Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật đến hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seaf

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17


    MỤC LỤC
    Trang
    LÔØI CAÛM ÔN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC HÌNH v
    DANH MỤC BẢNG . vi
    PHẦN MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .4
    1. RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI 5
    1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
    TRONG THƯƠNG MẠI: .5
    1.1.1. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì? 5
    1.1.2. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 6
    1.1.2.1. Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm. 7
    1.1.2.2. Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàncho người sử dụng .8
    1.1.2.3. Tiêu chuẩn về môi trường .11
    1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
    QUỐC TẾ (TMQT): 13
    2. MỘT SỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THƯỜNG ĐƯỢC
    SỬ DỤNG TRÊN THẾ GIỚI ĐỂ VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KỸ
    THUẬT TRONG TMQT: .15
    2.1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 15
    2.2. Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000 17
    2.3. Hệ thống HACCP. 19
    2.4. Tiêu chuẩn GLOBAL GAP: .21
    2.5. Tiêu chuẩn BRC: 22
    2.6. Tiêu chuẩn ISO 22000: .24
    3. THÁCH THỨC TỪ RÀO CẢN KỸ THUẬT KHI XUẤT KHẨU THỦY
    SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA: 25
    iii
    CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
    ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA
    TRANG SEAFOODS F17 31
    2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
    SEAFOODS F17: 32
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công tycổ phần Nha Trang
    Seafoods – F17: .32
    2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 38
    2.1.2.1 Chức năng: 38
    2.1.2.2 Nhiệm vụ: 38
    2.1.3 Nguyên tắc hoạt động của công ty: .38
    2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại công ty: .39
    2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý : 39
    2.1.4.2 Tổ chức sản xuất của công ty Nha Trang Seafoods: .43
    2.1.5 Một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của công ty trước mắt và lâu dài: 44
    2.1.5.1 Những vấn đề công ty đang gặp phải: .44
    2.1.5.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: .45
    2.1.6. Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty
    trong thời gian qua (2009-2011): .46
    2.1.6.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
    (2009-2011): .46
    2.1.6.2 Phân tích khả năng sinh lời: 48
    2.1.7 Nhận xét thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổphần Nha Trang
    Seafoods F17 trong thời gian qua: .49
    2.2 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐẾN
    HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
    SEAFOODS F17: 51
    2.2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHẬT BẢN: 51
    2.2.1.1 Thị trường Mỹ: .51
    iv
    2.2.1.2 Thị trường Nhật Bản: .56
    2.2.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
    VÀ NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
    SEAFOODS F17: 62
    2.2.3 MỘT SỐ RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THỦY SẢN NHẬP
    KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
    NHA TRANG SEAFOODS F17: 73
    2.2.3.1 Rào cản kỹ thuật tại thị trường Mỹ: .73
    2.2.3.2 Rào cản kỹ thuật tại thị trường Nhật Bản: .77
    2.2.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
    ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA
    TRANG SEAFOODS F17: .81
    2.3. Đánh giá chung về việc vượt qua các rào cản kĩthuật Mỹ và Nhật Bản
    đối với hàng thủy sản xuất khẩu của công ty F17: 91
    2.3.1. Những kết quả đạt được: .91
    2.3.2. Những mặt còn hạn chế: .92
    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế: .94
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
    HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
    SEAFOODS F17 .96
    3.1 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 97
    3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp: 97
    3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp: .97
    3.1.3 Cơ sở đề xuất giải pháp: .98
    3.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT: .99
    KẾT LUẬN .109
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .111
    v
    DANH MỤC HÌNH
    Trang
    Biểu đồ 1.1: Thị trường xuất khẩu thủy sản của ViệtNam năm 2010 .26
    Hình 2.1: Quang cảnh Công ty cổ phần Nha Trang seafoods – F17 34
    Hình 2.2: Lễ nhận huân chương Đơn vị xuất khẩu uy tín .35
    Hình 2.3: Một số sản phẩm xuất khẩu của công ty .37
    Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất sang Mỹ 70
    Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất sang Nhật Bản 70
    vi
    DANH MỤC BẢNG
    Trang
    Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2009-2011 47
    Bảng 2.2: Phân tích khả năng sinh lời .48
    Bảng 2.3: Các thị trường nhập khẩu tôm vào Mỹ giai đoạn (2009-2011) 54
    Bảng 2.4: Nhu cầu tiêu dùng thủy sản tại thị trườngMỹ trong mấy năm gần đây 55
    Bảng 2.5: Nhập khẩu tôm chế biến vào Nhật năm 2011 60
    Bảng 2.6: Tình hình xuất khẩu theo sản lượng .64
    Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu theo sản lượng .65
    Bảng 2.8: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty
    (2009-2011) .71
    Bảng 2.9: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật của công ty
    (2009-2011) .72
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    
    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang gặt
    hái được rất nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
    Trong mấy năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng với tốc độ khoảng 6-9%/năm. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh và góp phần
    to lớn cho sự phát triển của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng
    tăng, chiếm khoảng 50% GDP của cả nước. Và trong những năm tới, xuất khẩu vẫn
    là một định hướng phát triển chiến lược của chúng ta.
    Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá
    khu vực hoá, hình thành các khối mậu dịch tự do và hiện nay trên thế giới cũng hình
    thành các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng lớn tớinền kinh tế thế giới. Trong kỷ
    nguyên này, thế giới sẽ là một thị trường thống nhất, mà chủ thể kinh tế là các khối
    mậu dịch tự do, đơn vị kinh tế chủ yếu chi phối thịtrường là các tập đoàn đa quốc
    gia. Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn ra gay gắt trên quymô toàn cầu. Các quốc gia sẽ
    không thể phát triển tốt và sẽ bị tụt hậu nếu đứng ngoài cuộc.
    Theo xu hướng đó, Việt Nam cũng đã, đang và sẽ từngbước hội nhập vào nền
    kinh tế thế giới và khu vực. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, AFTA
    và WTO. Trong tương lai, Việt Nam sẽ gia nhập thêm nhiều tổ chức quốc tế hơn nữa
    vì điều này có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.
    Hội nhập kinh tế mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam:
    các rào cản thương mại được dỡ bỏ theo hiệp định được ký kết giữa các quốc gia
    thành viên của các tổ chức, việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thông tin được cung
    cấp đầy đủ hơn. Nhưng các doanh nghiệp cũng đứng trước nhiều thách thức: các
    quốc gia thay vì sử dụng thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch để bảo vệ thị
    trường đã dựng nên một loại rào cản mới tinh vi , phức tạp và khó vượt qua hơn
    nhiều. Đó là rào cản kỹ thuật. Rào cản kỹ thuật thật sự là thách thức lớn cho các
    doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam bởi trình độ khoa học kỹ thuật và công
    2
    nghệ của nước ta còn thấp, các doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng
    của các rào cản đó. Do vậy, các doanh nghiệp thủy sản nước ta gặp rất nhiều khó
    khăn khi tiếp cận và xuất khẩu các lô hàng sang cácthị trường có sử dụng rào cản kỹ
    thuật. Mà đáng chú ý nhất là Mỹ và Nhật Bản, hai thị trường mang tính chiến lược
    của thủy sản Việt Nam nói chung và cả công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17
    nói riêng nhưng nổi tiếng với các quy định kỹ thuậtkhắt khe mà đang ngày một diễn
    biến phức tạp, khó nắm bắt và khó vượt qua hơn. Trước thách thức đó, công ty F17
    đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và cả uy tín
    của mình trên thị trường quốc tế khi một số lô hàngxuất sang hai thị trường này vẫn
    bị cảnh cáo về an toàn thực phẩm và dư lượng kháng sinh.
    Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Rào cản kỹ thuật trong hoạt động kinh
    doanh xuất khẩu thủy sản của công ty F17 nói riêng,Việt Nam nói chung là hết sức
    cần thiết; để từ đó có thể kiến nghị, đề xuất các giải pháp sáng tạo và hiệu quả, nhằm
    mục tiêu ngày một nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản, góp phần vào sự nghiệp
    phát triển của công ty.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em xin được chọn
    “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐẾN HOẠT
    ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS
    F17” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại
    quốc tế, trọng tâm là các rào cản kỹ thuật của hai thị trường thủy sản lớn là Mỹ và
    Nhật Bản.
