Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tác nhân đến quá trình sản xuất mắm nêm từ cá nục gai

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tác nhân đến quá trình sản xuất mắm nêm từ cá nục gai


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN I
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮC TRONG LUẬN VĂN IV
    DANH MỤC BẢNG BIỂU V
    DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ . VI
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ VII
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
    1.1. TỔNG QUAN VỀ THUỶ SẢN VIỆT NAM 3
    1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁ NỤC GAI 5
    1.3. TỔNG QUAN VỀ MẮM NÊM 7
    1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của mắm nêm 7
    1.3.2. Lịch sử hình thành nước mắm và mắm nêm . 8
    1.3.3. Cơ chế của quá trình hình thành mắm nêm 11
    1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến mắm nêm 16
    1.3.5. Các phương pháp chế biến nước mắm . 20
    1.3.6. Các phương pháp chế biến mắm nêm 21
    1.4. TÌM HIỂU VỀ ENZYME BROMELIN TRONG QUẢ DỨA 25
    1.4.1. Thành phần hoá học 25
    1.4.2. Tính chất vật lí của enzyme bromelin 26
    1.4.3. Tính chất hóa học của enzyme bromelin 27
    1.4.4. Hoạt tính của bromelin 27
    1.4.5. Cơ chế tác động 27
    1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính bromelin 28
    CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30
    2.1.1 Nguyên liệu chính . 30
    2.1.2. Nguyên liệu phụ . 30
    2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm . 30
    2.2.1.1. Dự kiến quy trình sản xuất mắm nêm từ cá nục 30
    iii
    en (trong nhà, ngoài trời); hàm
    lượng dứa BS ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng của sản phẩm. . 31
    2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu . 36
    2.2.2.1. Phương pháp phân tích hóa học 36
    2.2.2.2. Phương pháp phân tích vi sinh . 36
    2.2.3 Phương pháp xử lí số liệu . 36
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
    3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨA THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÁ NỤC. 37
    3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CỦA 36 THÍ NGHIỆM THỰC HIỆN 37
    3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến thời gian chín
    của sản phẩm mắm nêm. 37
    3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến giá trị cảm
    quan của sản phẩm. 41
    3.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến hàm lượng đạm . . 45
    3.2.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến đạm tổng số 46
    3.2.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến đạm amoniac . 49
    3.2.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến đạm aa . 52
    3.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến tỷ lệ Đạm aa / Đạm tổng số 54
    3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRÊN MẪU TỔNG: . 57
    3.3.1. Sự biến đổi về pH của dịch lên men trong quá trình chế biến . 57
    3.3.2. Sự biến đổi về hàm lượng đạm của d ịch lên men trong quá trình chế biến 58
    3.3.3. Sự biến đổi về tỷ lệ đạm aa / đạm tổng của dịch lên men trong quá trình
    chế biến 59
    3.3.4. Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm . 60
    3.3.5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm . 60
    3.3.6. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của sản phẩm . 61
    3.3.7. Tính toán định mức và sơ bộ hoạch toán giá thành sản phẩm . 61
    CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 63
    4.1. KẾT LUẬN 63
    4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 67
    PHỤ LỤC 69


    LỜI MỞ ĐẦU
    Ở miền duyên hải quê tôi! Đến mùa cá nổi thì lượng cá được các ngư dân
    khai thác từ biển cả rất lớn. Những loại cá này được sử dụng để chế biến các món
    ăn như nấu canh, kho, nướng, làm mắm, hấp, phơi khô Đặc biệt là làm mắm
    được ngư dân chú trọng hơn cả vì gia đình nào cũng muốn tự làm cho mình
    những hũ mắm thật ngon và nguyên chất để ăn, làm quà. Vào những ngày trúng
    cá (cá được mùa): như tháng 03/2010 vừa qua, 150 chiếc tàu chuyên đánh cá nục
    của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng
    Ngãi liên tục “trúng đậm”. Trung bình một thuyền sau một đêm đánh bắt tại ngư
    trường Lý Sơn cũng thu được từ 5 đến 7 tấn cá nục. Tại cảng cá Sa Kỳ, mỗi ngày
    tư thương thu mua khoảng 100 tấn cá nục, cá biệt có ngày thu mua đến 400, 500
    tấn[19]. Do lượng cá quá lớn, nên thường hay bị thương nhân mua với giá rẻ và
    phân phối ở các tỉnh lân cận. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất các mặc hàng thuỷ
    sản là cần thiết để phục vụ nhu cầu sản xuất tại địa phương, nhằm giải quyết
    nguyên liệu đầu ra đặc biệt là phát triển quy mô công nghiệp nghề làm nắm. Mặc
    khác, theo tôi được biết, nghề làm mắm (nước mắm và mắm nêm) ở quê tôi thì
    dường như ai cũng biết làm nhưng chỉ theo kinh nghiệm của cha ông và thời gian
    lên men dài. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian
    lên men, để nâng cao chất lượng và giảm thời gian lên men trong sản xuất mắm
    nêm từ cá nục là vô cùng cần thiết. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên
    cứu ảnh hưởng của một số tác nhân đến quá trình sản xuất mắm nêm từ cá
    nục gai”
    Mục đích của đề tài:
    Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến chất lượng mắm nêm và thời
    gian lên men trong sản xuất mắm nêm từ cá nục gai. Từ đó đưa ra quy trình sản
    xuất hoàn thiện để có sản phẩm mắm nêm có chất lượng tốt và rút ngắn thời gian
    sản xuất.
