Tiến Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia nhiên liệu sinh học E10 và D5 đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các hình vẽ, các bảng
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU SINH HỌC VÀ PHỤ GIA CHO NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG . 5
    1.1 Nhiên liệu sinh học và vai trò 5
    1.1.1. Các dạng nhiên liệu sinh học 5
    1.1.1.1. Cồn . 5
    1.1.1.2. Dầu thực vật . 6
    1.1.1.3. Metyl este . 6
    1.1.1.4. Hợp chất chứa oxy . 7
    1.1.1.5. Dimetyl ether . 7
    1.1.1.6. Dimetyl cacbonate (DMC) . 7 1.1.2. Nhiên liệu bio- diesel 8
    1.1.2.1. Khái niệm và nguồn nguyên liệu để sản xuất . 8
    1.1.2.2. Tình hình sản xuất và sử dụng bio-diesel trên thế giới và Việt Nam 10
    1.1.2.3. Tính chất vật lý . 12
    1.1.2.4. Tính chất hóa học . 12
    1.1.2.5. Các đặc điểm khác của biodiesel . 13
    1.1.3. Xăng sinh học . 14
    1.1.3.1. Khái niệm và nguồn nguyên liệu để sản xuất . 14
    1.1.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng ethanol trên thế giới và Việt Nam 14
    1.1.3.3. Tính chất vật lý . 15
    1.1.3.4. Tính chất hóa học . 16
    1.1.3.5. Các đặc điểm khác của ethanol 17
    1.2. Phụ gia cho nhiên liệu động cơ đốt trong 17
    1.2.1. Phụ gia cho nhiên liệu hóa thạch 17
    1.2.1.1. Phụ gia cho nhiên liệu xăng . 18
    1.2.1.2. Phụ gia cho nhiên liệu diesel . 18
    1.2.1.3. Phụ gia nano . 19
    1.2.1.4. Một số phụ gia điển hình 20
    1.2.2. Phụ gia cho nhiên liệu sinh học . 22
    1.2.2.1. Đặc điểm của phụ gia cho nhiên liệu sinh học 22
    1.2.2.2. Một số phụ gia sinh học điển hình 23
    1.3. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về phụ gia cho nhiên liệu sinh học 25
    1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới về phụ gia cho nhiên liệu sinh học . 25
    1.3.2 Các nghiên cứu trong nước . 29 . 30

    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHỤ GIA CHO HỖN HỢP ETHANOL SINH HỌC VỚI NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH
    32
    2.1. Nhiên liệu khoáng pha trộn với nhiên liệu sinh học 32
    2.1.1. Ethanol nhiên liệu biến tính . 32
    2.1.2. Chỉ tiêu chất lượng xăng và diesel thông dụng . 33
    2.1.2.1.Các đặc tính và chỉ tiêu chất lượng của xăng thông dụng . 34
    2.1.2.2. Chỉ tiêu chất lượng của diesel thông dụng 35
    2.1.3. Xăng pha ethanol 36
    2.1.4. Diesel pha ethanol . 37
    2.1.5. Khả năng thích ứng của nhiên liệu khoáng pha trộn với ethanol 37
    2.2. Tính chất lý hoá của hỗn hợp ethanol và nhiên liệu hoá thạch E10 và D5 38
    2.2.1. Tính chất lý hoá của nhiên liệu E10 38
    2.2.2. Tính chất lý hoá của diesel D5 42
    2.3. Phụ gia cho hỗn hợp ethanol sinh học với nhiên liệu hóa thạch 48
    2.3.1. Phụ gia cho nhiên liệu xăng pha ethanol . 48
    2.3.1.1. Phụ gia tăng trị số octan . 48
    2.3.1.2. Nhóm phụ gia trợ tan và chống phân tách pha . 49
    2.3.1.3. Nhóm phụ gia chống ăn mòn kim loại . 51
    2.3.1.4. Nhóm phụ gia chống oxy hóa . 52
    2.3.1.5. Nhóm các phụ gia khác 52
    2.3.2. Phụ gia cho diesel pha ethanol . 53
    2.3.2.1. Nhóm phụ gia cải thiện trị số xetan . 54
    2.3.2.2. Nhóm phụ gia trợ tan và chống phân tách pha . 55
    2.3.2.3. Nhóm phụ gia tăng độ nhớt 55
    2.3.2.4. Nhóm phụ gia chống ăn mòn, mài mòn, chống đóng cặn . 56
    2.4. Quy trình phát triển và thử nghiệm phụ gia cho hỗn hợp nhiên liệu sinh học và nhiên liệu hóa thạch 56
    . 58
    CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN PHỤ GIA CHO NHIÊN LIỆU SINH HỌC E10 VÀ D5 60
    3.1.1. Cơ sở tối ưu hóa . 60 63
    3.1.3. Ứng dụng 68
    3.2. Lựa chọn thành phần phụ gia cho nhiên liệu E10 và D5 bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm . 72
    3.2.1.Tối ưu hóa thành phần phụ gia cho nhiên liệu E10 72
    .2.2.Tối ưu hóa thành phần phụ gia cho nhiên liệu D5 78
    3.3. Đánh giá tính chất và chất lượng của nhiên liệu E10 và D5 khi có phụ gia. 82
    3.3.1. Đánh giá tính chất và chất lượng nhiên liệu E10 khi có phụ gia . 82
    3.3.2. Đánh giá tính chất và chất lượng diesel D5 khi có phụ gia . 87
    3.4. Nhận xét về việc khảo sát nhiên liệu E10 và D5 không và có phụ gia . 95
    3.4.1. Nhận xét về việc khảo sát nhiên liệu E10 không và có phụ gia . 95
    3.4.2. Nhận xét về việc khảo sát nhiên liệu D5 không và có phụ gia 95 . 96
    CHƯƠNG 4. THỬ NGHIỆM PHỤ GIA VỚI NHIÊN LIỆU D5 VÀ E10 TRÊN ĐỘNG CƠ 97
    4.1.1. Động cơ D243 trên băng thử động lực cao . 97
    4.1.2. Động cơ Dayhan 97 trên băng thử T101D 97
    4.1.3. Động cơ ô tô Ford Laser BPD-N 1.8 L trên băng thử động lực cao ETB . 98
    4.1.4. Xe máy Honda Wave 110 . 98
    4.1.5. Mục tiêu thử nghiệm . 99
    4.3.2. Băng thử Didacta T101D dùng thử nghiệm động cơ Dayhan 97 và Honda 110 . 102
    4.3.3. Hệ thống thử nghiệm công suất và khí thải xe máy 102 ử nghiệm phụ gia VPI-D cho nhiên liệu D5 . 103
    4.5.2.2. Thử nghiệm đối chứng đánh giá tác động của phụ gia sau chạy ổn định 100 giờ trên xe Honda Wave 110 . 118 --D 120
    4.5.3.1. Phụ gia VPI-D cho nhiên liệu D5 120
    4.5.3.2. Phụ gia VPI-G cho nhiên liệu E10 121
    . 121
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 123
    Kết luận . 123
    Hướng nghiên cứu tiếp theo . 123
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 125
    Tiếng việt 125
    Tiếng Anh . 126
    PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ BẢNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 130
    1. Một số bảng kết quả đánh giá tính chất và chất lượng của nhiên liệu E10 và D5 khi có phụ gia . 130
    2. Kết quả thử nghiệm các mẫu nhiên liệu D5 trên động cơ diesel D243 . 132
    3. Kết quả thử nghiệm trên động cơ Dayhan 97 . 134
    4. Kết quả thử nghiệm trên động cơ ô tô Ford laser BPD-N 1.8L . 135
    5. Kết quả thử nghiệm trên xe Wave 110 . 136
    PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRANG THIẾT BỊ VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 138
    1. Một số thiết bị phân tích tính chất lý hóa của nhiên liệu . 138
    2. Trang thiết bị và quá trình nghiên cứu thực nghiệm NLSH với phụ gia 139
    MỞ ĐẦU
    Ngày nay thế giới đang phải đối mặt với một thực tế là nguồn nhiên liệu hóa thạch dầu mỏ đang có xu hướng ngày càng cạn dần. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải cũng đang trở nên đáng báo động.
    Một hướng đang được tập trung nghiên cứu nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí thải độc hại từ động cơ là sử dụng nhiên liệu sinh học phối trộn cùng nhiên liệu hóa thạch, trong đó ethanol sinh học đang được quan tâm vì nguồn cung khá dồi dào và có khả năng pha trộn cho cả xăng và diesel. Tuy nhiên do ethanol pha vào nhiên liệu khoáng thì tính chất và chất lượng của nhiên liệu nhận được sẽ bị thay đổi so với ban đầu. Sự thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ ethanol so với nhiên liệu khoáng.