    - Phân tích ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật tại Mỹ và Nhật Bản đến hoạt động
    xuất khẩu thủy sản của công ty.
    - Đề xuất một số giải pháp giúp công ty F17 vượt qua rào cản kỹ thuật để nâng cao
    năng lực xuất khẩu thủy sản của mình.
    3
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    - Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản kỹ thuật của Mỹ và Nhật Bản mà công ty Cổ
    phần Nha Trang Seafoods F17 phải đối mặt khi xuất khẩu các mặt hàng thủy sản
    sang hai thị trường này.
    - Phạm vi nghiên cứu: Vì thời gian có hạn và vấn đềrào cản kỹ thuật hiện nay rất phổ
    biến tại các nước phát triển nên đề tài chỉ xoáy sâu vào rào cản kỹ thuật tại hai thị
    trường điển hình là Mỹ và Nhật Bản trong thời gian gần đây để làm rõ vấn đề được
    nêu ra.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    - Phương pháp phân tích, thống kê tổng hợp. Đề tài sửdụng các số liệu thứ cấp thu
    thập được từ các nguồn như: trang điện tử Hội nghề cá Khánh Hòa và các trang điện
    tử về thủy sản có liên quan khác.
    - Phương pháp điều tra thực tế: Thu thập thông tin trong quá trình thực tập và tiến
    hành khảo sát Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods f17 thông qua bảng câu hỏi để
    nắm bắt phản ứng của công ty trước các rào cản kỹ thuật thương mại quốc tế, từ đó
    đưa ra những nhận định phù hợp.
    5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
    Khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 Chương:
    CHƯƠNG I– CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
    CHƯƠNG II– NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐẾN
    HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
    SEAFOODS F17
    CHƯƠNG III– MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG
    HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
    SEAFOODS F17
    4
    CHƯƠNG 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
    5
    1. RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
    1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
    TRONG THƯƠNG MẠI:
    1.1.1. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì?
    Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương mại
    hàng hoá mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như dịch vụ, sở hữu trí tuệ , đem lại
    lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế phấn đấu cho nền thương mại tự
    do toàn cầu là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thếgiới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
    nhân khác nhau mà cụ thể là do trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đồng đều
    mà các biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan ra đời nhằm bảo hộ nền sản xuất
    nội địa. Do đó, trong thương mại quốc tế hiện nay, để thâm nhập vào một thị trường,
    các doanh nghiệp cần phải vượt qua hai loại rào cản, đó là:
    ã Hàng rào thuế quan ( Custom duties barriers )
    ã Hàng rào phi thuế quan (Non tariff-Trade barriers )
    Tuy nhiên, hiện nay với xu hướng tự do hoá thương mại, hàng rào thuế quan
    giữa các khối kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi và tiến tới xoá bỏ hoàn
    toàn. Do đó, dù thuế quan là một công cụ bảo hộ thịtrường quan trọng nhất và đã
    từng có hiệu quả tốt trước đây nhưng hiện nay vai trò của nó đã bị suy giảm. Bên
    cạnh hàng rào thuế quan, một số rào cản phi thuế khác như quota, quy định giá tính
    thuế cũng sẽ được bãi bỏ. Tuy nhiên, điều đó khôngcó nghĩa là các nhà xuất khẩu
    có thể dễ dàng tiếp cận vào các thị trường khác mà việc tiếp cận và thâm nhập thị
    trường càng trở nên khó khăn hơn do việc các quốc gia tăng cường sử dụng những
    quy định và các yêu cầu thị trường trong các khía cạnh về an toàn, sức khoẻ, chất
    lượng và các vấn đề môi trường và xã hội. Các quy định này được gọi chung là các
    rào cản kỹ thuật trong thương mại.
    Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (Technical Barriers to International
    Trade – TBT) là một hình thức bảo vệ mậu dịch thôngqua việc các nước nhập khẩu
    đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu vào nước mình hết sức
    6
    khắt khe. Nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn được đưa ra đều
    không được nhập khẩu vào lãnh thổ nước nhập hàng.
