Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi thức ăn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cá khoang cổ cam (Amphiprion perculaLacepede, 1802)
    Mô tả bị lỗi font vài từ, tài liệu thì bình thường
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ðOAN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ vii
    MỞ ðẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Hệ thống phân loại của cá khoang cổ cam 3
    1.2. Phân bố ñịa lí . 4
    1.3. Màu sắc và kích thước . 4
    1.4. ðặc ñiểm hội sinh với hải quì 5
    1.5. ðặc ñiểm dinh dưỡng 7
    1.6. ðặc ñiểm sinh sản của cá khoang cổ . 7
    1.6.1. Sự chuyển ñổi giới tính 7
    1.6.2. Mùa vụ sinh sản và vòng ñời cá khoang cổ . 8
    1.6.3. Sự kết cặp, quá trình ñẻ và chăm sóc trứng . 9
    1.6.4. Giai ñoạn ấu trùng cá khoang cổ 10
    1.6.5. Thức ăn giai ñoạn ấu trùng . 11
    1.7. Nghiên cứu mô học về phát triển ống tiêu hóa ởấu trùng cá khoang cổ cam 13
    1.8. Sự cần thiết của việc chuyển ñổi thức ăn 16
    1.9. Các trở ngại của việc chuyển ñổi thức ăn ở giai ñoạn ấu trùng 17
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
    2.1. Thời gian, ñối tượng, ñịa ñiểm nghiên cứu . 18
    2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu . 18
    2.2.1. Sơ ñồ nội dung nghiên cứu 18
    2.2.2. Nguồn cá thí nghiệm 18
    2.2.3. Nguồn nước và hệ thống bể thí nghiệm . 18
    2.2.4. Nguồn thức ăn sống . 19
    2.2.5. Nguồn thức ăn tổng hợp 21
    iv
    2.2.6. Thí nghiệm ảnh hưởng của thời ñiểm chuyển ñổi thức ăn từ luân trùng
    sang Artemia lên tốc ñộ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá khoang cổ
    cam giai ñoạn mới nở ñến 30 ngày tuổi . 21
    2.2.7. Thí nghiệm ảnh hưởng của việc chuyển ñổi thức ăn từ Artemia sang
    thức ăn tổng hợp lên tốc ñộ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá khoang
    cổ cam giai ñoạn mới nở ñến 45 ngày tuổi 23
    2.3. Chăm sóc và quản lý cá trong các thí nghiệm . 24
    2.3.1. Quản lý các thông số môi trường . 24
    2.3.2. Chế ñộ cho ăn . 24
    2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 24
    2.4.1. Các thông số môi trường trong hệ thống nuôi . 24
    2.4.2. Xác ñịnh tốc ñộ tăng trưởng . 25
    2.4.3. Xác ñịnh tỷ lệ sống của cá . 26
    2.4.4. Phương pháp xử lí số liệu 26
    CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
    3.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của thời ñiểm chuyển ñổithức ăn từ luân trùng sang
    Artemia lên tốc ñộ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấutrùng cá khoang cổ cam giai
    ñoạn mới nở ñến 30 ngày tuổi 27
    3.1.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm 27
    3.1.2. Ảnh hưởng của thời ñiểm chuyển ñổi thức ăn khác nhau ñến tăng trưởng
    của ấu trùng cá khoang cổ cam 27
    3.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của thời ñiểm chuyển ñổithức ăn từ Artemia sang
    thức ăn tổng hợp lên tốc ñộ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá khoang cổ
    cam giai ñoạn mới nở ñến 45 ngày tuổi . 34
    3.2.1. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm . 34
    3.2.2. Ảnh hưởng của các thời ñiểm chuyển ñổi thức ăn khác nhau ñến sinh
    trưởng của ấu trùng cá khoang cổ cam 35
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
    4.1 Kết luận 42
    4.2. Kiến nghị . 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 44
    PHỤ LỤC

    MỞ ðẦU
    Ngành công nghiệp cá cảnh khởi ñầu từ những năm 1930 nhưng mãi ñến
    những năm 1950 nó mới thực sự ñược công nhận ở quy mô thương mại [95]. Vào
    khoảng những năm 1970, nó phát triển thành ngành công nghiệp ñáng giá hàng triệu
    USD với các hoạt ñộng về ngư nghiệp rộng khắp trên toàn thế giới. Wood (2001) [95]
    ñã thống kê có ñến 45 quốc gia cung cấp cho thị trường cá cảnh trên thế giới, ñáng chú
    ý là Indonesia, Philippines, Brazil, Maldives, Việt nam, Sri Lanka và Hawaii. Thị
    trường tiêu thụ chính là Mỹ, các nước Châu âu và khu vực Viễn ðông, ñặc biệt là Nhật
    Bản. Tổng sản lượng ñánh bắt hàng năm khoảng 14 ñến30 triệu con của hơn 1000 loài
    thuộc 50 họ. Ông ước tính chi phí nhập khẩu hàng năm vào khoảng 28 ñến 44 triệu
    USD.
