Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của giống chè PH10 tại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/11/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao, chính vì vậy trong những năm gần đây cây chè được quan tâm và đầu tư phát triển trên mọi phương diện nhằm khuyến khích người trồng chè, tăng thu nhập cho người sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của Nhà nước. Với 3/4 diện tích đất là đồi núi, Việt Nam có tiềm năng canh tác đất dốc rất lớn. Hiện nay, trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra rất mãnh liệt, kèm theo rất nhiều vấn đề như: Nhiệt độ trái đất tăng, nước biển dâng .dẫn đến diện tích đất canh tác ở vùng trũng, đặc biệt là các vùng ven biển bị giảm mạnh. Trước tình trạng trên, vấn đề khai thác hợp lý và bảo vệ đất dốc càng phải được quan tâm. Canh tác đất dốc, nếu không có các biện pháp canh tác hợp lý sẽ phải đối mặt với các vấn đề như xói mòn, rửa trôi dẫn đến phá hủy tầng canh tác và làm thoái hóa đất, đồng thời còn gián tiếp gây ra các hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, hạn hán. Sản phẩm từ cây chè được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ uống. Người ta uống chè không chỉ để thưởng thức hương vị độc đáo của nó mà còn do uống chè có lợi cho sức khỏe. Các nhà khoa học Nhật Bản khi nghiên cứu các loại thực phẩm chất lượng cao đã xác nhận uống chè có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể, chống phóng xạ, ngăn ngừa và chống bệnh tim mạch, viêm nhiễm Do chè có những tác dụng tốt lại là thức uống phù hợp với mọi đối tượng nên số người uống chè ngày càng tăng.
    Cây chè có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng vùng trung du miền núi Việt Nam. Thời gian qua, sau khi nhà nước có hàng loạt chính sách phát triển các loại cây trồng để nâng cao đời sống đồng bào vùng trung du miền núi, cây chè ngày càng khẳng định được vị thế xứng đáng của nó trong quá trình phát triển kinh tế vùng. Trong những năm gần đây, ngành chè Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Đến hết năm 2013, nước ta đã có khoảng 130.000 ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh khoảng 105.000 ha, năng suất bình quân khoảng 7,7 tấn búp tươi/ ha; có trên 455 cơ sở chế biến chè với tổng công suất chế biến trên 450.000 tấn chè khô/năm, sản lượng chè khô khoảng 180.000 tấn; xuất khẩu 145.000 tấn (hơn
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    2
    80%), kim ngạch đạt khoảng 250.000.000 USD; tiêu thụ trong nước khoảng 35.000 tấn, doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng. Sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đứng vào hàng thứ 6 trên thế giới về sản lượng thứ 5 về xuất khẩu. Khi đưa các giống chè mới vào sản xuất, cần phải nghiên cứu các biện pháp canh tác tổng hợp để khai thác tốt nhất tiềm năng năng suất và chất lượng của giống và sản xuất chè phải hướng tới một nền canh tác bền vững, trong đó mục tiêu của các biện pháp thâm canh là vừa đảm bảo tăng năng suất, chất lượng đồng thời bảo vệ và cải tạo được đất trồng. Nhiều biện pháp đã được áp dụng như: Kỹ thuật đốn, hái, bón phân thích hợp, trồng xen cây che phủ, sử dụng biện pháp che phủ gốc, giữ lại cành đốn cuối năm . trong đó nổi bật là biện pháp che phủ gốc bằng xác thực vật (rơm rạ, tế guột, cỏ dại .) và trồng xen cây họ đậu . Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài cả về kinh tế và môi trường sinh thái. Vật liệu tủ rất sẵn có tại các vùng chè, nếu người dân chịu bỏ công đi cắt thì không phải mất tiền mua. Mỗi giống chè có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, có các phản ứng khác nhau với điều kiện khô hạn hoặc với những biến đổi về nhiệt độ trên bề mặt đất trong điều kiện che phủ dẫn đến có những động thái sinh trưởng khác nhau. Giống PH10 là giống chè mới có chất lượng tốt, nguyên liệu có thể chế biến các mặt hàng chè xanh chất lượng cao tuy nhiên đây là giống sinh trưởng và phát triển chậm hơn các giống chè khác và đòi hỏi phải có chế độ thâm canh cao. Trong các biện pháp thâm canh ngoài vấn đề phân bón và các biện pháp kỹ thuật kèm theo, canh tác chè hiện nay vấn đề che phủ cho nương chè KTCB là một biện pháp quan trọng trong canh tác chè bền vững. Vì vậy việc xác định vật liệu thích hợp là cần thiết đối với giống chè này. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của giống chè PH10 tại Phú Thọ”.
    1. Mục tiêu của đề tài.
    - Xác định vật liệu che phủ thích hợp cho giống chè PH10 giai đoạn kiến thiết cơ bản.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    3
    2. Yêu cầu của đề tài
    - Đánh giá được ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến sinh trưởng của giống chè PH10 giai đoạn chè KTCB. - Đánh giá được ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến một số yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng của giống chè PH10 giai đoạn chè KTCB. - Đánh giá được ảnh hưởng của các vật liệu che phủ đến lý, hoá tính đất, vi sinh vật đất trồng chè. - Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa vật liệu che phủ đến giống PH10 giai đoạn chè kiến thiết cơ bản.
