Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên và nhân tạo đến tỷ lệ nước trong mật ong nội Apis Ce

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 16/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích của đề tài 2
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
    1.1.1. Mật ong 3
    1.1.1.1. Tính chất và thành phần hoá học của mật ong 4
    1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng mật ong 6
    1.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mật ong 8
    1.1.2. Sự ra đời và phát triển nghề nuôi ong 9
    1.1.3. Sinh học ong mật 11
    1.1.3.1. Phân loại ong mật 11
    1.1.3.2. Tổ chức xã hội đàn ong 12
    1.1.3.3. Hoạt động thu hoạch mật của đàn ong 13
    1.1.4. Cây nguồn mật 15
    1.1.4.1. Vai trò của cây nguồn mật đối với ong 15
    1.1.4.2. Các loài cây nguồn mật chính ở nước ta 15
    1.1.4.3. Sự tiết mật hoa và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật của cây nguồn mật 16
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 20
    1.2.1. Nghiên cứu sự chuyển hoá mật hoa thành mật ong 20
    1.2.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nước trong mật ong 22
    1.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp làm giảm tỷ lệ nước trong mật 24
    1. 2.3.1. Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ nước trong mật trước khi quay 24
    1. 2.3.2. Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ nước trong mật sau khi quay 25
    1.2.4. Một số nghiên cứu về cách thức bảo quản mật 27
    1.2.5. Tình hình xuất nhập khẩu mật ong trong nước và trên thế giới 28
    1.2.5.1. Tình hình xuất khẩu mật ong Việt Nam 28
    1.2.5.2. Tình hình xuất, nhập khẩu mật ong trên thế giới 31
    1.3. Điều kiện tự nhiên và tình hình nuôi ong tại thành phố Thái Nguyên 33
    1.3.1. Điều kiện tự nhiên 33
    1.3.1.1. Vị trí địa lý 33
    1.3.1.2. Địa hình đất đai 33
    1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn 33
    1.3.2. Các cây hoa nguồn mật chính ở thành phố Thái Nguyên 34
    1.3.3. Tình hình nuôi ong trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 35
    CHƯƠNG 2
    VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Vật liệu nghiên cứu 37
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
    2.3. Nội dung nghiên cứu 37
    2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến tỷ lệ nước trong mật ong nội 37
    2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nhân tạo đến tỷ lệ nước trong mật ong nội 37
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 38
    2.4.1. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến tỷ lệ nước trong mật 38
    2.4.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nhân tạo đến tỷ lệ nước trong mật ong nội 40
    2.5. Phương pháp xác định tỷ lệ nước trong m ật ong 43
    2.6. Phương pháp xử lý số liệu 43
    CHƯƠNG 3
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến tỷ lệ nướctrong mật ong nội 44
    3.1.1. Ảnh hưởng của tháng thu mật đến tỷ lệ nước trong mật ong 44
    3.1.2. Ảnh hưởng của loại hoa đến tỷ lệ nước trong mật ong 46
    3.1.3. Ảnh hưởng của số cầu ong đến tỷ lệ nước trong mật 47
    3.1.4. Ảnh hưởng của các thời điểm vít nắp khác nhau đến tỷ lệ nước trong mật 49
    3.1.5. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tỷ lệ nước trong mật 51
    3.2. Xác định ảnh hưởng của các y ếu tố nhân tạo tới tỷ lệ nước trong mật ong nội 56
    3.2.1. Ảnh hưởng của dụng cụ bảo quản đến tỷ lệ nước trong mật 56
    3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lí mật 60
    3.2.3. Ảnh hưởng của nhi ệt độ và th ời gian quạt gió 62
