Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nồng độ trong quy trình nhân nhanh giống khoai tây củ siêu bi nhằm t

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trên thế giới, khoai tây (Solanum tuberusum L.) được coi là nguồn lương thực quan trọng, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, chiếm vị trí không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay khoai tây đựơc xếp là cây lương thực đứng hàng thứ tư sau lúa mì, lúa nước và ngô. Đây là cây lương thực quan trọng trong cơ cấu cây trồng vụ đông do có các ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn (80 - 100 ngày), cho năng suất cao (15 - 30 tấn/ha), củ giàu dinh dưỡng (protein; đường; lipít; các loại vitamin B1; B2; B3; các loại khoáng quan trọng (kali, canxi, magie) và nhiều nhất là vitamin C (20 – 50mg%) (TạThu Cúc, 2000)[1]. Khoai tây là loại rau có nhiều năng lượng, cứ 1 kg khoai tây cho 848 kcal. Cây khoai tây vốn là một cây ưa lạnh có nguồn gốc ở vùng cao nhiệt đới (từ 1000 m trở lên). Trải qua quá trình chọn lọc và thuần hoá, nó được trồng ở các vùng khí hậu khác nhau bao gồm các vùng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới với các điều kiện sinh thái khác nhau từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao.
    Ở Việt Nam, khoai tây được coi là nhóm cây lương thực có tầm quan trọng đứng thứ ba sau lúa và ngô. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu thụ khoai tây của thị trường nói chung, đặc biệt là các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, sẽ ngày càng tăng. Việt Nam có khả năng phát triển mạnh khoai tây, đây là cây trồng vụ Đông lý tưởng cho đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở miền Bắc nước ta, khoai tây được trồng sau hai vụ lúa, đã góp phần cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất, hạn chế lây lan của sâu bệnh. Đồng thời, việc luân canh như vậy mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, khoai tây chưa được phát triển đúng với tiềm năng của nó. Diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam còn rất khiêm tốn, dao động quanh 33000 ha (2003). Năng suất bình quân còn thấp 12,5 tấn/ha. Năng suất khoai tây ở các nước như Pháp, Đức, Hà Lan đều xấp xỉ 40 tấn. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trồng khoai tây bằng củ giống truyền thống qua nhiều năm đã thoái hoá không có chất lượng, làm yếu dần tính chống chịu của khoai tây qua sinh sản vô tính, làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh đặc biệt là virus, làm giảm năng suất của khoai tây. Dẫn đến chi phí cai trong sản xuất và không chủ động. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tạo củ giống mini sạch bệnh trong sản xuất giống khoai tây ở Việt Nam là rất bức thiết.
    Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần phải cung cấp đủ nguồn nguyên liệu đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho việc sản xuất giống khoai tây siêu bi cung cấp đầy đủ cho bà con nông dân. Do đó, trong những năm qua các nhà khoa học đã và đang tìm kiếm phương pháp thích hợp nhất với việc ứng dụng các thành tựu khoa học trong nhân giống cây khoai tây nhập nội. Một trong các phương pháp đó là nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Đây là phương pháp thể hiện tính ưu việt trong việc nhân nhanh một dòng chọn lọc, có phẩm chất tốt, hàm lượng thành phần hoá học có tác dụng dược lý cao, tạo nguồn cây giống đồng đều, sạch bệnh, giữ được các đặc tính quý của nguyên liệu ban đầu với hệ số nhân giống cao gấp nhiều lần so với phương pháp nhân giống truyền thống. Xuất phát từ ý nghĩa khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nồng độ trong quy trình nhân nhanh giống khoai tây củ siêu bi nhằm tạo giống sạch bệnh”.
    MỤC LỤC
    Phần 1: Mở đầu 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu, ý nghĩa 2
    1.2.1. Mục tiêu 2
    1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
    1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    1.2.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    1.2.3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 3
    1.2.3.2.2. Thời gian nghiên cứu 3
    Phần 2. Tổng quan tài liệu 4
    2.1. Khái quát về khoai tây 4
    2.1.1. Nguồn gốc và phân bố 4
    2.1.1.1. Nguồn gốc 4
    2.1.1.2. Phân bố 5
    2.1.2. Đặc điểm sinh học 5
    2.1.2.1. Vị trí phân loại 5
    2.1.2.2. Đặc điểm sinh thái 5
    2.1.2.3.Đặc điểm hình thái 6
    2.1.3. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng 7
    2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng 7
    2.1.3.2. Giá trị kinh tế 8
    2.1.4. Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam 9
    2.1.4.1. Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới 9
    2.1.4.2. Tình hình nghiên cứu khoai tây ở Việt Nam 10
    2.2. Nuôi cấy mô tế bào thực vật 12
    2.2.1. Vài nét về lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật 12
    2.2.2. Các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật 14
    2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới nuôi cấy mô tế bào thực vật 15
    2.2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường nuôi cấy 15
    2.2.3.3. Ảnh hưởng của các chất điều hoà sinh trưởng và vitamin 18
    2.2.4. Ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống in vitro 20
    Phần 3: vật liệu - nội dung - phương pháp nghiên cứu 22
    3.1. Vật liệu nghiên cứu 22
    3.2. Nội dung nghiên cứu 22
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 22
    3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 25
    3.5. Phương pháp xử lý số liệu 25
    Phần 4: Kết quả và thảo luận 26
    4.1. Kết quả nghiên cứu thời gian và nồng độ chất khử trùng 26
    4.2. Ảnh hưởng của – NAA đến khả năng sinh trưởng chồi của các giống khoai tây trong nuôi cấy in vitro 30
    Phần 5: kết luận và đề nghị 35
    5.1. Kết luận 35
    5.2. Đề nghị 35
    Tài liệu tham khảo 36
    1. Tài liệu tiếng việt 36
    2. Tài liệu tiếng anh 37
    3. Tài liệu mạng 37
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...