Tiến Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội (nghiên cứu nhóm hàng điện tử dùng cho cá nhân)
    Chuyên ngành: Marketing
    Mã số: 62340102
    Nghiên cứu sinh: Cao Thị Thanh
    Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Đình Chiến

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    (i) Luận án khẳng định sự tác động của tính đổi mới đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới tại Việt Nam. Tính đổi mới có tác động tích cực và mạnh (β = 0,169) đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới. Đóng góp này khẳng định lại mức độ chặt chẽ của mối quan hệ gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua.

    (ii) Luận án đã bổ sung và chứng minh 2 yếu tố văn hóa cá nhân ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới vào hệ thống các yếu tố đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Các yếu tố này bao gồm tính cá nhân và sợ rủi ro. Tính cá nhân có tác động tích cực và mạnh (β = 0,204), trong khi yếu tố sợ rủi ro có tác động tiêu cực và mạnh (β = -0,178) đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới.

    (iii) Khác với các nghiên cứu trước, luận án đề xuất sử dụng tần suất mua sản phẩm mới làm thang đo cho hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới. Tần suất mua sản phẩm mới không chỉ đo lường hành vi mua thực sự mà còn thể hiện mức độ thường xuyên mua sản phẩm mới của người tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định.

    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

    (i) Doanh nghiệp (hoặc Người làm marketing) cần chú ý khả năng cá biệt hóa các sản phẩm điện tử dùng cho cá nhân. Các yếu tố kiểu dáng, màu sắc cũng như các ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm mới đều có thể được khai thác để phản ánh rõ tính hiệu suất, độc đáo, cá tính của các cá nhân.




    (ii) Doanh nghiệp (hoặc người làm marketing) cần có các biện pháp tác động nhằm giảm thiểu cảm nhận về những rủi ro gắn với sản phẩm điện tử mới trong nhận thức của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần lấy khách hàng là trung tâm của sự đổi mới, cung cấp đầy đủ thông tin về sự khác biệt giữa sản phẩm cũ và sản phẩm mới để giảm thiểu cảm nhận của khách hàng về rủi ro liên quan đến sản phẩm và thời gian; thay đổi chiến lược giá cho sản phẩm mới để giảm thiểu cảm nhận về rủi ro kinh tế (chiến lược giá cao cần phải được kết hợp với một số dịch vụ miễn phí cho người mua sản phẩm mới).

    (iii) Doanh nghiệp (hoặc người làm marketing) cần chú trọng đến kênh thông tin mới như E-Marketing khi truyền thông sản phẩm điện tử mới.

    Hướng nghiên cứu tiếp theo
    Xem xét sự ảnh hưởng gián tiếp của một số yếu tố văn hóa cá nhân đến hành vi chấp nhận sản phẩm điện tử mới thông qua mối quan tâm hay thái độ của người tiêu dùng.
     
Đang tải...