Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có chứa chất kích ứng miễn dịch lên khả năng kháng bệnh xuấ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có chứa chất kích ứng miễn dịch lên khả năng kháng bệnh xuất huyết lở loét trên cá mú E. coioides

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CÁM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC BẢNG .v
    DANH MỤC HÌNH .vi
    ĐẶT VẤN ĐỀ .1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
    1.1. VÀI NÉT VỀ LOÀI CÁ NGHIÊN CỨU (SERRANIDAE) .3
    1.1.1 Hệ thống phân loại 3
    1.1.2. Vài nét về tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam .3
    1.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh xuất huyết lở loét trên cá mú .3
    1.2.1. Trên thế giới 3
    1.2.2. Ở Việt Nam 4
    1.3. Hiện trạng về các biện pháp phòng trị bệnh lở loét cho cá mú 5
    1.4. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên ở cá xương 7
    1.5. Tình hình sử dụng chất kích ứng miễn dịch trong nuôi trồng thủy sản .9
    1.5.1. Trên thế giới 9
    1.5.2.Ở Việt Nam 13
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
    2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu .14
    2.1.1. Địa điểm thực hiện .14
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu .14
    2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 14
    2.1.3.1. Cá mú nghiên cứu .14
    2.1.3.2. Chế phẩm sử dụng nghiên cứu .14
    2.1.3.3. Vi khuẩn dùng thử thách .15
    2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 15
    2.2.1. Điều kiện thí nghiệm 15
    2.2.2. Chế độ cho ăn .17
    2.2.3. Thí nghiệm công độc 17
    2.3. Phương pháp xác định khả năng kháng bệnh . 20

    2.3.1. Phương pháp xác định tỷ lệ cá bị bệnh, tỷ lệ chết tích lũy .20
    2.3.2. Phương pháp xác định chỉ số RPS và LD
    50
    20
    2.4. Phương pháp xác định công thức bạch cầu máu cá 21
    2.5. Phương pháp xử lý số liệu 21
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .22
    3.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ và mức độ biểu hiện bệnh saukhi thách thức 22
    3.1.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ và mức độ biểu hiện bệnh saukhi thử thách ( đợt 1) .22
    3.1.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ và mức độ biểu hiện bệnh saukhi thử thách (đợt 2) 27
    3.1.3. Kết quả phân lập trở lại trên các mẫu cá bị bệnh sau khi công cường độc 30
    3.2. Tỷ lệ sinh tồn tương đối RPS và LD50
    .32
    3.2.1. Tỷ lệ sinh tồn tương đối RPS và LD
    50
    .32
    3.3. Biến đổi công thức bạch cầu 34
    3.3.1. Sự biến đổi công thức bạch cầu đợt 1 34
    3.3.1. Sự biến đổi công thức bạch cầu đợt 2 .36
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .41
    4.1. Kết luận 41
    4.2. Kiến nghị 41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .42

