Tiến Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đến chất lượng sản phẩm và tiêu thụ năng lượng của máy trộn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đến chất lượng sản phẩm và tiêu thụ năng lượng của máy trộn thức ăn chăn nuôi kiểu nằm ngang
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu .2
    2.1. Mục tiêu chung .2
    2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
    3.2.Phạm vi nghiên cứu 3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4.1. Ý nghĩa khoa học .3
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn .3
    5. Phương pháp nghiên cứu .3
    CHƯƠNG 1 .4
    TỔNG QUAN 4
    1.1. Thực trạng ngành chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam .4
    1.1.1. Tình hình chăn nuôi trên thế giới 4
    1.1.2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam .4
    1.1.3. Tình hình chế biến thức ăn chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam .4
    1.1.3.1 Tình hình chế biến thức ăn chăn nuôi trên thế giới 4
    1.1.3.2 Chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 6
    1.2. Công nghệ và thiết bị trộn của dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi 8
    1.2.1. Dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi .8
    1.2.2. Thiết bị trộn trong dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi .9
    1.2.2.1. Thiết bị trộn trên thế giới .9
    1.2.2.2. Thiết bị trộn tại Việt Nam .11
    1.2.3. Các dạng máy trộn trục ngang, làm việc gián đoạn. 14
    1.2.3.1. Máy trộn ngang một trục giải xoắn vít 14
    1.2.3.2. Máy trộn ngang một trục kiểu cánh gạt .15
    1.2.3.3. Máy trộn ngang hai trục kiểu cánh gạt 17
    1.3. Một số nghiên cứu về máy trộn ngang .18
    1.3.1. Sự chuyển động của vật liệu rời trong máy trộn 18
    1.3.2. Chế độ động học khi khuấy - trộn .20
    1.3.3. Công suất trộn 20
    1.3.4. Thời gian trộn .21
    1.3.5. Độ trộn đều .22
    1.3.6. Vị trí đặt cánh trộn và biên dạng cánh 23
    1.3.7. Chuyển động của hạt trên bề mặt cánh 24
    1.3.8. Tính chất vật lý chủ yếu của vật liệu .25
    Kết luận chương 1 27
    CHƯƠNG 2 .28
    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
    2.1.1. Nguyên liệu trong máy trộn thức ăn chăn nuôi 28
    2.1.1.1. Khối lượng riêng .28
    2.1.1.2. Hệ số ma sát .29
    2.1.1.3. Mật độ 30
    2.1.1.4. Độ rỗng 30
    2.1.1.5. Độ hạt của nguyên liệu 31
    2.1.2. Một số thông số cấu tạo và công nghệ của máy trộn thức ăn chăn nuôi.31
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
    2.2.1. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm .33
    2.2.3.1. Bộ thông số thí nghiệm .34
    2.2.3.2. Lập ma trận thí nghiệm, chọn phương án quy hoạch thực nghiệm .35
    2.2.3.3. Xác định mô hình toán 36
    2.2.3.4. Xác định giá trị tối ưu của các yếu tố hàm mục tiêu .41
    2.2.3.5. Giải bài toán thương lượng các giá trị tối ưu giữa hai hàm mục tiêu .41
    2.2.2. Phương pháp xác định độ trộn đều của hỗn hợp sau khi trộn .41
    2.2.3. Phương pháp xác định công suất trộn 44
    Kết luận chương 2 47
    CHƯƠNG 3 .48
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT 48
    3.1. Ảnh hưởng của trộn đến quá trình chuyển khối của dòng hai pha 48
    3.2. Ứng dụng phương trình Navie-stocks trong công nghệ trộn thức ăn 53
    3.3. Xác định mô hình vật lý máy trộn thức ăn chăn nuôi .55
    3.4. Phương pháp xác định lực cản trên cánh máy trộn thức ăn chăn nuôi .60
    Kết luận chương 3 63
    CHƯƠNG 4 .64
    THỰC NGHIỆM VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .64
    4.1. Nghiên cứu thực nghiệm .64
