Tiến Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở Đắk Nông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu 3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4.1. Ý nghĩa khoa học 3
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
    5. Những đóng góp mới của đề tài 4
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. Khái quát về đất nông nghiệp và tài nguyên rừng 5
    1.1.1. Đất đai và đất nông nghiệp 5
    1.1.2. Tài nguyên rừng 8
    1.2. Đặc tính và yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và
    lâm nghiệp 14
    1.2.1. Đặc tính của đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 14
    1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp 17
    1.3. Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp và quản lý rừng bền vững 21
    1.3.1. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững 21
    1.3.2. Quản lý, phát triển rừng bền vững 24
    1.3.3. Một số nguyên nhân cơ bản làm giảm tài nguyên rừng trên thế giới 26 1.4. Khái quát sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở Việt Nam
    và Tây Nguyên 31
    1.4.1. Thực trạng sử dụng đất 31
    1.4.2. Một số nguyên nhân cơ bản làm giảm tài nguyên rừng Việt Nam 34
    1.4.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất tại Đắk Nông 41
    1.5. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu 42
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    2.1. Nội dung nghiên cứu 44
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 45
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 45
    2.2.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 46
    2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin 48
    2.2.4. Phương pháp ứng dụng GIS để chồng ghép, xử lý bản đồ 48
    2.2.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 48
    2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT 49
    2.2.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử
    dụng đất nông nghiệp 50
    2.2.8. Phương pháp chuyên gia 54
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 55
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất tỉnh
    Đắk Nông 55
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên 55
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 60
    3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 62
    3.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh
    Đắk Nông 64
    3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh
    Đắk Nông 64
    3.2.2. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh
    Đắk Nông 71
    3.2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng đất 81 3.3. Ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở
    Đắk Nông 86
    3.3.1. Khái quát chung ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, xã hội 86
    3.3.2. Ảnh hưởng qua mở rộng đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch 93
    3.3.3. Ảnh hưởng qua mở rộng đất sản xuất nông nghiệp không theo quy hoạch 98
    3.3.4. Một số tác động khác đến tài nguyên rừng 108
    3.4. Đánh giá hiệu quả một số loại hình, kiểu sử dụng đất 111
    3.4.1. Tiềm năng và tiêu chí quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả 111
    3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường của một số kiểu sử dụng
    đất nông nghiệp tại tỉnh Đắk Nông 114
    3.5. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả đất sản xuất nông
    nghiệp và đất lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông 123
    3.5.1. Cơ sở đề xuất chung 123
    3.5.2. Đối với đất sản xuất nông nghiệp 126
    3.5.3. Đối với đất lâm nghiệp 134
    3.5.4. Nhóm giải pháp chung 139
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 143
    1. Kết luận 143
    2. Kiến nghị 144
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 145
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
    PHỤ LỤC 154
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là nền tảng để sản xuất, định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã
    hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế
    được, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Xã hội phát
    triển, dân số tăng nhanh kéo theo những nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng, để
    đáp ứng những nhu cầu trước mắt, con người đã và đang sử dụng tài nguyên rừng cho
    nhiều mục đích khác nhau, trong đó đặc biệt là chuyển sang canh tác sản xuất nông
    nghiệp. Điều này đang phá vỡ hệ sinh thái bền vững giữa thiên nhiên và con người,
    do đó việc sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp
    thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho
    tương lai. Ở Việt Nam, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, cộng với tình hình kinh tế
    gặp nhiều khó khăn trong thời gian dài sau giải phóng thống nhất đất nước nên tài
    nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh, ước tính trong giai đoạn từ năm 1976 - 1990,
    mỗi năm Việt Nam giảm trung bình 185.000 ha và trở thành nước có nạn phá rừng
    nhanh nhất Đông Nam Á với mục đích chính là mở rộng đất sản xuất nông nghiệp
    (Asian Development Bank - ADB, 2000) và chính sự mất rừng nhanh chóng ở thời
    kỳ này đã là tiền đề cho những ảnh hưởng xấu về môi trường ở giai đoạn sau này.
    Tỉnh Đắk Nông mới được thành lập từ tháng 1 năm 2004, trên cơ sở chia
    tách từ tỉnh Đắk Lắk và nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên (Quốc hội,
    2003b). Diện tích tự nhiên (DTTN) toàn tỉnh có 651.562 ha, trong đó đất sản
    xuất nông nghiệp có 319.466 ha (chiếm 49,0% DTTN) và đất lâm nghiệp có
    265.425 ha (chiếm 40,7% DTTN), trong quỹ đất lâm nghiệp thì rừng tự nhiên
    chiếm 248.627 ha (UBND tỉnh Đắk Nông, 2013e). Quá trình thành lập và hoàn
    thiện tổ chức hành chính tỉnh mới đã kéo theo trong một thời gian dài công tác
    quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng rất lỏng
    lẻo, điều này đã dẫn đến tài nguyên rừng đã bị giảm mạnh về diện tích (có tới
    131.725 ha rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên, bị mất trong giai đoạn từ năm 2000
    đến 2012) mà mục đích chính là chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ lâm nghiệp
    sang canh tác sản xuất nông nghiệp. So với vùng Tây nguyên, từ năm 2000 đến nay, rừng Tây Nguyên bị giảm mất 185.780 ha (trong đó rừng tự nhiên Tây Nguyên
    đã bị mất 336.523 ha và rừng trồng bổ sung là 150.744 ha) (Lưu Văn Năng và cs.,
    2013), qua đó cho thấy tỉnh Đắk Nông có tài nguyên rừng giảm mạnh nhất trong
    toàn vùng Tây Nguyên. Quá trình chuyển đổi từ rừng sang mục đích khác đã tạo
    được hiệu quả kinh tế trước mắt nhất định nhưng cũng do sự chuyển đổi quá
    nhanh chóng này đã phá vỡ nhiều quy hoạch chuyên ngành về phát triển các loại
    cây trồng trong sản xuất nông nghiệp gây nên sự thiếu cân bằng giữa các nhóm
    cây trồng và ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt tới môi trường sinh thái.
    Về vị trí địa lý, Đắk Nông nằm ở vùng Tây Nguyên, đây là khu vực thuộc
    vùng cao,
    đầu nguồn của nhiều hệ thống sông quan trọng, không những điều tiết
    nguồn nước mà còn cả môi trường, sinh thái ở khu vực hạ lưu như duyên hải miền
    Trung, miền Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng hạ lưu sông Mê
    Kông. Sự suy giảm tài nguyên rừng ở Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói
    chung là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng sinh thái và
    tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng như thiếu nước mùa
    khô, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng (UBND tỉnh Đắk Nông, 2013d).
    Việc nghiên cứu, phân tích, ảnh hưởng quá trình mở rộng diện tích đất sản
    xuất nông nghiệp có tác động tới tài nguyên rừng như thế nào để đề xuất một số
    giải pháp sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giúp các nhà
    quản lý, nhà khoa học, người sử dụng đất tham khảo và ứng dụng trong quản lý
    tài nguyên thiên nhiên, cải thiện đời sống người dân bản địa, giảm bớt đói nghèo
    của người dân ở tỉnh Đắk Nông là việc rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao
    trong giai đoạn hiện nay.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên
    rừng Đắk Nông và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
    ở tỉnh Đắk Nông.
     
Đang tải...