Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối thuốc đến việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý an toàn tại tuyến

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [h=1]CHƯƠNG 1[/h][h=1]TỔNG QUAN[/h]
    1.1.Khái niệm về tuyến y tế cơ sở
    Theo Chỉ thị 06 - CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng mạng lưới tuyến y tế cơ sở bao gồm: Y tế tuyến huyện/quận, y tế tuyến xã/phường và thôn, bản, ấp. Y tế cơ sở là tuyến kỹ thuật chuyên môn y tế trực tiếp, đầu tiên và gần dân nhất, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
    1.2. Tổng quan về phân phối thuốc
    [h=3]1.2.1. Khái niệm về phân phối thuốc[/h]Theo quyết định số 12/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế phân phối thuốc là việc phân chia và di chuyển, bảo quản thuốc từ kho của cơ sở sản xuất thuốc, hoặc từ trung tâm phân phối thuốc cho đến người sử dụng.
    [h=3]1.2.2. Mô hình phân phối bán lẻ thuốc[/h]1.2.2.1. Phân phối bán lẻ thuốc trên thế giới
    Năm 2006 WHO (World Health Organization) đã thiết lập một mô hình mới cho hành nghề Dược và trình bày cách tiếp cận về chăm sóc sức khỏe bằng thuốc cho cộng đồng.
    1.2.2.2. Phân phối bán lẻ thuốc tại Việt Nam
    Theo Luật Dược và các qui định hiện hành tại Việt Nam có 4 loại hình bán lẻ thuốc: nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc và tủ thuốc TYT xã. Năm 2007 Bộ Y tế đã ban hành nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP- Good Pharmacy Practice).
    [h=3]1.2.3. Hệ thống phân phối bán lẻ thuốc trực thuộc doanh nghiệp[/h]Theo thông tư số 03/2009/TT-BYT của Bộ Y tế: Hệ thống bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc và đại lý bán thuốc .do doanh nghiệp thành lập và trực tiếp kinh doanh.
    1.2.3.1. Tổ chức, quản lý hệ thống bán lẻ
    Doanh nghiệp thành lập các cơ sở bán lẻ tại tuyến y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, các cơ sở bán lẻ do doanh nghiệp thành lập và trực tiếp bán lẻ thuốc do chính doanh nghiệp kinh doanh.
    1.2.3.2. Tổ chức và quản lý kho thuốc
    Trong nghiên cứu này, chỉ tìm hiểu mô hình khấu trừ theo số lượng QDM (Quantity Discount Model). Để xác định số lượng đặt hàng tối ưu theo các mức đơn giá khấu trừ, theo công thức:

    Trong đó: là lượng đặt hàng tối ưu; I: Tỷ lệ % chi phí tồn kho tính theo giá mua một đơn vị hàng; P: Giá mua 1 đơn vị hàng; S: Chi phí cho 1 lần đặt hàng; D: Nhu cầu hàng hóa trong năm.
    1.3. Quản lý và giám sát phân phối thuốc kháng sinh
    1.3.1. Quản lý hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh
    Cơ sở lý thuyết và thực tiễn để xây dựng chương trình nâng cao chất lượng phân phối thuốc kháng sinh nhằm đưa việc sử dụng kháng sinh hợp lý an toàn.
    Hệ thống văn bản pháp qui chi phối đến hoạt động phân phối bán thuốc kháng sinh.
    Hướng dẫn của Bộ Y tế và WHO về thực hành phân phối bán buôn và bán lẻ thuốc kháng sinh.
    Thực tiễn về hoạt động phân phối thuốc kháng sinh.

    1.3.2. Giám sát hoạt động phân phối bán lẻ thuốc kháng sinh
    Hoạt động quản lý thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng theo các qui định của hệ thống văn bản pháp qui. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đưa ra một số chỉ số cơ bản sau:
    Chỉ số giám sát nguồn gốc xuất xứ của thuốc được dựa trên chứng từ hóa đơn hợp lệ. Theo qui định 100% thuốc lưu thông phân phối phải kèm theo hóa đơn hợp lệ.
    Chỉ số giám sát về giá thuốc bán lẻ dựa trên việc niêm yết giá trực tiếp trên bao bì đựng thuốc. Theo qui định 100% thuốc bày bán phải niêm yết giá theo qui định.
    Chỉ số kiểm soát chất lượng thuốc dựa vào sổ theo dõi nhập xuất thuốc. Theo qui định thuốc có tại cơ sở phải ghi sổ theo dõi số lô, hạn sử dụng, tên địa chỉ nơi bán và tên địa chỉ người mua.
    Chỉ số giám sát chủ cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện chỉ dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn được căn cứ vào việc chỉ dẫn người mua thuốc sử dụng theo đúng liều lượng và cách dùng .
    [h=2]1.3.3. Thực trạng phân phối và sử dụng thuốc kháng sinh[/h]Tại cộng đồng các thuốc kháng sinh được bán không có đơn của bác sĩ. Người bệnh mô tả triệu chứng, người bán thuốc với kiến thức hạn chế về Y, Dược sẽ đưa ra các hướng dẫn lựa chọn kháng sinh cho người bệnh.
    1.4. Đặc điểm về tuyến y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
    1.4.1. Vị trí địa lý
    Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ, phía Bắc giáp Lạng Sơn, phía Nam cách Thủ đô Hà Nội 50 km và phía Đông cách cảng Hải Phòng hơn 100 km.
    [h=3]1.4.2. Đặc điểm dân cư[/h]Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh, gồm 229 xã/phường/thị trấn. Số dân là: 1.613.576 người.
    [h=3]1.4.3. Mạng lưới y tế cơ sở[/h]Tính đến thời điểm 31/12/2007, tuyến huyện và thành phố có 10 Trung tâm y tế dự phòng, 10 bệnh viện đa khoa và 9 cơ sở phân phối thuốc, trên địa bàn toàn tỉnh có 371 cơ sở bán lẻ thuốc
    [h=3]1.4.4. Phát triển và củng cố mạng lưới y tế cơ sở[/h]Trong những năm qua Bắc Giang đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng y tế cơ sở: Củng cố hoàn thiện y tế tuyến huyện; hoàn thiện y tế tuyến xã và Phòng y tế tuyến huyện.
    [h=3]1.4.5. Tổ chức và hoạt động Công ty Cổ phần Dược phẩm Bắc Giang[/h]Hệ thống chi nhánh phân phối thuốc đặt tại 9 huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Hệ thống bán lẻ thuốc gồm 208 cơ sở được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong hệ thống bán lẻ bao gồm: Cơ sở bán lẻ do công ty đầu tư (thuộc quyền sở hữu của công ty) và cơ sở bán lẻ do người lao động đầu tư (thuộc quyền sở hữu của tư nhân). Các cơ sở bán lẻ có nhiệm vụ nhập thuốc từ kho thuốc của công ty để phân phối bán lẻ cho cộng đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...