    Chapman và Fitz-Coy (1997) [12] ñã ví thú chơi cá cảnh trên thế giới như một
    ngành công nghiệp hàng triệu USD mà Mỹ là thị trường rộng lớn nhất với giá trị bán
    lẻ trong năm 1992 là khoảng 1 tỷ USD. Hiệp hội cá cảnh biển (2004) báo cáo rằng Mỹ
    ñã tiêu thụ ñược khoảng 10 triệu con với giá trung bình là 10 USD mỗi con. Lem
    (2001) [63] ước tính giá trị mà cá cảnh ñem lại hàng năm ñến 250 triệu USD. Tổng giá
    trị của các thương nghiệp buôn bán sỉ là 1 tỉ USD và buôn bán lẻ là 3 tỉ USD, trong ñó
    cá cảnh biển chiếm 10% tổng giá trị.
    Cá khoang cổ là một trong số những loài cá biển ñược sử dụng phổ biến với
    mục ñích thương mại [48]. Bên cạnh ñó, chúng còn làñối tượng phục vụ cho mục ñích
    nghiên cứu khoa học ñặc biệt là các nghiên cứu về dinh dưỡng và xác ñịnh chất lượng
    trứng cũng như ấu trùng [20].
    Loài cá khoang cổ cam (Amphiprion percula) là một trong những loài cá cảnh
    ñược ưa chuộng nhất trong giống cá khoang cổ do chúng có màu sắc sặc sỡ và dễ thích
    nghi trong ñiều kiện nuôi nhốt. Trên thị trường hiện nay giá của loài cá này thường cao
    hơn từ 3-5 lần các loài cá khoang cổ khác. Giai ñoạn ấu trùng và cá con của cá khoang
    cổ cam (Amphiorion percula) ñã ñược ương nuôi thành công sử dụng các loại thức ăn
    rất ña dạng [30] như luân trùng, hạt thức ăn khô, Artemia, bột cá, hay phối trộn từ
    nhiều nguồn thức ăn tự nhiên như tim gà, tuyến sinhdục cá tạp, ñuôi tôm [48]. Tuy
    nhiên, với chế ñộ cho ăn phức tạp như trên ñã tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí, hơn
    nữa không mang tính khả thi khi áp dụng ở quy mô ương nuôi lớn. Vì vậy, ñể cải tiến
    2
    và ñơn giản hóa chế ñộ cho ăn trong ương nuôi ấu trùng hiện nay, người ta áp dụng
    phương thức tập dần từ thức ăn sống sang thức ăn tổng hợp [13].
    Chuyển ñổi từ thức ăn sống sang thức ăn tổng hợp ở ấu trùng cá khoang cổ cam
    cho ñến nay vẫn chưa ñược nghiên cứu một cách khoa học tại Viện Khoa học Biển –
    ðại học Burapha – Thái Lan cũng như tại Việt Nam. Chế ñộ cho ăn tại Viện hiện nay
    vẫn sử dụng nguồn thức ăn sống ñể ương nuôi ấu trùng cá khoang cổ cam cho ñến 30
    ngày tuổi. Chế ñộ kéo dài này làm tiêu tốn nhiều chi phí, thời gian, công lao ñộng và
    tiền của do ñó làm giảm ñáng kể hiệu quả kinh tế.
    Xuất phát từ thực tế trên, ñược sự ñồng ý của ViệnKhoa học Biển (BIMS) –
    ðại học Burapha – Thái Lan và khoa Nuôi trồng thủy sản trường ðại học Nha Trang,
    tôi ñã tiến hành thực hiện ñề tài:
    “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời ñiểm chuyển ñổi thứcăn lên sinh trưởng và tỉ lệ
    sống của ấu trùng cá khoang cổ cam (Amphiprion perculaLacepede, 1802)”.
    MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI
    Xác ñịnh thời ñiểm chuyển ñổi thức ăn thích hợp nhất trong ương nuôi ấu trùng
    cá khoang cổ cam.
    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời ñiểm chuyển ñổi thức ăn từ luân trùng sang
    Artemia lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá khoang cổ cam giai ñoạn
    mới nở ñến 30 ngày tuổi.
    2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời ñiểm chuyển ñổi thức ăn từ Artemia sang thức
    ăn tổng hợp lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá khoang cổ cam giai
    ñoạn mới nở ñến 45 ngày tuổi.
    Ý NGHĨA CỦA ðỀ TÀI
    Làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện quy trình kỹthuật sinh sản và sản xuất
    giống loài cá khoang cổ cam, góp phần ña dạng ñối tượng nuôi, giảm áp lực khai thác
    nguồn lợi cá cảnh biển tự nhiên.

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. Hệ thống phân loại của cá khoang cổ cam
    Allen (1991) [4] ñã xác ñịnh trên thế giới có 28 loài cá khoang cổ (cá hề)
    thuộc họ cá thia (Pomacentridae), trong ñó 27 loài thuộc chi Amphiprion và 1 loài
    thuộc chi Premnas. Ở Việt Nam ñã xác ñịnh ñược 6 loài gồm: Amphiprion clarkii, A.
    frenatus, A. perideraion, A. polymnus, A. sandaracinosvà A. melanopus[3].
    Theo hệ thống phân loại của Allen (1991) [4] và Nelson (1994) [77], cá
    khoang cổ cam (Amphiprion percula)ñược xác ñịnh vị trí phân loại như sau:
    Giới: Animalia
    Ngành: Chordata
    Phân ngành: Vertebrata
    Lớp: Actinopterygii
    Bộ: Perciformes Phân bộ: Acanthopterygii Họ: Pomacentridae Chi: Amphiprion
    Loài: Amphiprion perculaLacepede, 1802
    Tên tiếng Anh: blackfinned clownfish, clown anemonefish, clownfish, eastern
    clownfish, và orange - clown anemonefish [4].
    Hình 1.1: Cặp cá khoang cổ cam trưởng thành [24].
    4
    1.2. Phân bố ñịa lí
    Cá khoang cổ phân bố rộng, kéo dài từ vùng biển Thái Bình Dương ñến Ấn ðộ
    Dương, vùng biển san hô nhiệt ñới, hay vùng nước ấmcó nhiều dòng chảy như vùng
    Biển ðông Nhật Bản [28]. Sự có mặt của các loài hảiquỳ là một trong những yếu tố
    chi phối ñến sự phân bố của cá khoang cổ. Tuy nhiên, hiện tại những hiểu biết về phân
    loại học và phân bố ñịa lý của vật hội sinh hải quỳcòn hạn chế [3]. Ở Việt Nam, cá
    khoang cổ phân bố chủ yếu ở vùng biển miền Trung như Quảng Nam, ðà Nẵng, Phú
    Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận [2].
    Hoff (1996) [48] ñã chia sự phân bố của cá khoang cổ thuộc giống Amphiprion
    thuộc 3 vùng khác nhau gồm: vùng có sự phân bố rộng, phân bố hạn chế và phân bố
    rất hạn chế. Amphiprion clarkiiñược xem là loài có phân bố rộng khắp nhất. Trong khi
    ñó cá khoang cổ cam thuộc vùng phân bố hạn chế, chỉ ở khu vực Queensland và
    Melanesia (bao gồm: New Britain, New Guinea, New Ireland, quần ñảo Solomon, và
    Vanuatu) [4].
    Hình 1.2: Bản ñồ phân bố của cá khoang cổ cam trên thế giới [4].
    1.3. Màu sắc và kích thước
    Tuỳ thuộc vào từng loài, cá khoang cổ có màu vàng, cam, ñỏ nhạt, hay màu ñen
    nhạt. Nhiều loài có những vạch trắng hay ñốm hai bên thân (còn ñược gọi là cá khoang
    cổ). Loài có kích cỡ lớn nhất chỉ dài 18 cm. Cá khoang cổ cam với màu cam sáng với
    3 khoang trắng trên cơ thể, khoang trắng ở giữa lồi về phía trước, mỗi khoang ñều
    ñược viền bởi màu ñen dày. Chiều dài tối ña khoảng 8 cm [4].