    Để thuận tiện trong cách gọi, hỗn hợp giữa nhiên liệu sinh học và nhiên liệu khoáng với các tỷ lệ pha khác nhau đều gọi chung là nhiên liệu sinh học (NLSH). Tuy nhiên, để phân biệt thì cần chỉ rõ tỷ lệ nhiên liệu sinh học/nhiên liệu khoáng và viết theo ký hiệu riêng. Ví dụ: nhiên liệu sinh học E5, E10, D5, D10, B10, B20 . còn gọi xăng sinh học E5 (hỗn hợp gồm 5% ethanol và 95% xăng khoáng), diesel sinh học D5 còn gọi là diesohol D5 (hỗn hợp gồm 5% ethanol và 95% diesel khoáng), diesel sinh học B10 (hỗn hợp gồm 10% bio diesel và 90% diesel) .
    Khi pha ethanol vào nhiên liệu khoáng thì sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tính bền vững của hỗn hợp, tính đồng pha, tính ăn mòn kim loại . cho nên cần thiết phải có chất phụ gia phù hợp do vậy phụ gia trong hỗn hợp nhiên liệu có tác dụng cải thiện và bổ sung các tính chất cần thiết hoặc còn thiếu của hỗn hợp ethanol và nhiên liệu khoáng nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như chất lượng nhiên liệu. Có nhiều loại phụ gia với công dụng khác nhau nhưng có thể chia thành hai nhóm: nhóm phụ gia tính năng và nhóm phụ gia tồn trữ bảo quản.
    Khi phối trộn nhiên liệu khoáng với nhiên liệu sinh học mà ethanol là một trường hợp phổ biến, vai trò của phụ gia càng được quan tâm nhiều hơn. Phụ gia cho xăng pha ethanol và phụ gia cho diesel pha ethanol về mặt nguyên tắc cũng giống như phụ gia cho xăng và diesel khoáng. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của nhiên liệu hỗn hợp, trong thành phần phụ gia sử dụng cho các loại nhiên liệu này cần có sự thay đổi sao cho phù hợp.
    Trên thế giới, đã có những công ty, tổ chức nghiên cứu và sử dụng phụ gia cho nhiên liệu sinh học. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể để tìm ra phụ gia có đủ các tính năng cho nhiên liệu sinh học để ứng dụng có hiệu quả.
    Để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, than đá và bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng trong tương lai, năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” theo quyết định 177/2007/QĐ-TTg năm 2007.
    Mới đây, ngày 22/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Theo đó:
    Đối với nhiên liệu E5: Từ ngày 01/12/2014, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ 01/12/2015 xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc.
    Đối với nhiên liệu E10: Từ ngày 01/12/2016, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ 01/12/2017 xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc.
    Đặc biệt, trong thời gian chưa thực hiện áp dụng tỉ lệ phối trộn theo Lộ trình khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, phối chế, kinh doanh xăng E5, E10, diesel B5 và B10.
    Nhiên liệu E5 được khẳng định về các tính năng kinh tế, kỹ thuật và đã được đưa vào sử dụng. Để đáp ứng được lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn NLSH với nhiên liệu khoáng của chính phủ thì việc nghiên cứu đưa nhiên liệu E10 vào sử dụng là rất cấp thiết. Với tỷ lệ pha này cần thiết phải có nghiên cứu cẩn thận để đảm bảo về an toàn cháy nổ, các tính năng kỹ thuật của nhiên liệu cũng như khi sử dụng cho động cơ thì việc nghiên cứu phát triển phụ gia cho loại nhiên liệu này cũng trở nên cấp thiết và có vai trò rất quan trọng.
    Song song với nghiên cứu pha ethanol vào xăng và đã thành công cho nhiên liệu E5 và tiến tới E10, ở nước ta cũng dần từng bước phát triển cho nhiên liệu diesel pha ethanol vì những lý do đã trình bày ở trên và do nước ta chưa sản xuất biodiesel ở quy mô công nghiệp mà mới ở mức thử nghiệm, nhỏ lẻ và giá thành cao nên thời điểm này chưa áp dụng phối trộn biodiesel với diesel khoáng, bước đầu nghiên cứu ứng dụng cho nhiên liệu diesohol D5 (tỷ lệ pha 5% ethanol và 95% diesel). Do đó việc nghiên cứu phát triển phụ gia cho loại nhiên liệu này cũng trở nên cấp thiết và có vai trò rất quan trọng.,
    Trên thế giới đã có nhiều nước đưa diesohol vào sử dụng như ụng. Do vddiesel lcohol cònị
    Trên thế giới đã có một số phụ gia đáp ứng được yêu cầu cho NLSH trong đó có E10 và D5, tuy nhiên giá thành rất cao. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu sản xuất NLSH trong nước có những điểm khác biệt của nước ngoài và thời tiết nhiệt đới cũng khác biệt nên việc sử dụng phụ gia cũng cần có những thay đổi về thành phần đảm bảo phù hợp hơn với thời tiết và nguyên liệu sản xuất ở Việt Nam.
    Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia nhiên liệu sinh học E10 và D5 đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của động cơ về phát triển và ứng dụng phụ gia cho nhiên liệu sinh học đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh nhiên liệu sinh học ở nước ta, góp phần cắt giảm lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải của thực tiễn. Việc nghiên cứu phát triển phụ gia trong nước giúp chủ động nguồn cung, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài và giá thành hạ.
    Luận án này được thực hiện chủ yếu trên cơ sở đề tài hợp tác giữa Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ, Viện dầu khí Việt Nam và Bộ môn Động cơ đốt trong, Viện cơ khí động lực, Đại học Bách khoa Hà Nội [17], [33]. Kết quả- nhiên liệu D5 và VPI-G cho E10. gia đa chức năng (chống phân tách pha, ổn định oxi hóa, bảo vệ kim loại ), qua đó nâng cao chất lượng cho D5 và E10. Sau khi xác lập được phụ gia mới, phụ gia được kiểm tra đối chứng với trường hợp nhiên liệu không pha phụ gia và có pha các loại phụ gia đang sử dụng phổ biến và hiệu quả của nước ngoài về các tính chất hóa lý theo TCVN và ASTM trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy phụ gia VPI-D và VPI-G có chất lượng tương tương phụ gia của nước ngoài, bên cạnh đó còn có một số tính chất có nhiều ưu điểm hơn.
    đối chứngVPI-trình thử ổn định 100 giờ không phát hiện ảnh hưởng xấu đến dầu bôi trơn cũng như không có hiện tượng đọng bám, tắc vòi phun. Kết quả thử nghiệm đối chứng trên động cơ xăng Dayhan 97, xe Honda Wave 110 và động cơ ô tô Ford laser 1.8 L dùng nhiên liệu E10 với phụ gia VPI-G cũng cho kết quả tương tự và không có hiện tượng bám cặn các bon trên cực bugi. Ngoài ra kết quả đối chứng trước và sau chạy bền đối với phụ gia Keropur loại đang dùng cho nhiên liệu E10 của nước ngoài (sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia BASF-The Chemical Company) cho thấy các thông số tính năng và phát thải của động cơ được cải thiện hơn.
    i. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đánh giá ảnh hưởng của chất phụ gia cho nhiên liệu sinh học E10 và D5 đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của động cơ như công suất, tiêu hao nhiên liệu, mức phát thải, mài mòn Đây là những tổ hợp phụ gia mới được nghiên cứu phát triển.
    Đề tài cũng nhằm đưa ra được quy trình về phát triển, phụ gia cho nhiên liệu sinh học phối trộn với nhiên liệu khoáng.
    Đề tài đưa ra giải pháp phát triển tổ hợp phụ gia đa tính năng cho NLSH trên cơ sở xác định chất phụ gia, tỷ lệ các thành phần phụ gia tính năng đơn lẻ (bằng phương pháp tính toán tối ưu hóa, bằng khảo nghiệm hóa lý trong phòng thí nghiệm) Áp dụng giải pháp để cắt giảm lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải cho động cơ đốt trong mà trước hết tập trung vào nghiên cứu phụ gia cho nhiên liệu E10 và D5 để đáp ứng đúng và kịp thời lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn NLSH với nhiên liệu truyền thống của chính phủ đã phê duyệt ở trên.
    Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở đặc điểm của nhiên liệu sinh học, điều kiện thời tiết và bảo quản của Việt Nam. Sau khi đã lựa chọn được thành phần, xây dựng được đơn pha chế, khảo nghiệm và đánh giá chất lượng các phụ gia cho nhiên liệu E10 và D5 về mặt lý-hóa trong phòng thí nghiêm đảm bảo các tiêu chuẩn TCVN và ASTM, phụ gia sẽ được thực nghiệm trên động cơ và phương tiện để đánh giá các đặc tính kinh tế-kỹ thuật, từ đó có những đề xuất, kiến nghị để đưa vào ứng dụng trong thực tiễn có hiệu quả.