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Khánh Hoà là tỉnh có nghề nuôi cá biển khá phát triển ở Việt Nam; cá mú là đối
    tượng có giá trị kinh tế cao đang được nuôi ở nhiềunơi trong địa bàn tỉnh như Cam
    Ranh, Cửa Bé, Vũng Ngán, Vạn Ninh, với các hình thức nuôi lồng trên biển và nuôi
    trong ao đất.
    Gần đây, nghề nuôi cá mú gặp nhiều khó khăn do dịchbệnh gây ra. Cá mú nuôi
    bị bệnh có thể chết rải rác đến hàng loạt, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi [3,
    15]. Trong đó, bệnh xuất huyết lở loét là bệnh rất thường gặp trên cá mú nuôi tại
    Khánh Hòa [3,15]. Tác nhân gây bệnh được xác định là do vi khuẩn thuộc nhóm
    Vibrionhư Vibrio parahaemolyticus,V. alginolyticus [15, 70],V. anguillarum[3].
    Bệnh xẩy ra ở hầu hết các giai đoạn của cá; vì thế,tìm ra phương pháp phòng bệnh
    hợp lý có thể hạn chế được những tổn thất do dịch bệnh gây ra là hết sức cần thiết.
    Thực tế hiện nay, trong nuôi trồng thủy sản, người dân thường sử dụng hóa chất
    hoặc kháng sinh để phòng - trị bệnh; và đã có rất nhiều loại thuốc và kháng sinh được
    người nuôi sử dụng, song việc sử dụng kháng sinh tràn lan có thể gây hiện tượng lờn
    thuốc mà không mang lại hiệu quả. Mặt khác, dư lượng kháng sinh trong sản phẩm có
    thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và làmgiảm giá trị sản phẩm.
    Để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
    nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất, người ta đã sử dụng
    nhiều biện pháp khác nhau để phòng bệnh như sử dụngvaccine, chế phẩm sinh học hoặc
    chất kích ứng miễn dịch (Immunostimulants) nhằm làmtăng khả năng miễn dịch cho cá.
    Trên thế giới, người ta đã nghiên cứu sử dụng thànhcông một số sản phẩm như Beta
    glucan, Glucan, Vitamin C [106], Chitin, Chitosan, Levamisole [114], để tăng khả
    năng miễn dịch cho cá kháng lại nhiều loại bệnh do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra.
    Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa có một nghiên cứu nàovề mức độ ảnh hưởng của những
    chế phẩm này đối với việc kích ứng miễn dịch trên cá mú, nhằm chống lại bệnh xuất
    huyết, lở loét.
    Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Thuỷ Sản, hội
    đồng xét duyệt đề cương luận văn cao học ngành Nuôitrồng thuỷ sản và Thầy giáo
    hướng dẫn, tôi được phép thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế

    phẩm có chứa chất kích ứng miễn dịch lên khả năng kháng bệnh xuất huyết lở loét
    trên cá mú E. coioides”
    Mục tiêu của đề tài: Xác định được hiệu quả của 3 chế phẩm Vime glucan,
    Glumin và Betami đối với khả năng kháng bệnh xuất huyết lở loét của cá mú
    Epinephelus coioides.
    Nội dung của đề tài:
    1. Ảnh hưởng của các chất kích ứng miễn dịch đến tỷ lệvà mức độ nhiễm bệnh
    trên cá mú E. coioidessau khi cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh xuất huyết lở loét.
    2. Xác định liều gây chết LD50, tỷ lệ sinh tồn tương đối RPS của cá mú thí nghiệm
    sau khi cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh lở loét.
    3. Ảnh hưởng của các chất kích ứng miễn dịch đến sự biến đổi công thức bạch cầu
    máu cá mú E. coioides.
    Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
    Ý nghĩa khoa học: Bổ sung những tư liệu về miễn dịch và khả năng phòng bệnh
    của một số sản phẩm kích ứng miễn dịch trên cá từ dó có cơ sở phòng bệnh trên cá mú
    nuôi.
    Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc phòng bệnh
    trên cá mú, nhằm mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần tạo ra một nghề
    nuôi bền vững.

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Vài nét về loài cá nghiên cứu (Serranidae)
    1.1.1 Hệ thống phân loại
    Ngành: Chordata
    Lớp cá xương: Osteichthyes
    Lớp phụ vây tia: Actinoterggii
    Bộ cá Vược: Perciformes
    Họ cá mú: Serranidae
    Giống: EpinephelusBloch, 1793
    Loài: E. coioidesForskal, 1775
    Cá mú E. coioidesthuộc loài cá dữ, trong tự nhiên chúng ăn giáp xác, cá và
    động vật thân mềm. Khả năng bắt mồi của cá mú giảm khi nhiệt độ nước thấp hơn
    18
    0
    C và tốt nhất ở 22-30
    0
    C [14, 52].
    1.1.2. Vài nét về tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam
    Ở Việt Nam nghề nuôi cá mú mới tiến hành từ năm 1989. Cá mú được nuôi tập
    trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Vũng
    Tàu với các hình thức nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất [2]. Nguồn giống chủ
    yếu thu từ tự nhiên, giống nhập nội (phần lớn từ Đài Loan), và một lượng nhỏ từ sản
    xuất nhân tạo trong nước.
    Năm 2003, cả nước có khoảng 6.800 lồng nuôi cá biển, 80% trong số đó là những
    lồng nuôi cá mú; ngoài ra còn khoảng 500 ha vùng ven bờ được sử dụng để nuôi cá mú
    trong ao đìa. Nghề nuôi cá mú đã tạo ra khoảng 3.000 tấn cá mú thương phẩm, mang
    lại 300 tỷ đồng/năm; Tuy nhiên, nghề nuôi cá mú thường gặp nhiều khó khăn do dịch
    bệnh và thiệt hại do dịch bệnh gây ra là rất lớn [9].
    1.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh xuất huyết lở loét trên cá mú
    1.2.1. Trên thế giới
    Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới đã phát triển rất
    mạnh mẽ, sản lượng của nghề này đã tăng gấp đôi chỉtrong vòng một thập kỷ qua
    [45]. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nuôi trồng thủy sản là sự bùng phát của
    dịch bệnh, và thiệt hại do dịch bệnh gây ra có thểước tính đến hàng triệu USD [28].
    Năm 1993, ở Singapore chỉ với 2 trại cá mú nuôi thâm canh bị bệnh đã gây thiệt hại
    tổng cộng 360.500 đô la Singapore [37]; Theo Somga và cs (2001), ở Philippines có

