Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng phát triển của giống lúa Bắ

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1.1. Đặt vấn đề
    ở Việt Nam sản xuất lúa đã, đang và sẽ là ngành sản xuất quan trọng. Việt Nam là một nước đông dân, người Việt Nam coi gạo là nguồn lương thực chính. Cây lúa tồn tại rất lâu ở Việt Nam và thế giới biết đến Việt Nam như một nền văn minh lúa nước. Lúa phát triển rất phù hợp với đất đai, điều kiện sinh thái khí hậu của nước ta. Chính vì vậy, Nhà nước Việt Nam đã ưu tiên phát triển cây lúa, có nhiều chính sách thích hợp cho nông dân phát triển trồng lúa.
    Năm 2005, lần đầu tiên nước ta xuất khẩu gạo đạt hơn 5,2 triệu tấn, với giá bình quân mỗi tấn 267 USD, thu về hơn 1,34 tỷ USD, đây là năm đạt được cả ba chỉ tiêu: sản lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu ở mức cao nhất, kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia thị trường gạo thế giới.
    Những năm gần đây xu hướng xây dựng nền nông nghiệp bền vững nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng nhưng vẫn giữ được độ phì nhiêu của đất thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ sinh thái được coi là một biện pháp quan trọng trong sự hình thành nhanh các cân bằng sinh học trên cơ sở sử dụng cân đối giữa phân vô cơ, phân hữu cơ và phân bón vi sinh vật là nội dung quan trọng của nền nông nghiệp sinh thái bền vững, sản phẩm nông nghiệp sạch chất lượng cao.
    Phân hữu cơ vi sinh đã và đang góp phần tích cực vào việc xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Trong đó phải kể đến vai trò của vi sinh vật trong việc làm tăng độ phì nhiêu của đất. Ngoài việc góp phần tích cực vào các quá trình chuyển hoá các chất bền vững trong đất thành các chất dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, vi sinh vật còn sinh ra nhiều chất sinh học như: các loại vitamin, các chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh, enzim cung cấp cho cây trồng, tăng độ phì của đất và cân bằng sinh thái học trong đất.
    Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2010 là nhanh chóng xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng sinh thái bền vững, nông nghiệp sạch và chất lượng cao.
    Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía Bắc thủ đô Hà Nội, với dân số là 268.136 người và diện tích đất tự nhiên là 30.651,3 ha (bằng 1/3 diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội), trong đó diện tích đất nông nghiệp là 12.675,6 ha, chiếm 41,35% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích lúa hai vụ hiện nay là 16.281 ha, sản xuất lúa chất lượng cao đang được quan tâm phát triển trong hệ thống cơ cấu cây trồng của toàn huyện. Đất đai của huyện Sóc Sơn chủ yếu là bạc màu trên nền phù sa cổ nghèo dinh dưỡng, do vậy bón phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh có tác dụng tăng độ phì của đất là rất cần thiết.
    Những năm gần đây, mức sống của người dân ngày càng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng lúa gạo, nhất là các loại gạo thơm chất lượng cao và an toàn ngày càng lớn. Để có được sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, ngoài yếu tố giống ra thì phân bón bón là một yếu tố quan trọng trong thâm canh giống lúa mới hiện nay.
    Xuất phát từ thực tế nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng phát triển của giống lúa Bắc Thơm số 7 và một số chỉ tiêu sinh, hoá học đất ở Sóc Sơn - Hà Nội năm 2005”.
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh tới giống lúa Bắc thơm số 7: các chỉ tiêu sinh trưởng của cây lúa, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lúa và hiệu quả kinh tế của phân bón.
    - Đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh, hoá học đất của đất bạc màu huyện Sóc Sơn - Hà Nội.
    - Xác định tỷ lệ thay thế vô cơ bằng phân hữu cơ vi sinh.
    - Đánh giá hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ vi sinh so với phân hoá học.
    1.3. Những đóng góp mới của đề tài
    - Về khoa học: kết quả của đề tài góp phần vào cơ sở lý luận sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trên đất bạc màu.
    - Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài có tác dụng nhân rộng diện tích bón phân hữu cơ vi sinh cho cây lúa.
    Việc xác định mức thay thế của phân hữu cơ vi sinh đối với phân hoá học góp phần tiết kiệm đầu tư, tăng thu nhập cho người trồng lúa, mà còn có tác dụng cải tạo đất trồng, giảm ô nhiễm môi trường do giảm lượng phân hoá học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...