    5
    1.4. ðặc ñiểm hội sinh với hải quì
    Cá khoang cổ có một khả năng ñặc biệt là có thể sống hội sinh ñược với các
    loài hải quì. Chúng thường nằm trên cơ thể hải quì vào ban ñêm mà không bị thương
    tổn [27, 69], mặc dù các xúc tu của hải quì có chứañộc tố Nematocyst có thể gây tê
    liệt các loài cá khác. Hai nhân tố ñóng góp vào sự “miễn dịch” của cá ñó là do tập tính
    bơi ñặc trưng của cá và do các chất ñặc biệt có trong lớp màng nhầy ở da cá có thể
    trung hoà ñược các ñộc tố trên bề mặt xúc tu của hải quì [2, 28, 43]. Thành phần hoá
    sinh của hai loại chất nhầy cũng khác nhau, trong thành phần chất nhầy của cá khoang
    cổ có chứa hàm lượng lớn glycoprotein chứa trong polysaccharide, nghiên cứu thấy
    rằng ñộc tố của hải quì có thể gây giảm lượng hồng cầu trên cơ thể người; chúng tác
    ñộng lên các tơ mang của cá và với liều lượng 0,5 MUg/ml nước sẽ gây chết những
    loài cá khác sau 2 giờ [69].
    Cá khoang cổ tránh ñược sự tấn công của các loài cáăn thịt khác do ñược sự che
    chở của các loài hải quì. Ngoài ra cá khoang cổ cònlàm sạch những vật bẩn ra khỏi hải
    quì và những thí nghiệm cho thấy cá khoang cổ thường xuyên vệ sinh những xúc tu
    hải quì, giữ chúng luôn ở trong tình trạng sạch sẽ và khoẻ mạnh [21]. Tuy nhiên, ñôi
    khi có những cụm hải quì không có cá và chúng vẫn có thể sống mà không cần ñến cá
    khoang cổ Eibl – Eibesfeldt (1965) [25]. Ngược lại, ñời sống của cá khoang cổ lại
    hoàn toàn lệ thuộc vào hải quì và không bao giờ tìmthấy cá khoang cổ sống ngoài tự
    nhiên mà không có hải quì [10, 28, 35, 103]. Theo nghiên cứu của Godwin (1994)
    [36], lợi thế của cá khoang cổ khi sống chung với hải quì là ñộc tố trong các xúc tu hải
    quì có thể diệt khuẩn và diệt các ký sinh trùng ngoài da cá. Mariscal (1970) [65] ñã
    thấy rằng những cá khoang cổ nuôi nhốt không có hảiquì thường dễ bị nhiễm bệnh
    hơn. Ngược lại, Bowman và Mariscal (1966) [66] lại tìm thấy nhóm chân ñều
    (Isopoda) ký sinh trên loài cá khoang cổ Amphiprion akallopisoskhi ñang hội sinh với
    hải quì ở Seychelles (Mỹ).
    Mariscal (1996) [66] cho rằng các xúc tu của hải quì thường xuyên kích thích lên
    cơ quan cảm giác của cá khoang cổ và ñiều này ảnh hưởng tốt ñến sức khoẻ chúng.
    Ông thấy rằng khi trong bể nuôi không có hải quì, cá ñã cố gắng tạo những cảm giác
    tương tự như ẩn mình trong các bọt sục khí, trốn trong các bụi rong biển hoặc các vật
    thể tương tự.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Phạm Thanh Liêm, Abol-Munafi Ambok Bolong, Mohd Azmi Ambak. (2002)
    “Sự chọn lựa thức ăn của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratius) giai ñoạn cá
    bột”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – Trường ðại học Cần Thơ
    (338-343).
    2. Phạm Thanh Liêm (2003). “Sự phát triển của cá bột”.Giáo trình bài giảng kỹ
    thuật sản xuất giống lớp cao học. Trường ðại học Cần Thơ.
    3. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004). “Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến ñể ương
    nuôi cá lóc bông”. Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành nuôi trồng Thủy
    Sản.
    4. Hà Lê Thị Lộc (2004), “Một số ñặc ñiểm dinh dưỡng của cá khoang cổ ñỏ
    (Amphiprion frenatus Brevoort, 1856) vùng biển Nha Trang – Khánh Hòa”.
    Tuyển tập nghiên cứu biển, NXB Khoa học Kỹ thuật, tập XIV. Trang: 163 -168.