    3.2.4. Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường bảo quản mật ong 64
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    1. Kết luận 69
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nuôi ong là một ngành đặc biệt có giá trị kinh tế cao bởi những lợi ích
    mà ngành nuôi ong mang lại là rất lớn. Khác với những ngành chăn nuôi khác
    (chăn nuôi lợn, gia cầm) cần vốn đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, chi phí
    thú y ., thì ngành chăn nuôi ong lại không cần vốn đầu tư nhiều, có thể tận
    dụng được các nguyên vật liệu rẻ tiền, sẵn có để làm thùng nuôi; không tốn
    thức ăn vì thức ăn chủ yếu của ong là mật hoa và phấn hoa của các loại cây
    trồn g tự nhiên do ong tự bay đi lấy về và chế tạo thành các sản phẩm mật ong,
    phấn ong, sáp ong,
    Bên cạnh đó, nuôi ong còn tạo ra sự đa dạng và phong phú của các loại
    cây trồng; bảo vệ môi trường sinh thái bởi ong tham gia tích cực trong việc
    thụ phấn chéo cho cây trồng, làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Theo
    Crane (1990) [ 7], ở Mỹ ước tính tổng giá trị hàng năm của cây trồng dựa vào
    thụ phấn của ong là 19 tỷ đô, gấp 143 lần giá trị mật và sáp do số ong ấy sản
    xuất ra. Việc ước tính này bao gồm c ác loại quả, bầu bí hình thành từ hạt mà
    hoa được ong thụ phấn và thịt, sữa được sản xuất ra từ cây thức ăn cho gia súc
    đó.
    Sản phẩm chính của nghề nuôi ong là mật ong. Trong mật ong có chứa
    nhiều đường đơn, các Vitamin nhóm B, Vitamin C, E, khoáng chất (c hủ yếu là
    Kali). N goài ra trong mật ong còn chứa một số en zim và hóc môn sinh trưởng có
    tác dụng kích thích tiêu hoá, diệt khuẩn , . D o đó mật ong được dùng làm thức ăn
    bổ dưỡng cho con người, đặc biệt tốt cho người già và trẻ em. Mật ong có mặt
    trong nh iều ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, y học và sản xuất mỹ phẩm.
    Trong y học, mật ong được dùng để chế biến thuốc chống ho, viêm phế quản,
    thuốc điều trị bệnh đường tiêu hoá như viêm dạ dày, ruột, viêm gan , . Đặc biệt,
    với xu thế chung của thế giới là sử dụng các mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên
    để làm đẹp thì mật ong rất được ưa chuộng và có mặt trong thành phần của nhiều
    loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, sữa dưỡng thể, dầu gội dưỡng mượt tóc nhờ tác
    dụng là ẩm da, mịn da, nuôi dưỡng tóc.
    Chính nhờ các tác dụng trên mà mật ong đã thực sự trở thành một sản phẩm
    hàng hoá phổ biến trên thế giới, được trao đổi và buôn bán giữa các quốc gia. Tuy
    nhiên, việc xuất và nhập khẩu đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng mật ong, trong đó
    tỷ lệ nước trong mật ong là một chỉ tiêu rất quan trọng quyết định chất lượng mật
    ong. Mật ong xuất khẩu phải có tỷ lệ nước dưới 21% vì nếu tỷ lệ nước cao hơn sẽ
    làm cho mật ong dễ bị lên men, khó bảo được lâu và làm chất lượng mật giảm.
    Nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm l ượng nước tron g mật ong nội có tỷ lệ cao hơn so
    với mật ong ngoại, v ì vậy, khi xuất khẩu mật ong nội thường khó được chấp nhận
    hơn mật ong ngoại.
    Do vậy, để tìm cách làm giảm tỷ lệ nước trong mật ong nội, chúng tôi
    tiến hành nghiên cứu đề tài:
    "Nghiên cứu ảnh hưởng c ủa một số yếu tố tự nhiên và nhân tạo tới
    tỷ lệ nước trong mật ong nội A.Cerana "
    2. Mục đích của đề tài
    Xác định được ảnh hưởng của từng yếu tố tự nhiên và nhân tạo tới t ỷ lệ
    nước trong mật ong nội, từ đó đề xuất được qui trình chăn nuôi, thu ho ạch,
    chế biến và bảo quản mật có tỷ lệ nước thấp nhất.
     
Đang tải...