Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp đến sinh trưởng và chấ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 27/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2011


    MỤC LỤC Danh mục bảng biểu i
    Danh mục các chữ viết tắt iv
    MỞ ĐẦU 6
    1.Tính cấp thiết của đề tài 6
    2. Mục đích - yêu cầu của đề tài 7
    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7
    PHẦN 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
    2.1. Cơ sở khoa học xác định biện pháp kỹ bón phân hữu cơ vi sinh cho chè . 9
    2.2. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh đến cây chè trên thế giới và ở Việt Nam .11
    PHẦN 2:VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
    2.1. Vật liệu nghiên cứu . 19
    2.2. Phạm vi nghiên cứu 19
    2.3. Nội dung nghiên cứu 19
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 19
    PHẦN 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 26
    3.1.Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh phối hợp với các mức đạm khác nhau đến sinh trưởng và chất lượng của chè LDP2 tuổi 5 . 26
    3.1.1. Ảnh hưởng của bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm khác nhau đến động thái sinh trưởng chiều cao cây và chiều rộng tán chè 26
    3.1.2. Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè 27
    3.1.3. Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm khác nhau đến tỷ lệ mù xòe, chất lượng nguyên liệu chè 32
    3.1.4. Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm khác nhau đến chất lượng chè: chất lượng sinh hóa, chất lượng cảm quan 34
    3.1.5. Ảnh hưởng của bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm khác nhau đến sâu bệnh hại chè 37
    3.1.6. Hiệu quả kinh tế . 40
    3.2. Thí nghiệm 2 42
    3.2.1. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến động thái sinh trưởng của cây chè 42
    3.2.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè 43
    3.2.3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến lý tính, hóa tính và vi sinh vật đất trước và sau khi tiến hành thí nghiệm . 47
    3.2.4. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến tỷ lệ mù xòe, chất lượng nguyên liệu chè . 52
    3.2.5. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến chất lượng chè: chất lượng sinh hóa, chất lượng cảm quan . 54
    3.2.6. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến sâu bệnh hại chè . 56
    3.2.7. Hiệu quả kinh tế . 60
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
    1. Kết luận . 64
    2. Đề nghị 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 66
    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam có lịch sử trồng chè lâu đời nhưng cây chè mới chỉ được trồng và phát triển với quy mô lớn từ khoảng 100 năm nay. Với đặc điểm là loại cây công nghiệp dài ngày, dễ trồng và chăm sóc, nhiệm kỳ kinh tế dài 30 - 40 năm, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các vùng đất dốc của Việt Nam, do vậy cây chè đã trở thành cây công nghiệp mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao, tham gia vào thị trường xuất khẩu. Năng suất và chất lượng chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, khí hậu, đất đai, phân bón, kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh chè ở các khâu: chọn tạo đưa giống năng suất cao vào sản xuất, chế độ bón phân, áp dụng kỹ thuật hái, kỹ thuật đốn chè đã giúp cho ngành chè đạt được sự phát triển nhanh chóng về diện tích, năng suất và sản lượng.
    Ngày nay, mặc dù phân hoá học được coi là yếu tố tiên phong trong việc cải tạo năng suất cây trồng và xu hướng sử dụng phân hoá học ngày càng có chiều hướng gia tăng do sử dụng phân hóa học tiết kiệm thời gian và công lao động song phân hữu cơ vẫn giữ một vai trò quan trọng không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng, đặc biệt là canh tác chè bền vững. Trong nền nông nghiệp cổ truyền của các nước trên thế giới cũng như ở các nước Asian và ở Việt Nam, phân hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng với hàm lượng vốn có của nó mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các đặc tính lý hoá học của đất thông qua vai trò của vật chất hữu cơ (Koorevaar và cộng sự, 1983) [3]. Thực tế sản xuất cho thấy, người trồng chè thường bón phân hữu cơ chủ yếu là phân chuồng kết hợp với phân vô cơ cho chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, trồng mới và chủ yếu sử dụng phân vô cơ cho chè ở các giai đoạn sản xuất kinh doanh để tiết kiệm thời gian và công lao động, thúc đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của búp mới, tăng năng suất. Mặc dù đã nhận thức được vai trò của phân hữu cơ vi sinh trong việc nâng cao năng suất, cải thiện độ phì của đất, song ở Việt Nam cho đến nay mức độ ứng dụng loại phân bón này còn hết sức hạn chế. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp thay thế một phần phân hóa học và tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ đang là một xu hướng mới được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Do đó xây dựng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ sản xuất chè an toàn là một trong những hướng nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh chế biến từ phế phụ phẩm nông nghiệp đến sinh trưởng và chất lượng của giống chè LDP2 tuổi 5 tại Khải Xuân - Thanh Ba - Phú Thọ
    2. Mục đích - yêu cầu của đề tài
    2.1. Mục đích

    - Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp đến sinh trưởng của cây chè LDP2 tuổi 5. - Nâng cao năng suất, phẩm chất chè búp góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng chè tại địa phương.
    2.2. Yêu cầu
    - Đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ vi sinh khác nhau đến khả năng sinh trưởng, năng suất của cây chè.
    - Đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp đên chất lượng búp chè nguyên liệu và chè thành phẩm. - Xác định được diễn biến loài sâu hại chính gây hại trên giống chè LDP2 - Xác định được thành phân lý hóa tính của đất trước và sau khi tiến hành thí nghiệm. - Xác định được công thức cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    - Nghiên cứu các biện pháp bón phân hữu cơ vi được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp sẽ là cơ sở khoa học để xác định mức bón phân hữu cơ vi sinh hợp lý cho giống chè LDP2 tuổi 5.
    - Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho giống chè LDP2, phục vụ cho sản xuất chè an toàn tại tỉnh Phú Thọ. - Kết quả nghiên cứu góp phần củng cố cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ canh tác bền vững trên đất dốc, bảo vệ và cải tạo đất.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra giải pháp cải thiện năng suất và chất lượng chè, từ đó nâng cao thu nhập cho người trồng chè. - Hướng dẫn giúp đỡ các hộ nông dân biết sử dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ làm phân hữu cơ vi sinh, thay thế phân chuồng và một phần phân vô cơ, tăng độ xốp và cải thiện độ phì cho đất, đảm bảo tăng và ổn định năng suất chè, khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất.
     
Đang tải...