    tới 88,3% hộ nuôi cá mú bị tổn thất do dịch bệnh gây ra [97]. Ở Thái Lan cũng có
    khoảng 82,0% hộ nuôi cá hồng, cá mú bị thua lỗ do dịch bệnh [85]. Kết quả nghiên
    cứu của Chong (2001), con số này ở Hồng Kông là 95,0%, trong đó tác hại do bệnh lở
    loét chiếm 68,0% và gây tỷ lệ tử vong đến 72,0% số cá nhiễm [36]. Theo Bodad-Reantaso và cs (2001), dịch bệnh do vi khuẩn Vibriogây ra ở Malaysia làm thiệt hại
    khoảng 20 triệu Ringít [28].
    Xuất huyết lở loét là bệnh thường bắt gặp trên cá mú và tác nhân được xác định
    là vi khuẩn Vibrio. Vi khuẩn Vibrionhiễm vào máu và làm cho cá bị xuất huyết. Bệnh
    thường kết hợp với các bệnh khác như bệnh mụn đỏ dovi khuẩn Streptococcus sp. gây
    ra. Bệnh lở loét do Vibriogây ra đã được công bố ở cá mú Chấm Nâu (Epinephelus
    malabaricus), cá mú Đen (E. coioides), cá mú Mỡ (E. tauvina ) và cá mú Mè (E.
    bleekeri) làm thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi cá mú ở Brunei, Darussalam, Malaysia,
    Đài Loan, Hồng Kông, Indonesia, Kuwait, Singapore, Philippines, Thái Lan [102].
    Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, khi nhiệt độ nước lên cao [18], [20], [54], [102],
    [103]. Tác nhân gây bệnh vibriosislà Vibrio parahaemolyticus, V. alginolyticus, V.
    vulnificus và V. carchariae.Trường hợp bị nhiễm bởi V. carchariae, cá bị viêm dạ dày,
    ruột biểu hiện là sự căng phồng ruột và có thể quansát thấy chất dịch màu vàng [102].
    Theo Leong và Wong (1990), hai loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticusvà V.
    alginolyticusthường bắt gặp trên các mẫu cá mú nuôi ở Malaysia bị bệnh [60]. Trong
    một nghiên cứu khác trên cá mú ở Singapore, Leong (1994) cũng thấy rằng bệnh
    nhiễm trùng máu gây ra trên cá mú cũng là hai loài vi khuẩn nói trên [62].
    Cá bị bệnh nhiễm trùng xuất huyết (Vibriosis) thường có các dấu hiệu: bỏ ăn,
    màu sắc thân sậm lại, bơi gần mặt nước, có thể ở trạng thái mất cân bằng, chỗ hoại tử
    có thể bị xuất huyết, vây bị hoại tử, mắt lồi đục, chảy máu trong khoang bụng do sự
    xuất huyết ở các cơ quan nội tạng [103].
    1.2.2. Ở Việt Nam
    Trong thời gian gần đây có một số công trình công bố về bệnh ở cá mú (Vo The
    Dung và cs. 2008a; Vo The Dung và cs. 2008b; Vo TheDung và cs. 2011), nhưng các
    công trình này đều tập trung về ký sinh trùng. Côngtrình nghiên cứu đầu tiên về bệnh
    lở loét ở cá mú do Nguyễn Thị Thanh Thùy (2005) thực hiện, kết quả của nghiên cứu
    này cho thấy, xuất huyết lở loét là bệnh thường gặpnhất trên cá mú, ở Nha Trang có
    tới 83,3% và ở Cam Ranh có 77,8% số hộ nuôi gặp bệnh này, bệnh lây lan rất nhanh