    Nội dung của đề tài:
    1. Nghiên cứu ảnh hưởng mức độ tiếp xúc của cá với muối, enzyme (mức độ
    làm dập) đến chất lượng mắm nêm và thời gian sản xuất.
    2
    2. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện trong nhà, ngoài trời đến chất lượng
    mắm nêm và thời gian sản xuất.
    3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ đánh đảo đến chất lượng mắm nêm và
    thời gian sản xuất.
    4. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ dứa bổ sung đến chất lượng mắm nêm và
    thời gian sản xuất.
    5. quy trình sản xuất mắm nêm từ cá nục gai có chất lượng cao và
    rút ngắn thời gian sản xuất.
    Ý nghĩa khoa học của đề tài:
    Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học, chứng minh rằng các
    nhân tố trong quá trình sản xuất mắm nêm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
    mắm nêm và thời gian lên men. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu cho
    quá trình sản xuất mắm nêm.
    Ý nghĩa thực tế:
    Thành công của đề tài, là cơ sở cho các xưởng sản xuất mắm nêm ứng dụng
    để làm cho mắm nêm ngày càng có chất lượng tốt hơn và có thể áp dụng sản xuất
    ở quy mô công nghiệp. Đồng thời, giải quyết vấn đề nguyên liệu cá dồi dào ở
    những địa phương ven biển tránh tình trạng ép giá của thương nhân và tiêu thụ
    những con cá bé, sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng từ cá nục gai.


    CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. TỔNG QUAN VỀ THUỶ SẢN VIỆT NAM
    Nước ta với điều kiện thiên nhiên thuận lợi: Với bờ biển dài hơn 2500Km,
    vùng biển rộng lớn, nhiều hải đảo, cửa biển phân bố nhiều nơi, hệ thống sông
    ngòi chằng chịt và lượng mưa lớn, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt và
    chế biến thuỷ sản phát triển. Thực tế với thế mạnh như vậy, thuỷ sản nói chung ở
    nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ, trong suốt những năm gần đây thuỷ sản
    luôn là ngành kinh tế trọng điểm của cả nước với kim ngạch xuất khẩu tăng liên
    tục. Ngành thủy sản Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh, từ kim ngạch x uất
    khẩu 1 tỉ đô la Mỹ năm 2000 thì sang năm 2001 đã đạt gấp đôi và năm 2006,
    trước khi Việt Nam gia nhập WTO, kim nghạch xuất khẩu đạt 3 tỉ USD. Trong
    năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỉ USD, năm 2008 tăng lên 4,27 tỉ
    USD[18], [17].
    2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung, nhưng số liệu
    của Tổng cục Thống kê cho thấy xuất khẩu thuỷ sản của cả nước vẫn mang lại
    kim ngạch khoảng 4,2 tỷ USD, chỉ giảm 6,2% (tương đương 276,6 triệu USD) so
    với thực hiện cả năm 2008[21].
    Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang 35 thị trường chính, nhưng chủ
    yếu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ. Đứng thứ nhất về kim ngạch xuất khẩu là thị trường
    Nhật Bản với 760.725.464 USD, chiếm 17,89% tổng kim ngạch; tiếp theo là thị
    trường Hoa Kỳ với 711.145.746 USD, chiếm 16,73%.
    Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 12 sang các thị trường so với tháng 11
    không biến động mạnh. Dẫn đầu về tăng trưởng kim ngạch trong tháng 12 là xuất
    khẩu sang Mexico đạt 7.355.437 USD, tăng 65,13% so tháng 11; tiếp theo là xuất
    khẩu sang Trung Quốc đạt 20.654.621 USD, tăng 62,83%; Irắc tăng 45,43%, đạt
    767.856 USD .
    Đứng đầu về mức độ sụt giảm kim ngạch so với tháng 11 là xuất khẩu sang
    thị trường Nga giảm 43,87%, đạt 3.897.334 USD; sau đó đến kim ngạch xuất
    4
    khẩu sang thị trường Bồ Đào Nha giảm 39,42%, đạt 2.903.204USD; Séc giảm
    39,32%, đạt 1.077.698 USD.
