Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn phườ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích của đề tài 2
    1.3. Yêu cầu của đề tài 3
    Phần 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 4
    2.1.1. Tổng quan về các vấn đề đô thị 4
    2.1.2. Các vấn đề về đất đai 16
    2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 21
    2.2.1. Quá trình đô thị hóa trên thế giới 21
    2.2.2. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 26
    2.2.3. Quá trình hình thành Thành phố Đông Hà 31
    2.2.4. Định hướng phát triển không gian đô thị thành phố Đông Hà 33
    Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 36
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 36
    3.3. Nội dung nghiên cứu 36
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 36
    Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
    4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Đông Thanh 37
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 37
    4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 40
    4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 46
    4.2. Thực trạng quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Đông Hà 47
    4.2.1. Dân số 47
    4.2.2. Lao động 48
    4.2.3. Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng 49
    4.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà 51
    4.3.1. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất trên địa bàn phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà 51
    4.3.2. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường Đông Thanh 61
    4.3.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn phườngĐông Thanh, thành phố Đông Hà 65
    4.4. Đề xuất một số giải pháp cho việc quản lý và sử dụng đất 67
    Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
    5.1. Kết luận 69
    5.2. Kiến nghị 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 71


    Phần 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu mà các nước đang phát triển phải trải qua, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để đạt được mục tiêu đưa nước ta thoát ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp vào năm 2010, cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lại diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực sẽ càng tăng nhanh.
    Đất đai ngoài chức năng quan trọng của nó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hóa - kinh tế - kỹ thuật – an ninh, quốc phòng, thì trong giai đoạn hiện nay, đất đai còn có thêm chức năng quan trọng là tạo nguồn vốn và thu hút đầu tư. Đặc biệt, trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, đất đai đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hình thức đầu tư đất đai mang lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
    Công nghiệp hóa, đô thị hóa, là hai quá trình song song phát triển tại nước ta hiện nay. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam diễn ra khá nhanh và phức tạp, đặt ra một yêu cầu là phải giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa trong đó vấn đề đất đai là một trong số vấn đề đang ngày một nóng lên gây áp lực đối với các nhà quản lý và việc sử dụng đất của người dân. Nhằm đưa ra các giải pháp để quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, song song với việc bảo đảm việc làm và đời sống của người dân. Đó là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của thành phố Đông Hà nói riêng. Những lợi ích mà quá trình đô thị hóa mang lại là không thể phủ nhận. Song bên cạnh đó, cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như việc làm cho người dân không còn đất sản xuất nông nghiệp, quá trình thực hiện công tác đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
    Đông Thanh là một trong số chín phường thuộc thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. Phường Đông Thanh có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, gần đường Xuyên Á và gần chợ Đông Hà – là một trong những chợ lớn và sầm uất ở thành phố Đông Hà. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ trong khu vực và quốc tế. Diện tích xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị, các công trình công cộng, quy mô ngày càng mở rộng và tăng lên nhiều. Do đó đất nông nghiệp, lâm nghiệp có xu hướng ngày càng thu hẹp.
    Trước thực trạng đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng tốt quỹ đất một cách hiệu quả nhất trong tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa hiện nay. Vì thế, cần nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đến tình hình sử dụng đất như thế nào, tác động của việc sử dụng đất đến kinh tế - xã hội và môi trường. Từ đó, đề xuất giải pháp sử dụng đất phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của địa phương, giúp công tác quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững.
    Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thùy Phương và được sự quan tâm tạo điều kiện của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Đông Hà, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 - 2012”
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Cũng cố kiến thức đã được học ở nhà trường.
    - Đánh giá tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu trên địa bàn phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
    - Nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
    - Xác định được các vấn đề về đô thị hóa, công nghiệp hóa ảnh hưởng đến tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn phường Đông Thanh, để đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực trong quá trình sử dụng đất do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa kèm theo.
    - Đề xuất các giải pháp cho việc sử dụng đất hợp lý.

    1.3. Yêu cầu của đề tài
    - Các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải trung thực, chính xác đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
    - Việc phân tích, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học, có tính định lượng bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp.
    - Phải nắm rõ các nội dung trọng tâm cần thực hiện của đề tài.
    - Đánh giá đúng hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
    - Đánh giá đúng thực trạng ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình quản lý và sử dụng đất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...