    3. Ý nghĩa khoa học
    Đề tài đánh giá một cách có cơ sở khoa học về ảnh hưởng của kỹ thuật che phủ đất (loại vật liệu che phủ) đến các chỉ tiêu lý, hóa tính đất, sinh trưởng, năng suất, chất lượng và sâu bệnh của giống chè PH10 giai đoạn chè kiến thiết cơ bản tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học nghiên cứu về cây chè phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất.
    4. Ý nghĩa thực tiễn
    Đề tài thành công sẽ đưa ra được biện pháp kỹ thuật che phủ hợp lý, áp dụng cho giống chè PH10 giai đoạn chè kiến thiết cơ bản. Góp phần bảo vệ đất, phát triển bền vững nương chè giai đoạn kiến thiết cơ bản, nâng cao năng suất, chất lượng chè. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là cơ sở để bổ sung và hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc cây chè giai đoạn kiến thiết cơ bản.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Mục tiêu của đề tài. 2
    2. Yêu cầu của đề tài . 3
    3. Ý nghĩa khoa học . 3
    4. Ý nghĩa thực tiễn 3
    PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1. Cơ sở khoa học . 4
    1.1.1. Yêu cầu sinh thái của cây chè . 4
    1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưở, phát triển, năng suất, chất lượng búp và sâu hại trên chè. 5
    1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của che phủ đất đến tính chất vật lí và vi sinh vật đất 10
    1.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng vật liệu che phủ trong sản xuất chè . 14
    1.2.1. Tác dụng của che phủ thực vật 14
    1.2.2. Nghiên cứu về các loại vật liệu che phủ cho chè 16
    1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật che phủ cho chè 17
    1.3. Đặc điểm của giống chè PH10. 21
    PHẦN 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
    2.1. Vật liệu nghiên cứu, thời gian và địa điểm thực hiện 22 22
    2.1.2 Thời gian nghiên cứu . 22
    2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 22
    2.2 Nội dung nghiên cứu . 22
    2.3 Công thức thí nghiệm và bố trí thí nghiệm . 22
    2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 24
    : . 24
    2.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất chè 25
    2.4.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng của bộ rễ: Thời gian theo dõi: tháng 08/2014. . 25
    2.4.4. Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu . 25
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    2.4.5. Các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu 26
    2.4.6. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu của cây chè . 27
    2.4.7. t. . 27
    2.4.8. . 29
    2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu . 29
    Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 30
    3.1. Ảnh hưởng của vật li10. . 30
    3.1.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến sinh trưởng của gi10. 30
    3.1.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến sinh trưởng bộ rễ của các giống chè PH10. 32
    3.1.3 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè PH10. 33
    3.1.4 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến chất lượng nguyên liệu búp tươi của giống chè PH10. . 35
    3.1.5. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến một số chỉ tiêu sinh hóa và tổng điểm thử nếm cảm quan của giống chè PH10. 36
    3.1.6 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến một số sâu hại chính trên giống chè PH10. . 38
    3.1.7. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến lý tính đất trồng giống chè PH10. 40
    3.1.8 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến diễn biến độ ẩm đất qua từng tháng trên đất trồng giống chè PH10. . 41
    3.1.9 Ảnh hưởng của vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến hóa tính đất trồng giống chè PH10. 43
    3.1.10 Ảnh hưởng vật liệu che phủ là tàn dư thực vật đến vi sinh vật đất trồng giống chè PH10. 44
    3.1.10 Phân tích hiệu quả kinh tế của thí nghiệm che phủ bằng vật liệu hữu cơ. . 45
    3.2. 10. 46
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    3.2.1. Ảnh hưởng của các cây che phủ 10. 46
    3.2.2 Ảnh hưởng của che phủ các loại cây họ đậu đến sinh trưởng bộ rễ của các giống chè PH10. 47
    3.2.3 Ảnh hưởng của che phủ trồng cây họ đậu đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống chè PH10. . 48
    3.2.4 Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến chất lượng nguyên liệu búp tươi của các giống chè PH10. . 50
    3.2.5. Ảnh hưởng của che phủ trồng cây họ đậu đến sinh hóa và tổng điểm thử nếm cảm quan của các giống chè PH10. . 51
    3.2.6 Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến một số sâu hại chính của trên các giống chè PH10 . 52
    3.2.7. Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng xen cây họ đậu đến lý tính đất trồng giống chè PH10. 54
    3.2.8. Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến diễn biến độ ẩm đất qua từng tháng trên đất trồng các giống chè PH10. . 55
    3.2.9 Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến hóa tính đất trồng các giống chè PH10. 56
    3.2.10 Ảnh hưởng của che phủ bằng trồng cây họ đậu đến vi sinh vật đất trồng giống chè PH10. 57
    3.2.11. Khối lượng nốt sần và khối lượng chất xanh của các loại cây họ đậu 58
    3.2.12 Phân tích hiệu quả kinh tế của thí nghiệm che phủ bằng trồng cây họ đậu. 59
    Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
    4.1 Kết luận: 61
    4.2. Đề nghị . 61
     
Đang tải...