Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá vi sinh tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cải ng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Rau là nguồn thực phẩm rất cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người. Rau cung cấp cho cơ thể các chất quan trọng như: lipit, protein, vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, và chất thơm [1]. Ngoài những giá trị thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày rau còn được sử dụng làm lương thực như khoai tây, đậu đỗ, Rau còn có giá trị về mặt y dược. Nhiều loại rau gia vị được sử dụng như những bài thuốc dân gian có hiệu quả như hành, tỏi, gừng, rau thơm. Đặc biệt khi mà lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng lại càng tăng như một yếu tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người.
    Lượng tiêu thụ rau bình quân trên đầu người mỗi năm trên thế giới là 91,2 kg/năm, Trung Quốc 112 kg/năm còn ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn 65 kg/người/năm. Bởi vậy, chính phủ Việt Nam đã chủ trương mở rộng diện tích trồng rau từ 445.000 ha năm 2001 lên 800.000 năm 2010 [41].
    Trong những năm gần đây hàng loạt vụ ngộ độc đã xảy ra rộng khắp và bên cạnh đó là những mối đe dọa “tiềm ẩn” chưa thấy hết đang nằm trong chính cơ thể mỗi người tiêu dùng “rau không an toàn” và “cái giá” không nhỏ về mặt môi sinh mà thế hệ chúng ta và con cháu đã và đang và sẽ phải trả. Theo thống kê của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hằng năm trên thế giới có trên 40.000 người trong tổng số 2 triệu người bị ngộ độc rau. Tại Việt Nam theo thống kê mới nhất của ngành y tế cho biết, trong vòng vài năm gần đây, tính riêng số người ngộ độc thực phẩm phải nhập viện cấp cứu do nguồn rau, củ thiếu an toàn đã lên đến con số hơn 700 người/năm. Vấn đề này càng trở nên bức thiết hơn đối với những vùng đô thị, đông dân cư. Đó là những nơi có diện tích đất nông nghiệp hạn chế nhất mà mức độ ô nhiễm môi trường lại đáng báo động hơn cả.
    Khi đánh giá thực trạng ngành sản xuất rau của nước ta, Nguyễn Thiện Luân, Trần văn Lài, Trần Khắc Thi (2001) [22] cho rằng: một trong những trọng tâm nghiên cứu của ngành trong thời gian tới là nâng cao năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng các sản phẩm rau. Trước tình hình đó thì giải pháp được đặt ra là ứng dụng những thành tựu mới trong Khoa học - Công nghệ về công tác giống, phân bón, kỹ thuật canh tác nhằm đáp ứng nhu cầu sản lượng cho 90 triệu người dân nước ta năm 2010 và đảm bảo chất lượng đặc biệt là độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau đối với sức khoẻ người tiêu dùng.
    Việt Nam là nước nhiệt đới, thích ứng với rất nhiều cây rau khác nhau, trong đó cây cải thuộc họ thập tự ( Brassicaceae hoặc Cruciferae) là cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên cả nước. Cải ngọt Tosakan là cây rau có chất lượng cao mới được du nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Để đạt năng suất, chất lượng rau cao như khi trồng tại bản địa chúng tôi chọn hướng sử dụng phân bón lá vi sinh lên thân lá cho rau.
    Để sản xuất thành công rau an toàn, quy trình phân bón và tưới nước hợp lý là rất cần thiết. Trong đó phân bón là yếu tố quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng rau. Phân bón được sử dụng dưới 2 hình thức bón qua lá và bón qua gốc. Hiện nay việc sử dụng phân bón qua lá vi sinh đang được người sản xuất rất quan tâm bởi hiệu quả của nó. Đây là loại phân bón được phun qua lá, có thể cung cấp đầy đủ các yếu tố đa, trung và vi lượng cho cây trồng. Ngoài ra một số loại phân bón lá vi sinh còn có tác dụng kích thích sinh trưởng. Sử dụng phân bón qua lá vi sinh không gây ô nhiễm môi trường cảnh quan mà lại dễ sử dụng.
    Nhằm góp phần xây dựng qui trình kỹ thuật bón phân hợp lý cho rau cải ngọt, trên cơ sở một số sản phẩm phân bón lá vi sinh của các công ty Phân bón trong nước, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá vi sinh tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cải ngọt tại Trung tâm nông nghiệp hữu cơ Trường ĐHNN Hà Nội”.
    Mục lục
    PHẦN I MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    1.2 Mục đích yêu cầu 2
    1.2.1 Mục đích 2
    1.2.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
    1.2.3 Yêu cầu 3
    PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1 Tổng quan về nghiên cứu rau an toàn 4
    2.1.1. Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới 4
    2.1.2. Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 5
    2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho cây rau 7
    2.2.1. Phân bón qua gốc 7
    2.2.2. Phân bón qua lá . 9
    2.3. Sâu bệnh hại với rau an toàn . 13
    2.4. Vị trí và tầm quan trọng của cây rau 13
    2.4.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau 13
    2.4.1. Giá trị về kinh tế của cây rau . 14
    2.5. Giới thiệu chung về cây rau cải ngọt . 15
    PHẦN III ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    3.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
    3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 18
    3.1.2 Thời gian nghiên cứu . 18
    3.1.3 Địa điểm nghiên cứu . 18
    3.2 Nội dung nghiên cứu . 19
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 19
    3.3.1 Công thức thí nghiệm . 19
    3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm . 19
    3.3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi . 20
    3.3.3.1 Thời gian sinh trưởng (ngày) . 21
    3.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng 21
    3.3.3.3 Tình hình sâu, bệnh hại . 21
    3.3.3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của rau cải ngọt 22
    3.3.3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế 22
    3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu . 22
    3.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc 22
    PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
    4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây rau cải ngọt 24
    4.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá vi sinh đến thời gian sinh trưởng của cây cải ngọt 24
    4.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá vi sinh đến động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 25
    4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón lá tới động thái ra lá 28
    4.1.4. Ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều cao và số lá cuối cùng . 31
    4.1.5 Ảnh hưởng của phân bón lá tới năng suất và yếu tố cấu thành năng suất rau cải ngọt 32
    4.1.5.1 Năng suất thực thu 32
    4.1.5.2 Năng suất lý thuyết . 32
    4.1.6 Ảnh hưởng của phân bón lá tới tỷ lệ chất khô của cải 34
    4.1.7 Ảnh hưởng của phân bón lá tới khả năng chống chịu sâu bệnh của rau cải ngọt 35
    4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của phân bón lá vi sinh đối với cải ngọt 36
    PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
    5.1. Kết luận 39
    5.2 Đề nghị 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...