Đồ Án nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tớii chất lượng nước sông Tô lịch và đề xuất biện pháp

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Mục lục
    Mở đầu . . 5
    Chương 1. Tổng quan tài liệu . . 8
    1.1. Điều kiện khí tượng, thủy văn của lưu vực sông Tô Lịch . . 8
    1.2. Khái quát về sông Tô Lịch . 8
    1.3. Các nguồn thải chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông . . 12
    1.3.1. Nước thải sinh hoạt . . 12
    1.3.2. Nước thải của các khu công nghiệp . 13
    1.4. ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm tới sức khỏe người dân . . 17
    Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu . 19
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 19
    2.2. Nội dung nghiên cứu . . 20
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . . 21
    2.3.1. Nghiên cứu trong phòng . 21
    2.3.2. Nghiên cứu ngoài thực địa . . 21
    2.3.3. Phương pháp đánh giá nhanh . . 22
    2.3.4. Xử lý số liệu, minh họa và đánh giá kết quả . . 22
    Chương 3. Kết quả và thảo luận . . 23
    3.1. Chất lượng nước sông Tô Lịch . . 23
    3.2. Chất lượng nước của một số sông có hợp lưu với sông Tô Lịch . . 26
    3.3. Chất lượng nước thải sinh hoạt của một số cống chính . 28
    3.4. Chất lượng nước thải sinh hoạt của một số cống nhỏ lẻ . . 30
    3.5. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới chất lượng nước sông Tô
    Lịch . . 32
    3.6. Đánh giá mức độ khả thi của một số biện pháp xử lý nước sông Tô Lịch
    và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp . . 37
    3.6.1. Đánh giá mức độ khả thi của một số biện pháp xử lý nước sông Tô
    Lịch . 37
    3.6.2. Đề xuất biện pháp xử lý thích hợp . . 43
    Kết luận và một số kiến nghị . . 46
    Phụ lục . . 48
    Tài liệu tham khảo . . 61
    Mở đầu
    Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng của những thành phố lớn và
    đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đã phát triển. Riêng đối với các quốc
    gia đang trong quá trình phát triển kinh tế ư xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa đất nước như Việt Nam, với trình độ khoa học công nghệ chưa cao, hệ thống
    cống rãnh thoát nước còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý, không theo kịp
    đà phát triển dân số của các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
    Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng . thì việc xử lý nước thải sinh hoạt đang tạo
    nên một sức ép lớn đối với môi trường. Tính đến năm 2006, cả nước có 722 đô
    thị với tổng số dân trên 25 triệu người (bằng 27% dân số cả nước) với tổng lượng
    nước thải sinh hoạt và sản xuất chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn
    môi trường là 3.110.000 m3/ngày [4]. Lượng nước thải này được xả trực tiếp vào
    nguồn nước sông, hồ và biển ven bờ [1]. Mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt và
    nước ngầm ở Việt Nam đang ngày càng trầm trọng, nếu tình trạng này không
    chấm dứt thì nguồn nước mặt sẽ không còn sử dụng được nữa trong thời gian
    không xa.
    Thủ đô Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa cao
    nhất trong cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước,
    với tốc độ tăng trưởng cao về nhiều mặt như: công nghiệp, nông nghiệp và dịch
    vụ, cùng với tốc độ tăng dân số nhanh ngày càng làm cho môi trường ô nhiễm
    trầm trọng hơn. Hệ thống thoát nước của nội thành Hà Nội bao gồm nhiều kênh
    mương và 4 con sông thoát nước chính là sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông
    Lừ và sông Sét với tổng chiều dài gần 40 km trong đó có 29,7 km là kênh mương
    hở. Hệ thống sông, kênh mương này bị bồi lắng, thu hẹp mặt cắt ở nhiều đoạn do
    bị lấn chiếm, đổ rác thải bừa bãi, đặc biệt là chất thải xây dựng [14]. Theo báo
    cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội năm 2005 thì hàng ngày hệ thống
    cống thoát nước và 4 con sông chính tiếp nhận khoảng 370.000 ư 400.000 m3
    nước thải sinh hoạt và thêm vào đó khoảng 100.000 m3 nước thải công nghiệp,
    dịch vụ và bệnh viện [12]. Vậy mà tổng lượng nước thải công nghiệp được xử lý
    ở Hà Nội hiện nay mới đạt 20 ư 30%, mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử
    lý nước thải; 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải; lượng rác thải
    sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1.200 m3/ngày đang được xả vào các khu
    đất ven các sông, hồ, kênh, mương trong nội thành; còn nước thải sinh hoạt, mặc
    dù chiếm trên 50% trong tổng lượng nước thải của thành phố nhưng hầu hết chưa
    qua xử lý và được thải trực tiếp vào các sông hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng [13].
    Sông Tô Lịch có tổng chiều dài khoảng 13,5 km. Sông có chiều rộng từ
    30ư 45 m, sâu 3ư 4 m, lưu lượng nước thải tiếp nhận hàng ngày khoảng 400.000ư
    600.000 m3 [10].
    Sông Tô Lịch có điểm xuất phát tính từ cống Phan Đình Phùng (quận Ba
    Đình), chảy qua một số kênh và cống trước khi đổ ra sông Nhuệ ở cầu Tó và hồ
    Yên Sở ở Thanh Trì. Dọc theo sông có 15 cống nhận nước thải có lưu lượng lớn
    như: cống Phan Đình Phùng, cống Nghĩa Đô, khu công nghiệp Thượng Đình,
    nhà máy nước Hạ Đình . Sông Tô Lịch còn là nơi tiếp nhận nước và nước thải từ
    sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét. Như vậy sông Tô Lịch gánh hầu như toàn
    bộ nước thải của khu vực nội thành Hà Nội.
    Các nguồn nước thải vào sông Tô Lịch bao gồm chủ yếu là nước thải sinh
    hoạt, bên cạnh đó là nước thải công nghiệp có nguồn gốc từ các ngành khác nhau
    như dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, hóa chất . của các nhà máy, xí nghiệp,
    hàng ngàn cơ sở sản xuất của các làng nghề và khu công nghiệp; nước thải bệnh
    viện và dịch vụ trong thành phố.
    Với tính chất ngày càng đa dạng, thành phần các chất ô nhiễm ngày càng
    phức tạp và độc hại thì lượng nước thải chưa được xử lý cũng sẽ là một nguy cơ
    và thách thức lớn đối với chất lượng sông Tô Lịch.
    Do vậy nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tớii chất lượng
    nước sông Tô lịch và đề xuất biện pháp xử lý
    đóng vai trò hết sức quan trọng
    và cấp thiết.
    Địa bàn nghiên cứu là: lưu vực sông Tô Lịch.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    ư Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Tô Lịch
    ư Đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt tới chất lượng nước
    sông Tô Lịch.
    ư Đánh giá mức độ khả thi của một số biện pháp xử lý nước thải vào sông
    Tô Lịch và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...