    5. Hà Lê Thị Lộc (2005), ”Nghiên cứu cơ sở sinh học phục vụ cho sinh sản nhân
    tạo cá khoang cổ (Amphirionsp.) vùng biển Khánh Hòa”. Luận án Tiến sĩ Ngư
    Loại Học, Viện Hải dương học, Nha Trang. 174 trang.
    6. Nguyễn Văn Lục , Hồ Bá ðỉnh và Nguyễn Thanh Tùng (1991), ”Cơ sở sinh học
    và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá vùng rạn san hô ven bờ ðà Nẵng - Khánh Hoà”.
    Tuyển tập báo cáo khoa học. Hội nghị khoa học toàn quốc về biển lần thứ III.
    Tập I. Sinh học và công nghệ sinh học biển sinh thái môi trường biển. Hà Nội.
    Trang: 165 - 174.
    7. Trương Quốc Phú (2006), “Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản”. Giáo
    trình Cao học nuôi, ðại học Cần Thơ, tr 300.
    8. ðào Duy Thu và ctv, (2008). “ðánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một vùng dự
    kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc
    thềm lục ñịa Việt Nam, ñề xuất các giải pháp sử dụng bền vững Nguồn lợi”. Tài
    liệu lưu trữ Viện Nghiên cứu Hải sản.
    9. Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn,(2008). “Nghiên cứu
    ương giống cá kết (Micronema bleekeri) bằng các loại thức ăn khác nhau”. Tạp
    chí Khoa học 2008 (2): tr. 67-75.
    45
    10. Nguyễn Phúc Cẩm Tú, Nguyễn Thiên Phúc, (1996) “Bước ñầu nghiên cứu
    thuần dưỡng cá cảnh biển họ Pomacentridae” . Luận văn tốt nghiệp Khoa Thủy
    sản ðH Nông Lâm TP.HCM, tr. 97.
    11. Nicolski, G. V. (1963), Sinh thái học (Nguyễn Văn Thái, Trần ðình Trọng và
    Mai ðình Yên dịch). Nhà xuất bản ñại học – THCN.
    TIẾNG ANH
    12. Adron, J. W., Blair, A., Cowey, C. B. (1974). "Rearing of plaice Pleuronectes
    platessa) larvae to metamorphosis using an artificial diet", Fisheries Bulletin, 72,
    pp. 353–357.
    13. Allen, G. R. (1972). "The anemonefishes: Their classification and biology",
    T.F.H Publications Inc. Ltd. Surrey, England, 2nd ed.
    14. Allen, G. R. (1972). "Anemone fishes", T. F. H publication Inc. Ltd, Perth, p.
    288.
    15. Allen, G. R. (1991). "Damselfishes of the world", Mergus Publishers, Melle,
    Germany.
    16. Appelbaum, S. (1980). "Versuche zur Geschmacksperzeption einiger S¨
    ßwasserfische im larvalen und adulten Stadium", Archiv f¨ ur
    Fischereiwissenschaft 31, pp. 105–114.
    17. Appelbaum, S. (1985). "Rearing of the Dover sole, Solea solea (L), through its
    larval stages using artificial diets", Aquaculture, 49, pp. 209–221.
    18. Bisbal, G. A., Bengston, D.A. (1995). "Development of digestive tract in larval
    summer £ounder", Journal of Fish Biology 47, pp. 277-291.
    19. Boyd, C. E. (1990). " Water quality in ponds for aquaculture", Birmingham
    Publishing Co. Birmingham, Alabama, pp. 84 – 85.
    20. Boyd, E. C. (1998). "Water quality for pond aquaculture. International center for
    aquaculture and aquatic environments alabama agirculture experiment station
    auburn Universite",
    21. Brooks, W. R. (1984). "The acclimation of anemone fishes to sea anemones:
    Protection by changes in the fish’s mucous coat",J.exp mar. Biol. Ecol. USA,
    Vol. 80, no.3, pp. 277-285.
    46
    22. Buston, P. (2003). "Social hierarchies: size and growth modification in
    clownfish", Nature, pp. 145–146.
    23. Chapman, F. A., Fitz-coy, A. (1997). " United States of America in ornamental
    fish. J. of the Word Aquaculture Society", 28 (1), pp. 1-10.
    24. Chatain, B. (1997). " Development and achievements of marine fish-rearing
    technology in France over the last 15 years", Hydrobiologia, 358, pp. 7–11.
    25. Conides, A. J., Glamuzina, B. (2001). "Study on the early larval development
    and growth of the red porgy, Pagrus pagrus with emphasis on the mass
    mortalities observed during this phase.", Sci. Mar., 65 (3), pp. 193-200.