    Năm 2009 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bị mất 18 thị trường so với năm
    2008; trong đó một số thị trường có kim ngạch lớn như: xuất khẩu sang
    Newzealand năm 2008 đạt hơn 7,5 triệu USD, sang CH Síp 5,1 triệu USD, Litva
    hơn 2 triệu USD, Nam phi 1,8 triệu USD, Phần Lan 1,5 triệu USD, NaUy 1,3
    triệu USD[13].
    Năm 2010 thuỷ sản Việt Nam phấn đấu hết mình để đưa ngành thuỷ sản nước
    ta lên tầm cao mới, vượt qua những khó khăn và tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm.
    Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công
    Thương, năm 2010 xuất khẩu thủy sản sẽ đạt khoảng 4,5 - 4,7 tỷ USD, nhưng dự
    báo khác lại cho rằng con số trên là hơi lạc quan.
    Còn theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm nay
    sẽ đạt 4,7 tỉ USD do kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản là
    những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà phục hồi.
    Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Phân tích và dự báo thị trường Việt Nam
    (Agromonitor) lại cho rằng những con số này là khó đạt được, bởi lẽ: Năm 2010,
    theo nhận định của Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), thị
    trường thuỷ sản thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức nhất là khi
    nền kinh tế toàn cầu chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng. Tiêu dùng suy giảm,
    xu hướng tiết kiệm phổ biến đây sẽ là những trở ngại lớn cho quá trình hồi
    phục của thương mại thuỷ sản toàn cầu.
    Tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, triển vọng
    kinh tế được nhiều chuyên gia dự báo chưa mấy sáng sủa khi các chỉ tiêu kinh tế vĩ
    mô đạt được trong năm 2009 còn thiếu tính bền vững, đặc biệt là tình trạng giảm
    phát ở Nhật cùng tỷ lệ thất nghiệp ở mức kỷ lục tại Mỹ và EU sẽ là những nhân tố
    chính làm giảm nhu cầu tiêu dùng và là nguyên nhân khiến giá giảm.
    Ngoài ra, sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa
    chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy
    sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines
    nhằm củng cố và bành trướng thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), 1990
    2. Theo Lương y Đinh Công Bảy
    3. GS-TS Nguyễn Trọng Cẩn, KS Đỗ Minh Phụng. Công Nghệ Chế Biến Thực
    Phẩm Thuỷ Sản Tập II. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, 1990.
    4. Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến, Công
    nghệ enzyme. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, 1998.
    5. TS Đặng Văn Hợp, TS Đỗ Văn Ninh, ThS Nguyễn Thuần Anh, 2007, Phân
    tích kiểm nghiệm thực phẩm thuỷ sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    6. Đặng Thị Thu Hương, Bài giảng: Thiết kế và phân tích thí nghiệm. Trường
    Đại Học Nha Trang, 2009.
    7. GS-TS Trần Thị Luyến. Nghiên Cứu Quy Luật Biến Đổi Của Nitơ; Acid amin
    và nâng cao hiệu suất thu đạm trong sản xuất nước mắm. Luận Án PTS khoa học
    kỹ thuật, 1994.
    8. GS, TS Trần Thị Luyến, Bài giảng: Phương pháp tiếp cận khoa học. Trường
    Đại Học Na Trang, 2008
    9. Tác giả : BS. NGUYỄN ÐÌNH NGUYÊN (Sedney-Australia). Tạp chí Sức
    khoẻ và đời sống (219-220)
    10. Hà Duyên Tư, Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, NXB. Khoa học kỹ
    thuật Hà Nội
    68
    Tài liệu trên internet:
    11 http://cnx.org/content/m30469/latest/. ThS. Phan Thị Thanh Quế. Đại Học Cần Thơ.
    12.http://www.ducfish.com/ducfishs/Product.php?l=vn&mode=detail&pro_id=8
    1
    13.http://www.infotv.vn/xuat-nhap-khau/tin-tuc/41606-thi-truong-xuat-khau-thuy-san-cua-viet-nam-nam-2009
    14. http://www.khafa.org.vn/privateres/htm/cbts/canho.htm
    15.http://www.monngonsaigon.com/am-thuc-bon-phuong/van-hoa-am-thuc/875-da
    16.http://net24h.wordpress.com/2009/12/01/bromelin-thu%E1%BB%91c-quy-trong-qu%E1%BA%A3-d%E1%BB%A9a/
    17 .http://nld.com.vn/247443P1014C1073/kim-ngach-xuat-khau-thuy-san-dat-427-ti-usd.htm
    18.http://www.sbsc.com.vn/news/detail.do?id=44692
    19.http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/bangtin/2009/45870/
    20. http://www.vietnamangling.com.vn/forums/showthread.php?t=417
    21.http://vneconomy.vn/20100315032853554P0C10/trai-chieu-du-bao-kim-ngach-xuat-khau-thuy-san-2010.htm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...