Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của Tôm Thẻ Chân Trắng (Li

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
    2.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) 2
    2.1.1. Hệ thống phân loại 2
    2.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo 2
    2.1.3. Đặc điểm phân bố của tôm chân trắng 3
    2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng 3
    2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 5
    2.1.6. Đặc điểm sinh sản 6
    2.1.7 Khả năng thích ứng với môi trường 7
    2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng 7
    2.2.1. Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới 7
    2.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 9
    2.2.3. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế 10
    2.3. Sơ lược Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam 10
    PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
    3.1.1. Thời gian nghiên cứu 13
    3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 13
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 13
    3.3. Nội dung nghiên cứu 13
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 14
    3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 14
    3.4.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 15
    3.4.3. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng 15
    3.4.4. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR). 16
    3.4.5. Hiệu quả kinh tế: 17
    3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 17
    PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
    4.1 Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu 18
    4.1.1.Vị trí địa lý 18
    4.1.2. Khí hậu. 18
    4.1.3 Địa hình 19
    4.1.4. Tài nguyên 19
    4.1.5. Thủy văn 20
    4.2. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường 21
    4.2.1. Nhiệt độ nước 21
    4.2.2. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) 23
    4.2.3. pH 24
    4.2.4. Độ mặn 25
    4.2.5. Độ kiềm 26
    4.2.6. NH3. 28
    4.3. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hai mật độ đến tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng. 29
    4.3.1. Tăng trưởng về chiều dài 29
    4.3.2. Tăng trưởng về khối lượng 33
    4.4. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của tôm 36
    4.5. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 37
    4.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế 38
    PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
    5.1. Kết luận 40
    5.2. Kiến nghị 40
    PHẦN 6 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 42


    PHẦN 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Việt Nam có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông rạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tạo cho nước ta một tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là nuôi tôm.
    Trong những năm vừa qua nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế sôi động của nước nhà, trong đó nuôi trồng thủy sản nước lợ mặn, đặc biệt là nuôi tôm sú đã đóng góp trên 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do môi trường ao nuôi có chiều hướng suy thoái, ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng nhiều nên nuôi tôm sú không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    Bên cạnh đó tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là loài tôm rộng muối, rộng nhiệt, có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu tốt hơn tôm sú, thời gian nuôi ngắn có thể tránh được những rủi ro bất lợi về thời tiết, khí hậu, người nuôi có khả năng thu lợi nhuận dễ hơn nuôi tôm sú. Đây được xem là đối tượng mới đang được ưu tiên phát triển.
    Để nuôi tôm được hiệu quả thì ngoài việc quản lý các yếu tố môi trường tốt và có các kỹ thuật thì việc xác định mật độ ương nuôi tôm giống cũng là yếu tố quyết định tới sức khỏe, chất lượng và sự thành bại của một vụ nuôi, chính vì vậy em chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei, Boone, 1931) giai đoạn Post 10- Juvenile tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam - Chi nhánh Huế 2, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
    Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương tới tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm nhằm đưa ra mật độ ương tốt nhất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
     

    Các file đính kèm:

    • 2.docx
      Kích thước:
      2.1 MB
      Xem:
      3
Đang tải...