    Động cơ D243, động cơ Dayhan 97, động cơ xe ô tô Ford laser 1.8 và xe Wave Honda là các loại động cơ sử dụng phổ biến ở Việt Nam được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu của được thực hiện tại Viện dầu khí Việt Nam, Viện hóa học công nghiệp Việt Nam và PTN Động cơ đốt trong, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
    Đề tài tập hợp những nghiên cứu về tổng quan nhiên liệu sinh học và phụ gia, lý thuyết về ảnh hưởng của phụ gia trong nhiên liệu; lựa chọn nhiên liệu sinh học khảo sát; lựa chọn phụ gia cho nhiên liệu sinh học đã chọn; lựa chọn động cơ thử nghiệm và qui trình cùng các chế độ thử nghiệm; tiến hành thử nghiệm đối chứng theo kế hoạch đề ra; thảo luận kết quả nghiên cứu và kết luận.
    ii. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp tối ưu hóa (dùng quy hoạch thực nghiệm) để tìm ra tỷ lệ các thành phần chất phụ gia đơn lẻ tối ưu nhất trong tổ hợp phụ gia cho nhiên liệu sinh học E10 và D5, thực nghiệm đối chứng các chỉ tiêu về tính chất hóa lý, tính ăn mòn, chống phân tách pha trong phòng thí nghiệm giữa nhiên liệu không phụ gia và có phụ gia, giữa các phụ gia với nhau. Cuối cùng là nghiên cứu thực nghiệm theo phương pháp đối chứng trên động cơ và phương tiện để đánh giá ảnh hưởng của phụ gia đến các thông số kinh tế, kỹ thuật và phát thải của động cơ ở thời điểm 0 giờ (sau khi căn chỉnh, động cơ làm việc ổn định thì thực hiện thử nghiệm và quy ước là thời điểm không giờ) và sau khi chạy ổn định với phụ gia.
    Ngoài ra, cũng áp dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu cho nghiên cứu.
    iii. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Đề tài ứng dụng được Quy hoạch thực nghiệm xác định tỷ lệ thành phần phụ gia cho nhiên liệu sinh học E10 và D5 phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đảm bảo được các yêu cầu về tính năng sử dụng, tồn trữ, bảo quản và môi trường và có thể đưa nhiên liệu E10, D5 sử dụng thực tiễn. Ngoài ra, luận án đưa ra phương pháp, quy trình phát triển phụ gia cho nhiên liệu sinh học nói chung.
    Đưa ra được phương pháp đánh giá ảnh hưởng của phụ gia về tính năng và phát thải của động cơ, những lợi ích kinh tế của phụ gia mới cho nhiên liệu E10 và D5, góp phần bổ sung vào tiêu chuẩn cho nhiên liệu sinh học của Việt Nam.
    Hai tổ hợp phụ gia VPI-G cho nhiên liệu E10 và VPI-D cho nhiên liệu D5 đã được đánh giá về khả năng thích ứng khi sử dụng trên các đối tượng động cơ nghiên cứu.
    Như vậy, đây là đề tài có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn rõ nét trong bối cảnh nền công nghiệp NLSH còn rất mới mẻ ở nước ta, góp phần xây dựng tiêu chuẩn cho nhiên liệu sinh học Việt Nam, bên cạnh đó kết quả nghiên cứu còn góp phần đảm bảo đúng lộ trình tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu khoáng của chính phủ đề ra.
    Ngoài ra, việc phát triển phụ gia trong nước sẽ mang lại hiệu quả kinh tế do các thành phần được lựa chọn rẻ tiền, dễ kiếm do vậy sẽ rẻ hơn tổ hợp phụ gia nhập ngoại, không những thế, phụ gia sẽ phù hợp hơn với nguồn ethanol và thời tiết của Việt Nam. Luận án này còn làm cơ sở nghiên cứu cho các nhà khoa học, các học viên và những người quan tâm đến lĩnh vực nhiên liệu sinh học và phụ gia.
    Như vậy đề tài đưa ra một giải pháp toàn diện và khả thi trong việc phát triển và áp dụng phụ gia cho nhiên liệu sinh học E10 và D5 trong tương lai gần.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...