Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nồng Độ Muối Đến Hiệu Quả Xử Lý Nước Thải Từ Quy Trình Sản Xuất Nước Tương

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Ngày nay, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao
    Do đó, các đòi hỏi về những nhu cầu hàng ngày, ngày càng trở nên khắt khe. Đặc biệt là nhu cầu về ẩm thực. Chính vì thế, các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất thực phẩm đóng một vai trò rất quan trọng.
    Chịu ảnh hưởng bởi cách thức ăn uống của người Trung Hoa, người Việt
    Nam chúng ta rất thích chế biến cũng như thưởng thức các món ăn có sử dụng nước tương để làm tăng hương vị đậm đà cho thực phẩm. Thêm vào đó, đậu tương là một loại nông sản có năng suất rất cao và trồng được ở rất nhiều nơi trên đất nước ta. Do đó, các nhà máy sản xuất nước tương được xây dựng rộng rãi trên khắp đất nước là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc sản xuất nước tương đã thải ra một lượng lơn nước thải gây ra không ít lo ngại cho cuộc sống của người dân sống xung quanh khu vực nhà máy và làm các vấn đề ô nhiễm môi trường. , các nhà lãnh đạo phải đau đầu bởi
    Hiện trạng nước thải chứa lượng chất hữu cơ cao được thải trực tiếp ra hệ thống nước thải chung của khu dân cư gây ô nhiễm nghiêm trọng là thực trạng chung của các nhà máy sản xuất nước tương. Bên cạnh đo,chưa có một phương án nào được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề bức xúc này. Do đó, việc đưa ra các phương pháp xử lý mang tính thiết thực là rất cần thiết.

    1.2. MỤC TIÊU - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.2.1. Mục tiêu

    A Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải từ quá trình sản xuất nước tương bằng phương pháp UASB và đánh giá hiệu quả.
    A Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến quá trình xử lý nước thải từ quá trình sản xuất nước tương bằng phương pháp UASB.

    1.2.2. Nội dung
    A Nghiên cứu xử lý nước thải từ quy trình sản xuất nước tương trên môi trường thử nghiệm trong 3 tháng (từ tháng 5/2006 đến tháng 7/2006) ở các nồng độ COD trong nướcđầu vào tương ứng 1000 – 1500 – 2000 mg/l. Phân tích các chỉ tiêu pH, COD, N – NH4, P – PO4, NaCl và đánh giá hiệu quả xử lý COD.

    A Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến quá trình xử lý nước thải từ quy trình sản xuất nước tương trên
    môi trường thử nghiệm với COD được kiểm soát ở 2000 mg/l trong 2 tháng (từ tháng 8/2006 đến tháng 9/2006) với các nồng độ muối trong nước đầu vào tương ứng 0.5 – 0.7 – 0.9 % . Phân tích các chỉ tiêu pH, COD, N – NH4, P – PO4, NaCl và đánh giá hiệu quả xử lý COD.
    1.2.3. Phương pháp nghiên cứu

    A Khảo sát thành phần, tính chất nước thải từ quá trình sản xuất nước tương.

    A Xây dựng và vận hành mô hình thí nghiệm.

    A Phân tích, đánh giá hiệu quả xử lý COD trên môi trường thử nghiệm.

    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài chú trọng nghiên cứu trong phạm vi sau:
    Nghiên cưú , phân tích và đánh giá hiệu quả xử lý COD trong nước thải sản xuất nước tương trên môi trường dụng cột UASB. nhân tạo bằng phương pháp sinh học kị khí ứng Nghiên cứu được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm với mô hình có dung tích 10 lít.
    1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

    Nước thải từ quá trình sản xuất nước tương chứa lượng chất hữu cơ lớn và có mùi rất khó chịu vì thế khi thải trực tiếp vào hệ thống nước thải chung của khu dân cư sẽ cản trở quá trình xử lý nước thải sinh hoạt cuả khu dân cư, chưa kể đến việc nếu nước thải sinh hoạt của khu dân cư không được xử lý thì lượng nước thải hỗn hợp này sẽ gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất và môi trường nước nơi nó bị thải ra. Vì vậy đề tài này sẽ góp phần tìm ra giải pháp làm giảm sự ô nhiễm cho môi trường nói chung và môi trường nước nổi riêng.
    Bên cạnh đó, đề tài này sẽ đưa ra một số thông số có thể ứng dụng trong quá trình xử lý nước thải từ quá trình sản xuất nước tương.
    1.5. NHU CẦU KINH TẾ XÃ HỘI
    Nghiên cứu naỳ sẽ đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội ViệtNam đó là đưa ra một phương pháp xử lý nước thải từ quá trình sản xuất nước tương hiệu quả về công nghệ cũng như về kinh tế.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...