Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống cà chua triển vọng TN3

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Phần 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích - yêu cầu 2
    1.2.1. Mục đích 2
    1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
    1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: 2
    1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2

    Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1. Cơ sở khoa học 3
    2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới 4
    2.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 4
    2.2.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới 7
    2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 10
    2.3.1. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 10
    2.3.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 13
    2.4. Nghiên cứu về điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật 17
    2.4.1. Nhiệt độ 17
    2.4.2. Nước 17
    2.4.3. Đất và chất dinh dưỡng 18
    2.4.3.1. Đất 18
    2.4.3.2. Dinh dưỡng 18
    2.4.4. Các nghiên cứu về mật độ 20

    Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Nội dung 21
    3.2. Vật liệu nghiên cứu 21
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
    3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21
    3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 22
    3.4. Xử lý thống kê sinh học 24

    Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
    4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Thu Đông năm 2011 25
    4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 vụ Thu Đông năm 2011 26
    4.2.1. Thời kỳ vườn ươm 26
    4.2.2. Thời kỳ ngoài ruộng sản xuất 27
    4.3. Sự tăng trưởng về chiều cao thân chính 28
    4.4. Động thái ra lá trên thân chính của giống cà chua TN386 32
    4.5. Đánh giá tình hình nhiễm sâu, bệnh hại của giống cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau 36
    4.6. Tỷ lệ đậu quả của giống cà chua TN386 vụ Thu Đông 2011 37
    4.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 38
    4.8. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế 41

    Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
    5.1. Kết luận 43
    5.2. Đề nghị 43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
    I. Tài liệu tiếng việt 44

    Phần 1MỞ ĐẦU1.1. Đặt vấn đềCà chua (Lycopercicon esculentum Mill.) là loại rau ăn quả được ưa chuộng trên toàn thế giới. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như: b-Caroten, chất khoáng Ca, Fe, P, S, K, Mg, Na ., đường và các loại vitamin A, B, B[SUB]2[/SUB], C, E và PP [10]. Ngoài ra nú cũn có tác dụng chữa bệnh, nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Lê Trần Đức, Đỗ Tất Lợi, (Edward Giovannucci, 1999; Giang Hoảng Vinh, 2003, dẫn trong Thế Mậu, 2003) cho biết: chất Licopen - thành phần tạo nên màu đỏ của cà chua có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt [8], [10] [11]. Cà chua tươi và sản phẩm chế biến còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện kinh tế cho người sản xuất.
    Tuy mới có mặt ở Việt Nam từ hơn 100 năm nay nhưng do điều kiện ngoại cảnh thuận lợi kết hợp với hiệu quả kinh tế cao nên cây cà chua cũng khá phát triển ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nhược điểm của việc sản xuất cà chua ở Việt Nam là: chủ yếu trồng trong một mùa vụ (vụ Đụng Xuõn) nờn xảy ra hiện tượng cà chua có thời điểm thì dư thừa, giá rẻ, có thời điểm thì khan hiếm, chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc, không đảm bảo độ an toàn vệ sinh thực phẩm, lại đắt đỏ. Cộng thêm đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, chỉ tập trung ở một vài địa phương nên gây ra hiện tượng nơi thì rất nhiều, nơi thì thiếu cuối cùng là hiệu quả kinh tế không cao.
    Để nâng cao hiệu quả sử dụng cây cà chua thì trong những năm gần đây chúng ta đã tăng cường trồng cà chua trên nhiều chân đất khác nhau và đưa thờm cỏc vụ cà chua như Xuõn Hố, Thu Đông vào công thức luân canh. Nhiều giống cà chua mới đã được tạo ra có nhiều ưu điểm về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng giống mới năng suất cao cần phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật hợp lý vào sản xuất. Giống tốt nhưng biện pháp kỹ thuật canh tác không phù hợp thì cũng chưa phát huy hết tiềm năng của giống. Ngoài những biện pháp kỹ thuật như lựa chọn thời vụ phù hợp, chọn vùng sinh thái thích hợp, bón phân cân đối hợp lý thì việc lựa chọn mật độ gieo trồng thích hợp là một biện pháp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cà chua. Xác định mật độ, khoảng cách gieo trồng hợp lý sẽ tạo mối tương quan tốt giữa các cá thể trong quần thể, tạo được chỉ số diện tích lá hợp lý, tránh được hiện tượng che khuất lá, làm tăng hiệu suất quang hợp, tăng khả năng tích lũy vật chất khụ Vì vậy, phải căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, đặc điểm sinh vật học của từng giống để tạo ra những mật độ thích hợp cho cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất và cho năng suất cao nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên chúng em tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống cà chua triển vọng TN386 vụ Thu Đông năm 2011 tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyờn”.
    1.2. Mục đích - yêu cầu1.2.1. Mục đích- Xác định được mật độ gieo trồng thích hợp nhất trong điều kiện Thu Đông cho giống cà chua TN386 tại Thái Nguyờn.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua TN386 ở các mật độ trồng khác nhau.
    - Đánh giá ảnh hưởng của các mật độ trồng khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà chua TN386 trong vụ Thu Đông năm 2011
    - Đánh giá tình hình sâu bệnh của giống cà chua TN386 tại các mật độ trồng khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...