    4.1.1.Mục đích .64
    4.1.2. Các thông số, chỉ tiêu cần xác định bằng thực nghiệm 64
    4.2. Thiết bị thực nghiệm .65
    4.2.1. Máy trộn cánh gạt trục ngang .65
    4.2.1.1. Sự chuyển động của các hạt vật liệu trong máy trộn trục ngang .65
    4.2.1.2. Nguyên lý cấu tạo của máy trộn ngang hai trục 66
    4.2.2.Tính toán thiết kế máy trộn ngang hai trục thí nghiệm .66
    4.2.2.1. Cấu tạo máy trộn .67
    4.2.2.2. Tổng thể máy trộn thí nghiệm .70
    4.2.3. Thiết bị và kỹ thuật đo thông số đầu ra .71
    4.2.3.1.Đo công suất tiêu thụ N 71
    4.2.3.2. Đo chất lượng bột sau trộn 78
    4.3. Phương pháp xử lý kết quả sau thí nghiệm .78
    4.3.1. Tổ chức thực nghiệm 78
    4.3.2. Kết quả thí nghiệm .82
    4.3.2.1. Ảnh hưởng của x1, x2, x3, x4 đến chi phí năng lượng riêng YN .82
    4.3.2.2. Ảnh hưởng của x1, x2, x3, x4 đến chất lượng trộn YK 83
    4.3.2.3.Giải bài toán thương lượng giữa hàm chi phí năng lượng riêng YN và
    hàm chất lượng trộn YK 85
    4.4. Ứng dụng lý thuyết mô hình, đồng dạng và phân tích thứ nguyên để xác
    định dãy máy trộn 88
    4.5.Ứng dụng phương pháp mô hình, đồng dạng và phân tích thứ nguyên để
    xác định lực cản trên cánh máy trộn thức ăn chăn nuôi trục ngang .90
    4.6. Ứng dụng mẫu máy trộn trong dây chuyền sản xuất thức ăn 92
    4.6.1. Tính toán đầu tư, lãi phát sinh trong lắp đặt dây chuyền chế biến thức ăn
    chăn nuôi 93
    4.6.2. Năng lực sản xuất của dây chuyền 94
    4.6.3. Hoạch toán khinh tế (theo đơn giá năm 2011) .94
    Kết luận chương 4 95
    KẾT LUẬN CHUNG .96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .98

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thức ăn chăn nuôi chiếm phần lớn chi phí chăn nuôi (60 – 80%). Năm 2006, tỷ
    lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành chăn nuôi của Việt Nam là 41,6%, thấp
    hơn mức trung bình của thế giới là 48,2% và đặc biệt thấp hơn các nước có ngành chăn
    nuôi phát triển như Thụy Điển, Na Uy, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc với tỷ lệ sử dụng
    thức ăn công nghiệp trên 80% (Bộ NN & PTNT, 2007).
    Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được kỳ vọng là sẽ giúp tăng tỷ
    trọng thức ăn công nghiệp được sử dụng trong ngành chăn nuôi lên 55,5% vào năm
    2010, 67,3% vào năm 2015 và 70,1% vào 2020 (Chiến lược Phát triển ngành Chăn
    nuôi đến năm 2020, Bộ NN & PTNT, 2007).
    Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ chiếm hơn 90%
    doanh nghiệp sản xuất thức ăn hiện nay, được đánh giá là yếu hơn các doanh nghiệp
    quy mô lớn về quản lý chất lượng và công nghệ (Dự án 030/06VIE, 2010). Vì thế,
    để đạt được kỳ vọng đó, một trong những nhân tố quan trọng là phát triển công
    nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là quy mô vừa và nhỏ (2 – 5Tấn/h) với
    trang thiết bị đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, trong
    đó có khâu cuối cùng- khâu trộn thức ăn là quan trọng.
    Trên thế giới hiện có rất nhiều các loại máy trộn thức ăn chăn nuôi được nghiên
    cứu và chế tạo, phần lớn các tác giả tập trung nghiên cứu máy trộn cánh gạt, nằm
    ngang, làm việc gián đoạn hoặc liên tục, nhất là kiểu hai trục cánh trộn; nhưng việc
    nghiên cứu vẫn chưa toàn diện, chủ yếu mang tính chất thực nghiệm. Việc xác định
    các thông số của quá trình trộn và quy luật trộn gặp khó khăn, chủ yếu là do nhiều
    yếu tố biến đổi ảnh hưởng đến động lực học của máy trộn như: thông số chế tạo, cơ
    lý tính của các thành phần thức ăn, nguyên lý trộn và các chỉ số công nghệ khác .