    Rào cản kỹ thuật chính là các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn cho người tiêu
    dùng của hàng hoá mà các nước đưa ra để hạn chế hàng hoá nhập khẩu vào nước mình.
    Khi chưa hội nhập với tổ chức thương mại khu vực hay quốc tế, các nước
    thường áp dụng ba loại hàng rào : thuế quan, hạn ngạch và rào cản kỹ thuật để hạn
    chế sức cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài với hànghoá trong nước. Nhưng sau khi
    hội nhập, tham gia vào các tổ chức thương mại tự docủa khu vực và thế giới thì các
    nước sẽ phải xoá bỏ hạn ngạch, thuế xuất nhập khẩu bằng không hoặc áp dụng cùng
    một loại thuế suất đối với một loại hay một nhóm hàng. Do đó, hiện nay, rào cản kỹ
    thuật là biện pháp rất quan trọng và được các nước sử dụng ngày càng nhiều. Các
    quốc gia khi áp dụng rào cản kỹ thuật thường đưa ranhững quy định rất nghiêm ngặt
    và khó vượt qua về chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá vì vậy, rào
    cản kỹ thuật là một biện pháp hết sức tinh vi và hiệu quả.
    Sự khác biệt giữa các hàng rào kỹ thuật với các loại rào cản trước đây là
    những quy định và yêu cầu của thị trường được phát triển từ những mối quan tâm
    chung của cả Chính phủ và người tiêu dùng về an toàn, sức khoẻ, chất lượng và môi
    trường. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trước đây nhìn chung là nhằm bảo
    vệ các nhà sản xuất trong nước. Ngày nay, bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu
    dùng ngày càng được quan tâm và thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và lao động.
    1.1.2. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
    Rào cản kỹ thuật trong thương mại là một hình thức bảo hộ hết sức phức tạp
    và tinh vi. Các yêu cầu của các thị trường đặt ra cho hàng hoá nhập khẩu liên quan
    đến nhiều khía cạnh như tiêu chuẩn về quy cách, mẫumã, bao bì, nhãn mác, về chất
    lượng, về vệ sinh, về an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người lao động, về
    mức độ gây ô nhiễm môi sinh, môi trường Tuy nhiên,chúng ta có thể chia những
    rào cản đó thành 3 loại cơ bản sau :
    ã Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách của sản phẩm
    ã Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng
    ã Tiêu chuẩn về môi trường


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A- Các tài liệu tham khảo:
    1. TS. Trần Văn Nam, Hàng Rào Kỹ Thuật Trong ThươngMại Của Mỹ Đối Với
    Thủy Sản Nhập Khẩu Từ Việt Nam, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, tháng 6 năm
    2005.
    2. TS. Lưu Thanh Tâm, Quản Trị Chất Lượng Theo TiêuChuẩn Quốc Tế, NXB.
    Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2003.
    3. THs. Phan Thị Xuân Hương, Các Giải Pháp Thúc ĐẩyXuất Khẩu Thủy Sản Tỉnh
    Khánh Hòa, Tạp Chí Khoa Học- Công Nghệ Thủy Sản, số01/2010.
    4. Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, GS. Bùi Xuân Lưu, ĐH Ngoại thương, 2001
    B- Các trang điện tử:
    1. Cổng thông tin về WTO và tiếp cận thị trường củaBộ Công Thương
    http://wto.nciec.gov.vn
    2. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế:
    http://www.nciec.gov.vn
    3. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam:
    http://dangcongsan.vn/
    4. Tổng cục thủy sản Việt Nam:
    http://www.fistenet.gov.vn
    5. Cục quản lý chất lượng Nông, Lâm và Thủy sản
    http://www.nafiqad.gov.vn/
    C- Các luận văn tham khảo:
    1. Đào Thị Thu Hương, Rào cản kỹ thuật trong thươngmại của một số nước công
    nghiệp phát triển và một số biện pháp giúp Việt Namvượt rào cản, Khóa luận tốt
    nghiệp, Trường Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội, 2003.
    2. Lê Thị Thu Hương, Phân tích tác động của các ràocản thương mại đến khả năng
    xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh
    Khánh Hòa, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học NhaTrang, 2011.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...