Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng no3- của rau cải b

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Rau là cây trồng có vai trò rất quan trọng trong đời sống, kinh tế, xã hội.
    Có thể nói trong cuộc sống của con người không thể thiếu rau trong khẩu phần
    ăn hàng ngày. Rau cung cấp phần lớn các khoáng chất, vitamin đặc biệt là
    vitamin C, tiền vitamin A (Caroten) và các chất dinh dưỡng như gluxit, lipit,
    protein. Năng lượng trong rau xanh thường không cao, nhưng hàm lượng
    vitamin, chất xơ, khoáng có ý nghĩa rất to lớn đối với cơ thể con người. Rau
    cũng có vai trò lớn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế. Thực
    tế nhiều nơi thu nhập 1 ha rau đã đạt 50- 60 triệu đồng/ha/năm và sản xuất rau
    đã tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
    Vai trò của rau xanh ngày càng được khẳng định trong cuộc sống của
    con người, theo kinh nghiệm cổ truyền của ông cha ta, rau xanh ngoài giá trị
    làm thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày (cơm không rau như đau
    không thuốc), việc sử dụng các loại rau kết hợp trong món ăn đã có tác dụng
    như vị thuốc điều tiết cơ thể, tăng cường sức đề kháng của cơ thể với điều
    kiện ngoại cảnh, thời tiết. Ngày nay rau xanh và các sản phẩm chế biến từ rau
    xanh nói riêng và từ thực vật nói chung được sử dụng rộng rãi. Sản lượng rau
    tăng theo hàng năm và loại rau cũng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu
    ngày càng tăng của xã hội.
    Tại tỉnh Hà Giang, cùng với một số loại rau thông dụng khác, cải bắp là
    loại rau đã được trồng nhiều xung quanh địa bàn thị xã Hà Giang, đặc biệt
    vùng rau Quyết Tiến huyện Quản Bạ có thể sản xuất được quanh năm loại rau
    cải bắp và các loại rau thích hợp với vùng ôn đới lạnh. Đã nhiều năm nay rau
    cải bắp đã trở thành nguồn rau xanh chủ yếu của địa bàn thị xã Hà Giang nói
    riêng và cả tỉnh Hà Giang nói chung. Điều này không chỉ vì rau cải bắp là loại
    rau xanh giàu vi ta min, bổ dưỡng, mà còn có thể để được lâu hơn một số loại
    rau xanh khác trong quá trình vận chuyển và đơn giản trong bao gói rất phù
    hợp với điều kiện địa hình vùng núi đá của Hà Giang, thuận tiện cho người
    dân địa phương trong sử dụng. Để tăng tổng sản lượng rau người dân đã sử
    dụng các biện pháp như mở rộng diện tích gieo trồng hoặc biện pháp thâm
    canh tăng năng suất cũng như sản xuất rau bằng chính kinh nghiệm và hiểu
    biết của bản thân người dân. Điều đó đã làm tăng nhanh tổng lượng phân bón
    vô cơ sử dụng cho các vùng rau, nhất là phân đạm đã tăng lên đáng kể. Việc
    sử dụng nhiều phân khoáng và mất cân đối làm chất lượng rau giảm sút ảnh
    hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng và trong thời gian
    dài làm hệ sinh vật đất bị biến đổi, đất bị chai, cằn, suy thoái.
    Trong những năm gần đây trên thế giới và trong nước ta hình thành xu
    hướng Xây dựng nền Nông nghiệp bền vững nhằm nâng cao sản lượng, chất
    lượng cây trồng nhưng vẫn giữ được độ phì nhiêu của đất thông qua Phát triển
    Nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp sinh thái và đây được coi là một biện pháp
    quan trọng trong sự hình thành nhanh các cân bằng Sinh học trên cơ sở sử
    dụng cân đối giữa phân vô cơ, phân hữu cơ và phân bón vi sinh vật là nội
    dung quan trọng của nền Nông nghiệp sinh thái bền vững tạo ra sản phẩm
    Nông nghiệp sạch chất lượng cao.
    Phân hữu cơ vi sinh đã và đang góp phần tích cực vào việc Xây dựng
    nền Nông nghiệp hữu cơ bền vững. Trong đó phải kể đến vai trò của vi sinh
    vật trong việc làm tăng độ phì nhiêu của đất.
    Từ tình hình thực tế của các vùng trồng rau của Hà Giang, cũng như
    nhu cầu sử dụng rau an toàn nhằm bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống,
    chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại
    phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO 3- của rau cải bắp và hóa
    tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang.


    MỤC LỤC
    Số mục
    Tên mục
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình (hình vẽ, đồ thị .)
    CHưƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1
    1 Đặt vấn đề 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    CHưƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    I
    5
    CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
    1 Cơ sở lý luận 2 Cơ sở thực tiễn
    II
    5
    6
    KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH Phát triển RAU TRÊN THẾ GIỚI
    VÀ VIỆT NAM
    1 Tình hình sản xuất rau tươi trong nước và trên thế giới
    7
    7
    1.1 Vài nét về cây rau họ cải 7
    1.2 Tình hình sản xuất rau trong nước 9
    1.3 Tình hình sản xuất rau cải của một số quốc gia chính 12
    2 Thị trường tiêu thụ rau quả
    15
    2.1 Tiêu thụ nội địa 15
    2.2 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam 18
    2.3 Xuất khẩu rau của một số nước trên thế giới 20
    3 Một số nét về những thành tựu nghiên cứu rau quả
    3.1 Một số thành tựu nghiên cứu 22
    3.2 Một số kết quả nghiên cứu trên rau và ứng dụng 26
    TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NưỚC LIÊN 29
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    1 Vai trò của vi sinh vật đất trong hệ sinh thái Nông nghiệp bền
    vững và khái niệm về phân bón vi sinh
    III
    29
    1.1 Vai trò vi sinh vật đất trong hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững 29
    1.2 Khái niện về phân bón vi sinh vật, phân hữu cơ vi sinh 36
    2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón VSV ngoài nước 36
    3 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng phân bón vi sinh trong nước 41
    4 Điểm tình hình nghiên cứu về phân bón vi sinh trên rau và 46
    nghiên cứu hàm lượng NO3- trong rau
    Khái quát những nghiên cứu về chế phẩm, phân bón vi sinh cho rau 48
    CHưƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
    1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 50
    2 Nội dung nghiên cứu 51
    3 Vật liệu nghiên cứu 52
    3.1 Các loại phân hữu cơ vi sinh (HCVS) dùng trong thí nghiệm 52
    3.2 Các loại phân khoáng dùng trong thí nghiệm 53
    3.3 Đất thí nghiệm 53
    4 Phương pháp nghiên cứu
    53
    4.1 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng 53
    4.2 Phương pháp lấy số liệu, xử lý số liệu 55
    4.2.1 Phương pháp lấy mẫu đất, mẫu cây 55
    4.2.2 Phương pháp phân tích mẫu đất, mầu cây 56
    4.2.3 Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của rau 56
    4.2.4 Phương pháp xác định thời gian bảo quản sau thu hoạch 58
    4.2.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế 58
    4.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 59
    CHưƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    I
    KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- Xã hội VÙNG
    THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
    60
    1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, Xã hội 60
    2 Tình hình sản xuất, kỹ thuật canh tác 61
    3 Một số nét chính về thời tiết sản xuất vụ đông xuân năm 2005- 62
    2006 và 2006- 2007 tại thị xã Hà Giang
    3.1 Nhiệt độ 3.2 ẩm độ không khí và tổng lượng bốc hơi 64
    3.3 Lượng mưa 65
    3.4 Số giờ nắng
    II
    63
    65
    ẢNH HưỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH
    TỚI SINH TRưỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LưỢNG VÀ ĐẤT
    TRỒNG RAU CẢI BẮP
    1 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới sinh trưởng cải bắp
    65
    65
    1.1 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới thời gian sinh trưởng 65
    của rau cải bắp
    1.2 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới số lá rau cải bắp 67
    1.3 Ảnh hưởng của loại phân HCVS tới đường kính tán lá cải bắp 70
    1.4 Ảnh hưởng của loại phân HCVS tới đường kính rau cải bắp 71
    2 Ảnh hưởng của loại phân HCVS tới năng suất rau cải bắp
    73
    2.1 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới yếu tố cấu thành năng 73
    suất rau cải bắp
    2.2 Ảnh hưởng của loại phân HCVS tới năng suất TP rau cải bắp 76
    3 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới hàm lượng NO 3- 78
    trong rau cải bắp sau thu hoạch
    4 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới thời gian bảo quản 80
    rau cải bắp sau thu hoạch
    4.1 Bảo quản trong môi trường tự nhiên 80
    4.2 Bảo quản trong môi trường lạnh 4- 60-C (Tủ lạnh) 83
    5 Ảnh hưởng của một số loại phân HCVS tới hóa tính đất trồng
    cải bắp
    6 Ảnh hưởng của các công thức bón vi sinh tới hiệu quả kinh tế trồng
    rau cải bắp
    Một số nhận xét từ thí ngiệm 1
    87
    88
    ẢNH HưỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH HÀ 90
    GIANG (HCVSHG) TRÊN CÁC NỀN PHÂN KHÓA KHÁC
    NHAU TỚI SINH TRưỞNG, NĂNG SUẤT, HÓA TÍNH ĐẤT VÀ
    HIỆU QUẢ kinh tế SẢN XUẤT RAU CẢI BẮP
    1 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng
    khác nhau tới sinh trưởng của rau cải bắp
    1.1 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng 90
    khác nhau tới thời gian sinh trưởng của cải bắp.
    1.2 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng 91
    khác nhau tới số lá của rau cải bắp
    1.3 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng 94
    khác nhau tới đường kính tán lá cải bắp
    1.4 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng 95
    khác nhau tới đường kính rau cải bắp thương phẩm
    2 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng 96
    khác nhau tới năng suất rau cải bắp
    2.1 Ảnh hưởng của các CT bón tới một số chỉ tiêu chất lượng và năng 96
    suất lý thuyết của rau cải bắp
    2.2 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng 97
    khác nhau tới năng suất rau cải bắp
    3 Ảnh hưởng của các công thức bón phân HCVSHG tới hóa tính
    đất trồng cải bắp
    4 Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng
    khác nhau tới hiệu quả kinh tế trồng rau cải bắp
    III
    99
    90
    100
    4.1 Mức thu nhập/ha 4.2 Lãi thuần thu được từ sản xuất rau cải báp trong thí nghiệm
    IV
    100
    100
    MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO TỔ CHỨC
    NHÂN RỘNG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI, TRONG MỤC TIÊU Phát triển
    VÙNG RAU AN TOÀN CỦA THỊ XÃ HÀ GIANG
    102
    1 Giải pháp về tổ chức 102
    2 Giải pháp về cơ chế, chính sách 103
    3 Giải pháp về vốn, kỹ thuật
    104
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    106
    1 Kết luận 106
    2 Kiến nghị 109
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/46777f7274717471/LV_07_NL_TT_PXL.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...