    Tại Việt Nam, máy trộn thức ăn chăn nuôi trong các dây chuyền sản xuất
    được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc chế tạo theo kinh nghiệm với rất nhiều kiểu
    dáng, công suất khác nhau; Cho đến nay việc nghiên cứu lý thuyết tính toán cũng
    như thực nghiệm cho máy trộn thức ăn chăn nuôi trục ngang kiểu cánh gạt (loại
    máy trộn đang được sử dụng phổ biến trong các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi
    quy mô vừa và nhỏ) vẫn chưa được các nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên
    cứu, thiết kế. Đặc biệt là chỉ tiêu về độ đồng đều của sản phẩm sau trộn, tiết kiệm
    chi phí năng lượng. Các nghiên cứu cho thấy nếu độ động đều của sản phẩm thức
    ăn chăn nuôi sau trộn nhỏ hơn 90 % thì độ tăng trọng của vật nuôi sẽ giảm từ 5 –
    10 % [27],[28], tuy nhiên nếu tăng độ đồng đều của sản phẩm sau trộn mà không
    quan tâm đến chi phí năng lượng thì giá thành sản phẩm sẽ cao. Trong khi đó giá
    thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam hiện nay cao hơn khoảng 10-15% so với
    các nước khác trong khu vực như Thái Lan hay Trung Quốc (www.mard.gov.vn).
    Chi phí chăn nuôi cao là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới khả năng cạnh tranh
    thấp của ngành chăn nuôi Việt Nam (IAE, 2005).
    Vì những lý do trên, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
    của một số thông số đến chất lượng sản phẩm và tiêu thụ năng lượng của máy
    trộn thức ăn chăn nuôi kiểu nằm ngang” đang là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa
    thực tiễn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    2.1. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu, xác định một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng
    sản phẩm sau trộn và tiêu thụ năng lượng riêng của máy trộn, trên cơ sở đó tìm
    bộ thông số phù hợp nhằm tăng chất lượng sản phẩm sau khi trộn và giảm tiêu
    thụ năng lượng riêng của máy trộn.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    -Tính toán các chuẩn số đồng dạng nhằm thiết kế chế tạo mô hình máy trộn
    thức ăn chăn nuôi trục ngang phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu chung;
    - Thực nghiệm xác định các thông số cơ bản ảnh hưởng đến độ đồng đều
    của thức ăn chăn nuôi và tiêu thụ năng lượng;
    - Xây dựng bộ thông số phù hợp trên máy trộn mô hình đáp ứng đồng thời hai
    chỉ tiêu: Độ đồng đều sản phẩm sau trộn >90 % và giảm tiêu thụ năng lượng riêng;
    - Xác định dãy máy trộn thức ăn chăn nuôi với các công suất khác nhau trên
    cơ sở máy trộn mô hình;
    - Đánh giá thử nghiệm độ tin cậy của máy thực.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Một số thông số chính của máy trộn bột khô, kiểu nằm ngang: Góc nâng cánh
    trộn, đường kính cánh trộn, đường kính thùng trộn, bước vít, tốc độ của vít trộn,
    thời gian trộn, khối lượng một mẻ trộn, chi phí công suất .;
    -Tính chất cơ bản của vật liệu trộn.
    3.2.Phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu máy trộn thức ăn chăn nuôi trục ngang, kiểu cánh gạt, làm việc gián đoạn
    với công suất cỡ vừa (2 ¸ 5 Tấn/h) tại Việt Nam.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    4.1. Ý nghĩa khoa học
    - Phát triển hướng ứng dụng lý thuyết mô hình đồng dạng cho máy trộn thức
    ăn chăn nuôi trục ngang trong:
    + Tính toán thiết kế mô hình thí nghiệm;
    + Xác định lực cản trên cánh máy trộn;
    + Xác định dãy máy trộn.
    - Phát triển mô hình toán mô tả quan hệ “vào – ra” của máy trộn thức ăn chăn
    nuô trục ngang trong dải công suất 2 ¸ 5 Tấn/h.
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Thiết kế máy trộn thức ăn chăn nuôi trục ngang dùng cho thực nghiệm, từ đó
    đề xuất dãy máy trộn công suất 2 ¸5 Tấn/h cho quy mô sản xuất vừa theo hướng
    tăng độ đồng đều sau trộn và tiết kiệm năng lượng.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp điều tra, lấy ý kiến chuyên gia, tập hợp thông tin;
    - Phương pháp mô hình, đồng dạng và phép phân tích thứ nguyên;
    - Phương pháp quy hoạch thực nghiệm.

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN
    1.1. Thực trạng ngành chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam
    1.1.1. Tình hình chăn nuôi trên thế giới
    Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của kinh tế nông nghiệp. Nó
    có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Ngoài việc
    cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngành chăn nuôi còn là nguồn cung
    cấp nguyên liệu không thể thiếu cho một số ngành công nghiệp. Ở những nước tiên
    tiến, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
    1.1.2. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
    Việt Nam là nước nông nghiệp, nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến thức
    ăn chăn nuôi đa dạng và phong phú.
    Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chất lượng cao, thực phẩm an toàn của người dân
    ngày càng tăng. Hiện nay, bình quân thịt, trứng, sữa theo đầu người còn thấp, chỉ
    bằng 40% ư 50% mức tiêu thụ của các nước khu vực. Thức ăn chế biến mới chỉ 50
    ư 60% tổng lượng thức ăn (các nước khu vực bình quân 50 ư 70%). Thị trường tiêu
    thụ thịt, trứng và sữa còn rộng mở.
    Tuy nhiên, thị trường thịt nội địa không ổn định, chưa có thị trường xuất khẩu,
    giá sản phẩm cao hơn 15 ư 20% so các nước khu vực. Việt Nam phải cạnh tranh với
    các nước, đó là thách thức lớn vì:
    1. Chăn nuôi nhìn chung còn nhỏ lẻ và phân tán. Các mô hình chăn nuôi công
    nghiệp còn ít. Năng suất, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi chưa cao.
    2. Chậm đổi mới công nghệ, thiết bị phục vụ ngành chăn nuôi.
    * Hướng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam thời gian tới.
    Phấn đấu đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông
    nghiệp từ 21ư 22% hiện nay lên trên 30% vào năm 2010. Đến năm 2020 phấn đấu
    chế biến thức ăn chăn nuôi: 10 triệu tấn/năm (Báo cáo của Bộ chính trị tại Hội nghị
    TW lần thứ 7, khoá X năm 2008).
    1.1.3. Tình hình chế biến thức ăn chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam
    1.1.3.1 Tình hình chế biến thức ăn chăn nuôi trên thế giới
    Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên toàn thế giới năm 2003 đã đạt
    mức kỷ lục là 612 triệu tấn. Dự báo trong năm tới, sản xuất công nghiệp sẽ có mức

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu Tiếng Việt
    1. Hà Thị An (1986), Các quá trình và thiết bị thủy cơ, Giáo trình giảng dạy cho
    ngành “Máy và thiết bị hóa chất”, Hà Nội.
    2. Nguyễn Bin (2004), Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực
    phẩm, NXB Khoa học kỹ thuật, 2004.
    3. Hoàng Bá Chư, Phạm Lương Tuệ, Trương Ngọc Tuấn (2005). Bơm, quạt, máy
    nén công nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
    4. Cokolob I. A (1975), Cơ sở thiết kế máy và máy móc tự động sản xuất thực
    phẩm, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
    5. Phan Nguyên Di (2002), Cơ học môi trường liên tục - Các phương trình cơ bản
    và ứng dụng, NXB Khoa học kỹ thuật.
    6. Nguyễn văn Dự, Nguyễn Đăng Bình (2011), Quy hoạch thực nghiệm trong kỹ
    thuật, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
    7. Dự án 030/06 VIE, 2010.
    8. Trần Văn Địch, Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Thế Đạt, Nguyễn Viết Tiếp, Trần
    Xuân Việt (2009), Công nghệ chế tạo máy, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
    9. Nguyễn Thanh Hào (2007), Nghiên cứu dòng phun rối xoáy hai pha không đồng
    nhất trong buồng đốt công nghiệp, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật trường Đại học
    Bách khoa - Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
    10. Phạm Thượng Hàn và các cộng sự (2006), Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật
    lý, tập 2, NXB Giáo dục Hà Nội.
    11. An Hiệp – Trần Vĩnh Hưng (2006), Thiết kế chi tiết máy trên máy tính, NXB
    Giao thông Vận tải, Hà Nội.
    12. Franz Holzweibig và Hans Dresig (2001), Giáo trình động lực học máy, Vũ
    Liêm Chính và Phan Nguyễn Di dịch từ tiếng Đức, NXB Khoa học Kỹ thuật,
    Hà Nội.
    13. Nguyễn Thị Hồng (2002), Nghiên cứu xác định các thông số cơ bản của hiết bị
    phủ hóa chất bảo quản và nhuộm màu hạt giống Ngô theo công nghệ xử lý ẩm,
    Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Hà Nội.
    14. Trần Mạnh Hùng (2007), Đo lường không điện trong nghiên cứu thử nghiệm
    máy. Giáo trình giảng dạy cao học, Hà Nội.
    15. Trần Mạnh Hùng, Phạm Văn Lang, Hà Quốc Ninh (1998), Đo lường và thử
    nghiệm về cơ điện nông nghiệp trong thời kỳ mới, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
    16. Trần Thị Nhị Hường, Đặng Thế Huy (1992), Một số phương pháp toán trong cơ
    học nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    17. Tào Khang (2003), Công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi, NXB Thượng Hải.
