Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Lý do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU



    Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái. Nó có ý nghĩa rất lớn tới khả năng cung cấp nước, muối khoáng, chất dinh dưỡng cho cây. Do đó nó có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của thảm thực vật. Mỗi loại đất sẽ có một kiểu thảm thực vật riêng. Ngược lại mỗi kiểu thảm thực vật sẽ đặc trưng cho một kiểu đất xác định. Các kiểu đất này sẽ khác nhau bởi hàng loạt chỉ tiêu như: màu sắc, tính chất lí học, hoá học, hệ vi sinh vật và động vật đất.
    Đặc tính cơ bản của đất được thể hiện qua độ phì, độ phì là nhân tố tổng hợp được quy định bởi nhiều yếu tố: Đá mẹ, thành phần cơ giới, cấu tượng đất, độ ẩm, độ thoáng khí, độ dày tầng đất, đặc điểm hoá tính. Do đó độ phì ảnh hưởng đến nhiều mặt của hệ sinh thái rừng nói riêng cũng như thảm thực vật nói chung. Đất càng tốt thì độ phì càng cao. Ngược lại thảm thực vật sẽ có tác dụng trở lại với đất một cách rất tích cực, nó thúc đẩy cho đất nhanh chóng tăng được độ phì nhiêu của đất [33].
    Trong thời gian gần đây do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người cũng như những biến đổi của thiên nhiên đã làm cho đất rừng ngày càng bị suy thoái. Từ đó đã làm giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng. Nếu trước kia trên trái đất diện tích rừng chiếm khoảng 6 tỉ ha thì đã giảm xuống còn 4,4 tỉ ha vào năm 1958 và 3,8 tỉ ha vào năm 1973. Hiện nay diện tích rừng chỉ còn khoảng 2,9 tỉ ha. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng hàng năm thế giới sẽ mất đi trung bình 16,7 triệu ha rừng nếu tiếp tục đà này thì trong vòng 166 năm tới trên trái đất sẽ không còn rừng nữa [31].
    Ở Việt Nam trong những năm qua do quá trình khai thác quá mức tài nguyên rừng cùng với phong tục tập quán lạc hậu của các địa phương như:


    Du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy và sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc đã làm cho diện tích rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu thống kê năm 1943 độ che phủ rừng ở nước ta là 43%, đến năm 1993 chỉ còn
    26%. Mặc dù năm 1999 con số này đã tăng lên 33,2% nhưng vẫn chưa đảm bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta đã hết sức chú trọng tới vấn đề bảo vệ, phục hồi lại rừng nói riêng và thảm thực vật nói chung.
    Xuất phát từ ý tưởng cho rằng cần có những nghiên cứu sâu hơn về tính chất của đất để thấy được ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất rừng, nhằm mục đích phục hồi lại hệ sinh thái rừng và sử dụng đất một cách hợp lí trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Đồng thời đề xuất những biện pháp để cải tạo những nơi đất bị xói mòn, bạc màu, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc. Với lý do như vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Yên Ninh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”.


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . 1


    1. Lý do chọn đề tài 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

    3. Phạm vi nghiên cứu 3

    4. Đóng góp mới của luận văn 3

    Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4

    1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống thực vật 4

    1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài . 4

    1.1.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống thực vật . 5

    1.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất 8

    1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực vật 8

    1.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất 10

    1.2.3. Những nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật 13

    Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 15

    2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế vùng nghiên cứu . 15

    2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính . 15

    2.1.2. Địa hình 16

    2.1.3. Khí hậu . 18

    2.1.3.1. Chế độ nhiệt 19

    2.1.3.2. Chế độ mưa, ẩm . 19

    2.1.3.3. Chế độ gió và số giờ nắng 20

    2.1.4. Đất đai 21

    2.2. Điều kiện kinh tế xã hội . 22

    2.2.1. Dân số, dân tộc 22

    2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 22

    Chương 3: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

    3.1. Đối tượng nghiên cứu 24


    3.2. Địa điểm nghiên cứu 24

    3.3. Nội dung nghiên cứu . 24

    3.3.1. Về thành phần thực vật . 24

    3.3.2. Về môi trường đất . 24

    3.4. Phương pháp nghiên cứu 25

    3.4.1. Phương pháp điều tra 25

    3.4.1.1. Phương pháp tuyên điều tra (TĐT) 25

    3.4.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC) 26

    3.4.2. Phương pháp thu mẫu . 26

    3.4.2.1. Thu mẫu thực vật . 26

    3.4.2.2. Thu mẫu đất . 27

    3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu 27

    3.4.3.1. Phân tích mẫu thực vật 27

    3.4.3.2. Phân tích mẫu đất 27

    3.4.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân . 28

    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 29

    4.1. Thành phần loài, dạng sống, cấu trúc quần xã rừng . 29

    4.1.1. Thành phần loài thực vật tại các điểm nghiên cứu 29

    4.1.2. Thành phần dạng sống tai các điểm nghiên cứu 45

    4.1.3. Cấu trúc hình thái của các quần xã nghiên cứu . 51

    4.2. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất trong các quần xã thực vật . 59

    4.3. Ẩnh hưởng của quần xã rừng đến một số tính chất lý học của đất . 62

    4.3.1. Độ ẩm đất . 63

    4.3.2. Độ xốp 64

    4.3.3. Mức độ xói mòn đất 64

    4.3.4. Thành phần cơ giới đất . 65


    4.4. Ảnh hưởng của các quần xã thực vật đến một số tính chất hóa học của đất . 67
    4.4.1. Độ chua pH(KCl) 67

    4.4.2. Hàm lượng mùn tổng số (%) . 69

    4.4.3. Hàm lượng đạm tổng số (%) . 70

    4.4.4. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu . 71

    4.4.5. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi 74

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77

    I. Kết luận . 77

    II. Đề nghị . 77

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

    PHỤ LỤC 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...