Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng (Bo, Mg, Zn) đến sinh trưởng, phát triển và khả năng chống ch

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU

    1.1 Đặt vấn đề

    Bông vải là một loại cây công nghiệp quan trọng được con người biết đến từ lâu đời. Cây bông được ví như “vàng trắng” bởi nó có giá trị kinh tế về nhiều mặt. Tất cả các bộ phận của cây bông đều có công dụng như: Xơ bông dùng để dệt vải phục vụ nhu cầu may mặc, làm chỉ khâu, làm vải lót lốp xe, làm thuốc nổ, dây dù Chính vì vậy, từ lâu cây bông đã được trồng và phát triển ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Ai Cập, Pakistan và đã mang lại giá trị kinh tế cao. Bông sản xuất trên thế giới mỗi năm một nhiều, tiêu thụ ngày một tăng, đặc biệt là các nước Á, Phi và Bắc Mỹ.
    Ở nước ta, nghề trồng bông dệt vải đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, lượng xơ bông sản xuất trong nước cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt ở nước ta quá ít so với tiềm năng đất đai và nhu cầu nguyên liệu, do đó để giải quyết nhu cầu nguyên liệu cho ngành dệt may trong nước và giảm dần việc nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ và chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc phát triển nghề trồng bông vải, nhờ đó diện tích trồng bông vải ở nước ta đang ngày càng mở rộng. Cây bông vải được trồng ở nhiều vùng trong cả nước như: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh phía Nam.
    Vùng Cao nguyên Đắk Lắk là một trong những vùng trồng bông vải chính của nước ta. Với điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây bông vải vì vậy nó đã được đưa vào trồng ở Đắk Lắk từ năm 1990. Với những lợi thế về đất đai, lao động và thời tiết thuận lợi nên cây bông đã nhanh chóng có được một vị thế quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh, vụ bông năm 2002 với năng suất 13,44 tạ bông hạt/ha toàn tỉnh đã có sản lượng chiếm trên 60% sản lượng của toàn ngành bông Việt Nam. Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng có tiềm năng to lớn để phát triển
    diện tích và năng suất bông, nên kế hoạch phát triển bông của tỉnh đến năm 2010 là 30.000 ha (UBND tỉnh Đắk Lắk, 2003).
    Để tăng năng suất và sản lượng bông thì bón phân là một biện pháp kỹ thuật quan trọng. Hình thức bón phân chủ yếu của nông dân hiện nay là bón phân đa lượng (N-P-K) mà ít khi hoặc không bón phân vi lượng, mặc dù phân vi lượng cây bông vải cần rất ít nhưng do quá trình canh tác lâu dài trên cùng một vùng canh tác mà không có sự bổ sung nên dẫn tới việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây bông. Ngoài ra ở Đắk Lắk cây bông thường được trồng vào vụ 2, rơi vào mùa khô nên thường thiếu nước. Để tăng khả năng chịu hạn của cây thì bổ sung một số nguyên tố vi lượng qua lá cũng là một biện pháp mang lại hiệu quả cao. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng (Bo, Mg, Zn) đến sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu hạn của cây bông tại tỉnh Đắk Lắk”.
    1.2 Dự kiến sản phẩm nghiên cứu của đề tài và khả năng ứng dụng
    Tìm ra công thức phối trộn phân vi lượng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, có giá thành tương đương hoặc rẻ hơn các loại phân vi lượng bán trên thị trường.
    Kết quả nghiên cứu được nghiệm thu và phổ biến rộng rãi trên các vùng trồng bông vải của tỉnh Đắk Lắk.
    1.3 Giới hạn của đề tài
    Do hạn chế về thời gian, kinh phí thực hiện nên chúng tôi chỉ theo dõi được một số chỉ tiêu chủ yếu. Chỉ tiêu khả năng chống chịu của cây bông vải chúng tôi chỉ mới theo dõi được khả năng chịu hạn.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    A.Tài liệu tiếng Việt
    1. Nguyễn Bá, 2004, “Sinh học”, tập 2, NXB Giáo dục.
    2. Nguyễn Hữu Bình, Lê Quang Quyến, 2000, “Một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây bông tại việt nam”, TT nghiên cứu và thực nghiệm cây bông tại Tây Nguyên.
    3. Phan Hải, 1962, “Giải phẩu thực vật”, tập 1, NXB Nông thôn.
    4. Vũ Công Hậu, 1962,“Cây bông việt nam”, NXB Nông thôn.
    5. Vũ Công Hậu, 1978,“Kỹ thuật trồng bông”, NXB Nông nghiệp.
    6. Đào Xuân Học, 2002, “Hạn hán và những biện pháp giảm thiệt hại”, NXB Nông nghiệp.
    7. Đức Huy Và Ctv, người dịch: Vũ Công Hậu, “Kỹ thuật bông đạt sản lượng cao và chất lượng tốt”, NXB Kim Thuẫn (Trung Quốc ).
    8. Phạm Xuân Hưng, 2002, “Nghiên cứu khả năng phát triển cây bông ở vùng đất cát biển thanh hoá”, luận văn thạc sỹ Nông nghiệp.
    9. Lê Công Nông, 2000, “Hiệu lực của lưu huỳnh, magiê đối với năng suất bông trên một số vùng trồng bông ở việt nam”, NXB Nông nghiệp.
    10. Lê Quang Quyến, 1998, “Kỹ thuật trồng bông năng suất cao”, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
    11. Hoài Đức Phương, , 1998, “Giáo trình cây bông”, NXB Nông nghiệp.
    12. Phan Văn Tân, 1999,“Bài giảng sinh lý thực vật”, ĐHTN.
    13. Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Đình Huy, 1977, “Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật” (tập 1), nhà in Á Châu.
    14. Dương Hữu Thời, 1977, “Hình thái học thực vật” (tập 1), nhà in Á Châu-TPHCM.
    15. Nguyễn Khắc Trung, 1962, “Đời sống cây bông”, NXB Khoa học.
    16. Vũ Văn Vụ và Ctv, 1997, “Sinh lý thực vật”, NXB Nông Nghiệp.

    B. Tài liệu tiếng nước ngoài
    17. Defoliating cotton under adverse conditions: drought – stress, cool temperatures, and rank growth; J.C. sanders, postdoctoral research associate, eastern shore AREC.
    18. Iternation cotton advisory committee, 8/2006.
    19. W.D.Phillips vaf T.J.Chilton.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...