    18. Landau L.D và Lifsitx E.M(2001), Thủy động lực học, NXB Khoa học và Kỹ
    thuật, Hà Nội.
    19. Phạm Văn Lang (1996), Đồng dạng, mô hình và phép phân tích thứ nguyên và
    ứng trong kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    20. Phạm Văn Lang, Bạch Quốc Khang (1998), Cơ sở lý thuyết quy hoạch thực
    nghiệm và ứng dụng trong kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    21. Phạm Văn Lang, Nguyễn Huy Mỹ (1992), Phương pháp điều khiển học kỹ thuật
    và ứng dụng trong nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    22. Vũ Như Lân (2006), Điều khiển sử dụng logic mờ mạng nơron và đại số gia tử,
    NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
    23. Mai Văn Lề (1984), Nghiên cứu tuyển chọn phương pháp xác định chất phụ gia
    để đánh giá độ trộn thức ăn gia súc, khoa hóa thực phẩm, Trường Đại học Bách
    Khoa Hà Nội.
    24. Mennhicốp C.V (1978), Cơ giới hóa và tự động hóa trong chuồng trại chăn
    nuôi gia súc, NXB Bông lúa, Leninguad .
    25. Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam (2004), Quá trình và thiết bị trong công nghệ
    hóa học và thực phẩm (tập 2) – Cơ học vật liệu rời, NXB Đại học Quốc gia
    thành phố Hồ Chí Minh.
    26. Phan Xuân Minh, Nguyễn Doãn Phước (2006), Lý thuyết điều khiển mờ, NXB
    Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
    27. Nguyễn Như Nam, Lê Anh Đức (2008), Nghiên cứu thiết kế máy trộn vít đứng,
    Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
    28. Nguyễn Như Nam (1996), Nâng cao mức độ trộn hỗn hợp các nguyên liệu làm thức
    ăn gia súc, Luận án tiến sĩ kỹ thuật trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.
    29. Nguyễn Thanh Nam (2008), Dòng phun rối tự do và phương pháp tính, NXB
    Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
    30. Nguyễn Thanh Nam (2008), Cơ học lưu chất tính toán, NXB Đại học Quốc gia
    TP. Hồ Chí Minh.
    31. Đậu Thế Nhu (1996), Chương trình xử lý thực nghiệm ứng dụng trong cơ giới
    hóa nông nghiệp, Báo cáo khoa học của Viện Cơ điện nông nghiệp và chế biến
    nông sản, Hà Nội.
    32. Nguyễn Năng Nhượng (2001), Kết quả chuyển giao dây chuyền chế biến thức
    ăn gia súc qui mô 2 t/h; 3 t/h và 5 t/h. Tuyển tập kết quả khoa học công nghệ cơ
    điện nông nghiệp 1996 ¸ 2000, Hà Nội.
    33. Trần Quan Quý, Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Bính (2001, Máy và thiết bị sản
    xuất vật liệu xây dựng, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.
    34. Ngô Diện Tập (2001), Đo lường và điều khiển bằng máy tính, NXB Khoa học
    kỹ thuật.
    35. Nguyễn Hoàn Thiện (2006), Nghiên cứu quá trình trộn hỗn hợp bê tông nhựa
    nóng trong buồng trộn cưỡng bức chu kỳ hai trục, Luận văn Thạc sĩ Đại học
    GTVT chuyên ngành máy xây dựng và xếp dỡ, Hà Nội.
    36. Nguyễn Trọng Thuần (2000), Điều khiển logic và ứng dụng, NXB Khoa học kỹ
    thuật, Hà Nội.
    37. Nguyễn Thị Minh Thuận (1988), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số
    đến chất lượng và năng lượng của máy trộn bột thức ăn gia súc khô kiểu vít
    đứng, Luận án Phó tiến sĩ kỹ thuật, Hà Nội.
    38. Nguyễn Như Thung, Lê Nguyên Đương, Phan Lê, Nguyễn Văn Khỏe (1987),
    Máy và thiết bị thức ăn chăn nuôi, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
    39. 10TCN - Tiêu chuẩn ngành (10TCN 860:2006), Thức ăn chăn nuôi – Độ dao
    động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng, Bộ nông nghiệp và
    phát triển nông thôn.
    40. Phan Thanh Tịnh (1995), Các phương pháp đánh giá hiệu quả kết quả nghiên
    cứu cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản 1991 – 1995, NXB Nông nghiệp,
    Hà nội.
    41. Tổng Cục Thống kê, Tổng điều tra nông thôn (2007), Nông nghiệp và thủy sản,
    NXB Thống kê, Hà Nội
     
Đang tải...