    26. Coutteau, P. (1996). "Micro-algae. in: Sorgeloos, P. and Lavens, P. eds., Manual
    on the production and use of live food for aquaculture. Fisheries technical paper
    no. 361", Food and Agriculture Organization of the United Nations, (Rome), pp.
    9-60
    27. Cunha, I., Planas, M. (1999). "Optimal prey size for early turbot larvae
    (Scophthalamus maximus) .based on mouth and Ingested prey size",
    Aquaculture, 175, pp. 103–110.
    28. Dabrowski, K. (1984). "Ontogenetic development of cyprinid-like type of
    digestive tract", Reprod. Nutr. Develop, 24, pp. 807-819.
    29. Dabrowski, K., Bardega, R. (1984). "Mouth size and predicted food size
    preferences of larvae of three cyprinid I~sh species", Aquaculture, 40, pp.
    41-45.
    30. Dabrowski, K., Poczyczynski, P. (1988). "Laboratory experiment and mass
    rearing of core gonid fish fed exclusively on dry diets", Aquaculture, 69, pp.
    307-316.
    31. Dabrowski, K., Culver, D. (1991). "The physiology of larval fish. Digestive tract
    and formulation of starter diets", Aquaculture Magazine, March/April, pp. 49–
    61.
    32. Davenport, D., Norris, K. S. (1958). "Observations on the symbiosis of the sea
    anemone Stoichactis and the pomacentrid fish, Amphiprion percula", Boil bull.
    Woods hole, (115(3)), pp. 397 – 410.
    33. Dhont, J., Lavens, P., Sorgeloos, P. (1993). "Preparation and use of Artemia as
    food for shrimp and prawn larvae. In: CRC Handbook of Mariculture. 2nd
    47
    Edition. Vol 1: Crustacean Culture. J.V. Mc Vey (Ed)", CRC Press, Inc., Boca
    Raton, Florida, USA, pp. 61-93.
    34. Downing, G., Litvak, M.K (1999). "The effect of photoperiod, tank colour and
    light intensity on growth of larval had-dock", AquacultureInternational, 7, pp.
    369-382.
    35. Eddie, O. A. (2005). "Morphological development of the mouth and
    improvement in feeding ability in the early larval stages of red porgy", Pagrus
    pagrus (L.). Rev. invest. desarr. pesq. 17, pp. 43-53.
    36. Eibesfeldt, E. (1965). "Land of a thousand Atolls", Macgibbon and Kee,
    London, Chapter XII – Anemone fish, p. 195.
    37. Elbal, M. T., Garc|a Hernandez, M. P., Lozano, M. T., Agulleiro, B. (2004).
    "Development of the digestive tract of gilt head seabream(Sparus aurata L.).
    Light and electron micro-scope studies", Aquaculture, 234, pp. 215-238.
    38. Eschmeyer, W. N. (1998). "Encyclopedia of fishes", Natural World Publishe &
    Academic Press, pp. 205 – 208.
    39. Fautin, D. G., Allen, G. R. (1992). "Field guide toanemone fishes and their host
    sea anemones", Western Australia museum, Perth., p. 166.
    40. Fox, C. (1990). "Studies on poly unsaturated fatty acid nutrition in the larvae of
    a marine fish herring Clupea harengus L. Doctoral Thesis", University of
    Stirling, United Kingdom,
    41. Frakes, T. A., Hoff Jr., F.H. (1983). "Mass production techniques currently
    being used in the spawning of rearing marine fish species",Zoo Biology, 2, pp.
    225–234.
    42. Fricke, H. W. (1979). "Mating system, resource defence and *** change in the
    Anemonefish Amphiprion akalloisos", Z. Tierpsychol, 50, pp. 313-326.
    43. Fricke, H. W. (1983). "Social control of ***: field experiments with the
    Anemonefish Amphiprion bicinctus",Z. Tierpsychol, 61, pp. 71-77.
    44. Garatun-Tjeldsoto, O., Opstad, I., Hansen, T., Huse, I. (1989). "Fish roe as a
    major component instart-feed for marine fish larvae", Aquaculture, 79, pp. 353–
    362.
    45. Gatesoupe, F. J., Girin, M., Luquet, P. (1977). " Recherched ’une alimentation
    artificielle adapt´ee al’´ elevage des starades larvaires des poissons. II.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...