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Bùi Quang Tề (1995). “Thực hành chuẩn đoán bệnh tômcá”. Viện Nghiên Cứu
    NTTS I, Bộ Thủy Sản, Hà Nội
    2. Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên, 1998. “Đặc điểm sinhhọc, nuôi và sản xuất
    giống cá Song (Epinephlus) ở miền Bắc Việt Nam”. Trong: Tuyển tập các công
    trình nghiên cứu nghề cá biển, tập 1, trang 96 – 125. Viện nghiên cứu Hải Sản,
    Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
    3. Đỗ Thị Hòa và cs (2008). “Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi ở Khánh
    Hòa”. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, số 2, Trang 16 – 24. Trường Đại
    học Nha Trang.
    4. Đỗ Thị Hoà (2003). “ Phương pháp chẩn đoán bệnh dovi khuẩn ở động vật thuỷ sản.
    “Bài giảng thực hành bệnh vi khuẩn”. Trường ĐH Nha Trang, Khánh Hoà.
    5. Đỗ Thị Hoà, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và NguyễnThị Muội (2004).
    “Bệnh học thuỷ sản”. NXB Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
    6. Hội nghề cá Việt Nam, 1998. “Các loài cá kinh tế ở biển Việt Nam”. Nhà xuất
    bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
    7. Kim Văn Vạn, Lê Thanh Hòa (2009). “Giáo trình miễn dịch học thủy sản”. NXB
    Nông Nghiệp.
    8. Lê Trọng Phấn, 1993. “Sơ bộ nghiên cứu họ cá Mú (Serrranidae)”. Trong: Tuyển
    tập báo cáo khoa học Hội nghị sinh học biển toàn quốc lần thứ nhất, trang 309 –
    319. Viện Hải Dương Học, Nha Trang.
    9. Lê Anh Tuấn (2003). “Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam: hiện trạng và các trở
    ngại về mặt kỹ thuật Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số đặc biệt/2004,
    Trường ĐH Thủy sản, Trang 174-179.
    10. Lưu Thị Dung (1996). “Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học liên quan đến trạng
    thái sinh lý cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellusC.&V.)”. Luận án PTS Trường
    Đại học Thủy sản.
    11. Nguyễn Hữu Dũng. Bài giảng “Miễn dịch học và ứng dụng trong nuôi trồng thủy
    sản”. Trường đại học Nha Trang.
    12. Nguyễn Nhật Thi, 1991. “Cá biển Việt Nam – Cá xươngvịnh Bắc bộ”. Trung tâm
    Nghiên cứu biển Hải Phòng. NXB KH & CN – Hà Nội, trang 278 – 279.

