa nhiều chất dinh dưỡng, kết quả phân tích trong quả lê có chứa 9,44 %
    đường tổng số,0,4 % axít nitric,14,9 mg/100g vitamin C, phần ăn được
    chiếm 89, 88%, theo (Võ Văn Chi. 1997) [2] thì công dụng chính của quả lê
    là ăn quả, quả khô dùng làm thuốc trị lỵ, quả tiêu thử, kiện vị, thu liễm,
    ngoài ra quả lê còn một số đặc điểm và tác dụng như sau: quả lê có vị ngọt,
    tính mát, có công dụng thanh nhiệt, nhuận táo, sinh tân chỉ khát. Nhà học
    giả Lê Quý Đôn ở thế kỷ 18 đã viết “Đi đường khát nước và mệt mỏi, được
    ăn mấy quả lê thấy đỡ khát ngay, lúc bấy giờ nghĩ là uống nước Quỳnh
    tương, Ngọc dịch cũng không hơn gì, mía và chuối so với lê chỉ là hạng đầy
    tớ, tay gọt quả lê thấy suốt ngày thấy hương thơm”. Tại một số nước châu
    Âu quả lê dùng chủ yếu để ăn tươi, sấy khô, làm nước quả. Ở nước ta quả
    lê chủ yếu dùng để ăn tươi, ngoài ra còn một số nơi còn phơi khô ngâm
    rượu, hoặc muối chua sử dụng làm thực phẩm thay rau xanh lúc giáp vụ
    Quả lê chín kỹ thịt quả màu trắng, ăn giòn vị ngọt mát và đặc biệt có mùi
    thơm hấp dẫn, trong nhân dân còn gọi lê là “ quả 7 vị 5 mùi”.
    Trên thế giới có khoảng 78 nước trồng lê, được trồng nhiều nhất ở châu
    Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Trên thế giới Nga, Braxin, Đức,
    Pháp, Trung Quốc và các nước vùng Địa Trung Hải rất chú trọng tới việc
    trồng lê, ở những nơi đó được trồng chủ yếu là những giống lê ngon và có giá
    trị kinh tế.
    , có rất nhiều tiềm năng
    về đất đai và khí hậu thích hợp với nhiều loại cây ăn quả có nguồn gốc á nhiệt

    2
    đới và nhiệt đới như: Vải, mơ, nhãn, cam, quýt tuy nhiên cây lê chưa được
    trồng tại Thái Nguyên bởi khí hậu của Thái Nguyên không phù hợp cho sự ra
    hoa, kết quả tự nhiên của lê.
    Để sản xuất lê ở các vùng thấp có điều kiện nhiệt độ cao, trên thế giới đã
    xuất hiện công nghệ ghép chồi hoa dựa trên cở sở là: Tại các vùng núi cao, nơi
    có mùa Đông lạnh, trồng các cây lê tốt có năng suất cao, chất lượng tốt, sau
    mùa Đông, cây đã phân hoá mầm hoa, có thể cắt các chồi mầm hoa này ghép
    trực tiếp lên các cây gốc ghép lê dại ở các vùng thấp, cây sẽ ra hoa, tạo quả
    theo đúng vị trí và số lượng quả mong muốn. Hiệu quả của kỹ thuật này là
    người sản xuất có thể chủ động tạo năng suất và chất lượng quả lê theo yêu cầu
    của thị trường, tuy nhiên các vùng lạnh cây có nhiều yếu tố hạn chế như: Đất
    dốc, xấu, người dân hạn chế về kỹ thuật chăm sóc do vậy năng suất thấp, hiệu
    quả kinh tế không cao, để khắc phục hiện tượng trên nếu lê được trồng và sản
    xuất ở vùng thấp, có điều kiện đất đai canh tác tốt, năng suất chất lượng sẽ cao,
    đặc điểm sinh lý của cây lê là phải phân hóa mầm hoa ở vùng lạnh và lợi dụng
    đặc điểm này dùng các mầm hoa được phân hóa ghép vào các gốc lê ở vùng
    thấp sẽ ra hoa, kết quả và cho thu hoạch ở vùng thấp, đây là công nghệ mới đã
    được áp dụng đối với táo lê tại Đài Loan và Nhật Bản, xuất phát từ thực tế trên
    chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời
    vụ và kỹ thuật ghép chồi hoa lê đến sinh trưởng phát triển của giống lê
    VH6 tại Thái Nguyên ”.
    2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
    2.1. Mục tiêu
    Xác định kỹ thuật phù hợp trong ghép chồi hoa lê VH6 để sản xuất lê
    tại Thái Nguyên.
    2.2. Yêu cầu
    Thời vụ ghép, kỹ thuật ghép lê VH6 tại Trường Đại học Nông lâm Thái
    Nguyên và xã La Bằng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.

