Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của một số dòng, giố

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    Trang PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC CÁC HÌNH x

    MỞ ĐẦU . 1
    I. Đặt vấn đề . 1
    II. Mục tiêu nghiên cứu 2
    III. Yêu cầu nghiên cứu 2
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và ở Việt Nam 3
    1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới . 3
    1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam 7
    1.2. Tình hình nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn trên thế giới và trong nước .15
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn trên thế giới 15
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn ở Việt Nam .20
    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    2.1. Đối tượng nghiên cứu .27
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .27
    2.3. Nội dung nghiên cứu 27
    2.4. Phương pháp, quy trình, chỉ tiêu nghiên cứu .27
    2.4.1. Phương pháp và quy trình bố trí thí nghiệm .27
    2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 30
    2.4.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng 30
    2.4.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .31
    2.4.2.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu .32
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .33
    3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Lào Cai năm 2010 .33
    3.2. Kết quả nghiên cứu về 9 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai năm 2010 .34
    3.2.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống sắn tham gia thí nghiệm 34
    3.2.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm 35
    3.2.3. Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm .37
    3.2.4. Tuổi thọ lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm .38
    3.2.5. Một số chỉ tiêu nông học của 9 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm 40
    3.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 9 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm .42
    3.2.7. So sánh năng suất, chất lượng của 9 dòng giống sắn tham gia thí nghiệm 48
    3.2.8. Hiệu quả kinh tế của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm 51
    3.3. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của giống sắn KM98-7 tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - năm 2010
    3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn KM98-7 .54
    3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá của giống sắn KM98-7 55
    3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tuổi thọ lá của giống sắn KM98-7 .57
    3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống sắn KM98-7 58
    3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM98-7 .59
    3.3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống sắn KM98-7 61
    3.3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống sắn KM98-7 63
    3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đối với giống sắn KM98-7 tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - năm 2010 65
    3.4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn KM98-7 65
    3.4.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn KM98-7 .66
    3.4.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tuổi thọ lá của giống sắn KM98-7 .67
    3.4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM98-7 68
    3.4.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn KM98-7 69
    3.4.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống sắn KM98-7 .71
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .75
    1. Kết luận .75 Số
    2. Đề nghị 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

    MỞ ĐẦU
    I. Đặt vấn đề
    Cây Sắn (Manihot esculenta Crantz) là một trong những cây lương thực dễ trồng, có khả năng thích ứng rộng, và trồng được trên những vùng đất nghèo, không yêu cầu cao về điều kiện sinh thái, phân bón, chăm sóc. Nó được trồng rộng rãi ở 300 Bắc đến 300 Nam và được trồng ở trên 100 nước nhiệt đới thuộc ba châu lục lớn là châu Phi, châu Mĩ và châu Á. Theo Tổ chức lương thực thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới (www. TTTA. Food market, 2009) [33]. Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hoá xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm .
    Cây sắn du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIII. Đã được trồng hầu hết ở các tỉnh của Việt Nam, từ Bắc đến Nam: Vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển Nam Trung Bộ, vùng Khu bốn cũ và vùng Đông Nam Bộ.
    Hiên nay, ở Việt Nam, sắn không những là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến tinh bột cũng như thức ăn gia súc với sản phẩm khá đa dạng và phong phú, mà còn là cây dùng để là nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học Ethanol. Do đó sắn đã trở thành cây hàng hoá xuất khẩu của nhiều tỉnh.
    Tuy vậy năng suất sắn tại nhiều địa phương ở Việt Nam cũng như ở huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai vẫn còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng, năng suất của các giống sắn mới. Lý do là người nông dân thường quan niệm sắn là
    cây trồng dễ trồng, thích ứng rộng, ít sâu bệnh, chịu được chua, nghèo dinh dưỡng và không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên chưa chú ý đầu tư thâm canh và chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái. Để phục vụ cho chiến lược phát triển sắn bền vững ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, việc nghiên cứu về giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của các dòng, giống sắn là vấn đề rất cần thiết. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của một số dòng, giống sắn mới tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai năm 2010”.
    II. Mục tiêu nghiên cứu
    - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các giống sắn tham gia nghiên cứu. Nhằm lựa chọn được dòng, giống sắn mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái vùng nghiên cứu.
    - Trên cơ sở nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật về mật độ và tổ hợp phân bón từ đó bổ sung vào quy trình kỹ thuật thâm canh, để nâng cao năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế của giống sắn KM98-7 tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.
    III. Yêu cầu nghiên cứu
    - So sánh các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống sắn tham gia nghiên cứu. - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống tham gia nghiên cứu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống sắn mới KM98-7. - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống sắn KM98-7.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...