    13. Nguyễn Ngọc Nhiên (1992). “Sổ tay thí nghiệm bệnh cá vi sinh” (dịch từ bảng
    gốc của J.A. Plumb & P.R. Bower). Bộ thủy sản, Hà Nội.
    14. Nguyễn Tác An và cs (1994). “Kỹ thuật nuôi lồng cá biển”. NXB Nông nghiệp,
    Hà Nội.
    15. Nguyễn Thị Thanh Thùy (2005). “Nghiên cứu bệnh lở loét ở cá mú (Serranidae)
    nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa”. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Nha Trang,
    2005.
    16. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Huỳnh Minh Sang, Hà Lê Thị Lộc, Nguyễn Trung Kiên
    (2007). “Kết quả bước đầu về hiệu quả chất kích thích hệ miễn dịch Beta glucan
    lên sức khỏe cá Khoang cổ đen đuôi vàng Amphiprion clarkii(Bennett, 1830)”.
    Báo cáo Khoa học Hội nghị Toàn quốc. Những vấn đề Nghiên cứu Cơ bản trong
    Khoa học Sự sống. Quy Nhơn:10-8-2007. Trang 191 – 194.
    17. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Hoàng Yến (2009). “Hiệu quả của Beta –
    1,3/1,6 glucan lên tỷ lệ sống và sức đề kháng với Vibrio alginolyticus của cá
    khoang cổ đỏ(Amphiprion frenatus Brevoort,1856)”. Tạp chí Khoa học và Công
    nghệ biển T9 (2009). Số 2. Trang 71 – 80.
    18. Phan Thị Vân (2006). “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá mú và
    cá giò nuôi và đề xuất các giải pháp phòng trị”. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học
    và kỹ thuật., Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, Bộ thủy sản.
    19. Thanh Hoàng (2005). “Các biện pháp phòng bệnh trongnuôi thủy sản ven biển ở
    Thái Lan”. Tạp chí Thủy sản số 8 - 2005, trang 57 –58.
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    20. Alexander I.B. and G.A. Ingram, 1992. “Non-cellularnon-specific defense
    mechanisms in fish”. Annual Review of Fish Diseases, 2: 249-279.
    21. Amend. D. F. (1981). “Potency testing of fish vaccines”. Dev. Biol. Standard.
    49: 447 – 454.
    22. Anderson DP (1992) “lmmunostimulants, adjuvants andvaccine carriers in fish:
    applications to aquaculture”. Ann Rev Fish Dis 2:281-307.
    23. Anderson DP, Siwicki AK (1994). “Duration of protection against Aeromonas
    salrnonicida in brook trout immunostimulated with glucan or chitosan by injection
    or immerson”. Prog Fish Cult 56:258-261

    24. Anderson DP, Silwicki AK, Dixon OW, Lizzio EF (1989). “Immunostimulation
    by levamisole in rainbow trout ( Salmo gairdneri) in vivo”. In: Ahne W, Kurstak
    E (eds) Viruses of lower vertebrates. Springer-Verlag, Berlin, p. 469 – 478.
    25. Ann-Chang Cheng, Chien-Wei Tu, Yu-Yuan Chen, Fan-Hua Nan and Jiann-Chu Chen (2007). “The immunostimulatory effects of sodium alginate and iota-carrageenan on orange-spotted grouper Epinephelus coicoidesand its resistance
    against Vibrio alginolyticus”. Fish & Shellfish Immunology 22, 3. p. 197-205.
    26. Ann-Chang Cheng, Yu-Yuan Chen, Jiann-Chu Chen (2008). “Dietary
    administration of sodium alginate and k-carrageenanenhances the innate immune
    response of brown-marbled grouper Epinephelus fuscoguttatusand its resistance
    against Vibrio alginolyticus”. Veterinary Immunology and Immunopathology
    121. p. 206–215
    27. Ayyaru Gopalakannan, Venkatesan Arul. 2006. “Immunomodulatory effects of
    dietary intake of chitin, chitosan and levamisole on the immune system of
    Cyprinus carpio and control of Aeromonas hydrophilainfection in ponds”.
    Aquaculture 255: 179–187.
    28. Bondad-Reantaso M. G., Subasinghe R. P., Arthur J. R., Ogawa K., Chinabut
    S., Adlard R., Tan Z., Shariff M. (2005), “Disease and health management in Asia
    aquaculture”, Veterinary Parasitology, 132(3-4), pp. 249-272.
    29. Bosworth, B.G., W.R. Wolters, D.J. Wise and M.H. Li, 1998. “Growth, feed
    conversion, fillet proximate composition and resistance to Edwardsiella ictaluri of
    channel cat fish, Ictalurus punctatus (Rafinesque),blue cat fish, Ictalurus furcatus
    (Lesueur), and their reciprocal F1 hybrids fed 25% and 45% protein diets”.
    Aquaculture Research, 29: 251-257.
    30. Braun R., Arnesen J., Rinne A. and Hjelmeland K., 1990. “Immunohistologycal
    localization of trypsin in mucóu – secrecting cell layers of Atlantic salmon”. Dev.
    Comp. Immunol.,13, pp. 233 – 241.
    31. Cai, W., S. Li., and J. Ma, 2004. “Diseases resistance of Nile tilapia
    (Oreochromis niloticus), blue tilapia (Oreochromis aureus) and their hybrid
    (female Nile tilapia & male blue tilapia) to Aeromonas sobria”. Aquaculture, 229:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...