    3
    Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và kiểu ghép đến khả năng tiếp hợp
    khả năng hình thành quả, thời gian ra hoa, quả, các chỉ tiêu về quả, chất lượng
    quả của lê VH6 tại một số vùng sinh thái tỉnh Thái Nguyên.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
    Giúp cho mỗi học viên cao học củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến
    thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế sản xuất, bước đầu giúp
    học viên cao học làm quen với công tác nghiên cứu khoa học để hiểu sâu sắc
    hơn về cây trồng, cũng như kỹ thuật trồng trọt. Qua đó giúp giúp học viên cao
    học nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp nghiên cứu ứng
    dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
    Các kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc chọn lọc các dạng lê có
    năng suất cao và phẩm chất tốt phù hợp cho sản xuất đồng thời nghiên cứu
    một số biện pháp kỹ thuật nhân giống lê, nhằm tạo ra nhanh những giống lê
    tốt góp phần nâng cao diện tích, năng suất và chất lượng lê cho Thái Nguyên.
    Mặt khác những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy và
    tham khảo cho các nhà vườn, các hộ gia đình, các hộ khuyến nông, các nhà
    khoa học nông nghiệp nghiên cứu những vấn đề về chọn tạo, nhân giống lê và
    là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về cây lê ở tỉnh Thái Nguyên.
    3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
    Qua kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế xác định một số biện
    pháp kỹ thuật trong ghép chồi hoa lê VH6 để sản xuất lê tại Thái Nguyên.
    Góp phần giúp tỉnh Thái nguyên xác định thực trạng về tình hình sản
    xuất lê, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển cây lê và lựa chọn
    ra được những dạng lê tốt, phục vụ cho việc sản suất lê thực sự có hiệu quả,
    góp phần đa dạng hoá sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu
    nhập và từng bước nâng cao đời sống của đồng bào vùng trung du.
    - Xác định biện pháp nhân giống lê bằng phương pháp ghép cành để áp
    dụng rộng rãi trong công tác nhân giống, nhằm nâng cao tỷ lệ sống sau ghép
    và tạo ra số lượng lớn những cây con có đủ tiêu chuẩn, chất lượng cao đưa ra
    sản xuất.






    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Đặt vấn đề . 1
    2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2
    3. Ý nghĩa của đề tài . 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Cơ sở khoa học của kỹ thuật ghép cây ăn quả 4
    1.1.1. Cơ sở khoa học của sự tiếp hợp giữa gốc ghép và cành ghép . 4
    1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp ghép . 4
    1.1.3. Ảnh hưởng qua lại giữa góc ghép và ngọn ghép . 5
    1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống của tổ hợp ghép . 7
    1.2. Nguồn gốc, phân loại lê 8
    1.2.1. Nguồn gốc 8
    1.2.2. Phân loại . 8
    1.2.3. Các giống lê trên thế giới . 11
    1.3. Giá trị dinh dưỡng của cây lê 13
    1.4. Tình hình sản xuất lê trên thế giới và ở Việt Nam 14
    1.4.1. Tình hình sản xuất lê trên thế giới . 14
    1.4.2. Tình hình sản xuất lê ở Việt Nam 15
    1.4.3. Tình hình nghiên cứu cây lê ở trên thế giới và trong nước 20
    1.5. Đặc điểm nông sinh học của cây lê . 21
    1.5.1. Đặc điểm thực vật học 21
    1.5.2. Đặc điểm sinh vật học 22
    1.5.3. Điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu 25

    iv
    1.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lê Tai Nung 6 (Quy trình Trung tâm
    giống cây trồng tỉnh Lào Cai). . 26
    1.6.1. Làm đất . 26
    1.6.2. Thời vụ . 26
    1.6.3. Mật độ trồng . 26
    1.6.4. Chọn cây giống 26
    1.6.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 26
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
    2.2. Phạm vi nghiên cứu . 31
    2.3. Địa điểm và thời gian tiến hành 31
    2.4. Nội dung nghiên cứu . 31
    2.5. Phương pháp nghiên cứu . 31
    2.5.1 Thí nghiệm kỹ thuật 31
    2.6. Tổng hợp và xử lý số liệu 33
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
    3.1. Điều kiện đất đai, khí hậu khu vực nghiên cứu 34
    3.1.1. Điều kiện khí hậu, khu vực Thành phố Thái Nguyên. 35
    3.1.2. Điều kiện địa hình, khí hậu khu vực huyện Đại Từ . 35
    3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và kiểu ghép đến kỹ thuật ghép
    chồi hoa lê VH6 tại Thái Nguyên 37
    3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và kiểu ghép đến khả năng tiếp
    hợp lê VH6 tại tỉnh Thái Nguyên 37
    3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và kiểu ghép đến thời gian nảy
    chồi, ra hoa và hình thành quả lê VH6 tại Thái Nguyên . 39
    3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ và kiểu ghép đến khả năng hình
    thành quả lê VH6 tại tỉnh Thái Nguyên . 46

    v
    3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ ghép và kiểu ghép đến các chỉ tiêu về quả lê
    VH6 tại tỉnh Thái Nguyên 51
    3.2.5 Ảnh hưởng của thời vụ ghép và kiểu ghép đến một số chỉ tiêu
    về chất lượng quả quả lê VH6 tại tỉnh Thái Nguyên. 59
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 65
    1. Kết luận 65
    2. Kiến nghị . 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
     
Đang tải...