Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và ra hoa của lan Hồ Điệp Phalaen

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2012

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và có nhiều loài hoa
    lan quý được thế giới biết đến. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, Việt
    Nam có tới trên 1100 loài lan và còn có thể có nhiều hơn nữa.
    Ở nước ta, ngành trồng hoa lan đang bước đầu phát triển và vươn lên
    chiếm lĩnh thị trường. Trồng hoa lan vừa là một thú chơi tao nhã mà cũng vừa
    đem lại lợi ích kinh tế cho người trồng lan để không những phục vụ nhu cầu
    trong nước mà còn cả cho xuất khẩu.
    Nhưng hiện nay trong thực tế sản xuất hoa ở của chúng còn ít về số
    lượng và chủng loại, sản xuất thì nhỏ lẻ, diện tích lại chưa nhiều, thiếu các
    giống hoa đẹp, lạ mắt nhất là cây hoa lan Hồ Điệp, các biện pháp kỹ thuật
    đồng bộ chưa được áp dụng nhiều vào trong sản xuất. Các loại hoa đẹp lạ mắt
    chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc với giá thành cao.
    Thái Nguyên cũng là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên để
    phát triển ngành trồng lan. Trong quá trình điều tra và nuôi trồng thử nghiệm
    các loại lan tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy lan Hồ Điệp có khả
    năng phát triển thuận lợi về điều kiện tự nhiên việc phát triển lan tại tỉnh Thái
    Nguyên còn nhiều khó khăn: chưa có đơn vị chuyên sâu nghiên cứu về lan,
    chưa cung cấp được nguồn lan tại chỗ, kỹ thuật chăm sóc còn yếu kém, đặc
    biệt chưa quan tâm nhiều đến điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm làm cho
    chất lượng của hoa lan Hồ Điệp chưa cao.
    Tình trạng trên đặt ra vấn đề cần giải quyết trước mắt và lâu dài là tìm
    hiểu kỹ thuật tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo cho cây
    hoa lan hồ điệp có màu sắc đẹp, có độ bền cao.
    Cần điều tra, phân loại và đánh những biện pháp kỹ thuật phù hợp cho
    cây hoa, giống hoa thích hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Trên cơ
    sở đó có thể tìm ra những biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất,
    nhằm nâng cao giá trị kinh tế và tăng thu nhập cho người trồng hoa.
    Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
    Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng
    và ra hoa của lan Hồ Điệp Phalaennopsis
    ” để đáp ứng nhu cầu về hoa ngày
    càng cao của người tiêu dùng.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và
    ra hoa của cây lan Hồ Điệp.
    3. Yêu cầu nghiên cứu
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và ra hoa của
    cây lan Hồ Điệp.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng và ra hoa của cây
    lan Hồ Điệp.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che ánh sáng đến sinh trưởng và ra
    hoa của cây lan Hồ Điệp.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    4.1. Ý nghĩa khoa học
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về khả
    năng sinh trưởng và ra hoa của cây lan Hồ Điệp tại Thái Nguyên.
    - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu
    về hoa lan Hồ Điệp.
    4.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả đề tài góp phần giải quyết yêu cầu thực tế sản xuất của các hộ
    nông dân, các doanh nghiệp trồng hoa lan để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật
    tốt nhất trong việc nuôi trồng lan Hồ Điệp.
    Tạo tiền đề thúc đẩy nghề trồng hoa lan ở Thái Nguyên, góp phần
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...