Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống chè

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 27/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu của đề tài 2
    3. Yêu cầu của đề tài 2
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
    PHẦN I . TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU . 3
    1.1. Nguồn gốc và phân loại cây chè 3
    1.1.1. Nguồn gốc 3
    1.1.2. Phân loại 3
    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây chè 4
    1.3. Cơ sở khoa học của mật độ trồng 5
    1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. . 7
    1.4.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài về mật độ trồng chè . 7
    1.4.2. Những nghiên cứu ở trong nước về mật độ trồng chè . 9
    1.5. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống chè nghiên cứu . 13
    PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 15
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 15
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 15
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu . 16
    2.3. Nội dung nghiên cứu 16
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 17
    2.4.1. Phương pháp bố trí nghiệm 17
    2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu . 19
    2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 22
    PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 23
    3.1. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển . 23
    3.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng thân, cành chè . 23
    3.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến diện tích lá chè . 29
    3.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng búp chè . 32
    3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè . 38
    3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến mật độ búp và trọng lượng búp . 38
    3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất búp 43
    3.3. Nghiên cứu hưởng của mật độ trồng đến chất lượng búp chè 50
    3.3.1. Nghiên cứu hưởng của mật độ trồng đến thành phần cơ giới nguyên liệu búp . 50
    3.3.2. Nghiên cứu hưởng của mật độ trồng đến phẩm cấp nguyên liệu búp 51
    3.3.3. Nghiên cứu hưởng của mật độ trồng đến một số chất hóa học trong búp chè. 53
    3.4. Nghiên cứu hưởng của mật độ đối với sự phát triển cỏ dại 54
    3.5. Nghiên cứu hưởng của mật độ đến sâu hại chè 57
    3.5.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sâu hại chè Shan Chất Tiền . 57
    3.5.2. Ảnh hưởng của mật độ đến sâu hại chè Kim Tuyên 59
    3.5.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sâu hại chè Phúc Vân Tiên 61
    3.5.4. Ảnh hưởng của mật độ đến sâu hại chè Keo Am Tích . 63
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
    1. Kết luận . 67
    2. Đề nghị 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Đến năm 2008 tổng diện tích chè cả nước 131.478 ha, năng suất búp trung bình 7,15 tấn/ha/năm (tăng 12% so năm 2005), sản lượng trên 165 ngàn tấn khô, xuất khẩu đạt 133,150 triệu USD/ năm (tăng 37,428% so năm 2005). Giải quyết công việc cho 400.000 hộ sản xuất của 35 tỉnh trong cả nước [11]. Sản xuất chè Việt Nam có nhiều lợi thế như đa dạng phong phú về nguồn giống, đất đai khí hậu phù hợp. Đến nay, năng suất chè Việt Nam tương đương năng suất chè thế giới. Tuy vậy sản xuất chè chưa phát huy tiềm năng cây chè Việt Nam, giá bình quân sản phẩm chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân của sản phẩm chè thế giới [11]. Để nâng cao giá bán của sản phẩm chè Việt Nam, con đường nhanh và hiệu quả là phát triển các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế cho các vườn chè giống cũ kém chất lượng. Qua 5 năm (2001 – 2005), nhờ công tác chọn tạo giống đã tạo ra các giống chè mới Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Hùng Đỉnh Bạch, PT95, Bát Tiên, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Shan Chất Tiền, Shan Tham Vè. Đó là các giống chè có chất lượng cao, năng suất búp cao. Đặc biệt, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Keo Am Tích và Shan Chất Tiền là bốn giống chè đang được ngành chè có chủ trương phát triển rộng trong những năm tới. Trong đó, nhóm giống chè có nguồn gốc Trung Quốc: Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Keo Am Tích có chất lượng cao chế biến theo hướng chế biến chè xanh đặc sản và chè Ôlong có giá trị cao. Giống chè Shan chế biến các loại chè xanh, vàng, chè Phổ Nhĩ có giá trị độc đáo của các giống cây trồng bản địa quí [10]. Tuy nhiên, để các giống này phát huy ưu thế, tiềm năng của giống cần phải nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật trồng trọt. Trong kỹ thuật trồng chè, mật độ là một trong những yếu tố quyết định nhất đến sản lượng vườn chè. Ở Việt Nam hiện nay chưa xác định được mật độ trồng thích hợp cho từng giống, mật độ đang giao động khoảng 1,8 vạn cây/ha [7]. Nếu không xác định được mật độ, khoảng cách trồng phù hợp sẽ gây lãng phí tiền đầu tư về giống và công lao động. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
    Việc tìm ra mật độ trồng thích hợp cho từng giống chè để nâng cao năng suất, sản lượng chè là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống chè giai đoạn 3 – 6 tuổi”
    2. Mục tiêu của đề tài
    Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng búp chè trên một số giống chè mới giai đoạn 3 - 6 tuổi, làm cơ sở khoa học cho việc tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác, nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất là năng suất cao và hiệu quả kinh tế.
    3. Yêu cầu của đề tài
    - Đánh giá được mật độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của chè. - Đánh giá được mật độ ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất chè. - Đánh giá được mật độ ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu chè búp
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Thấy được mối liên hệ giữa mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất cây chè ở từng độ tuổi. - Đề tài có ý nghĩa thực tế, nhằm giúp nâng cao năng suất chè, tránh gây lãng phí về đầu tư về giống và công lao động. - Báo cáo kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ kỹ thuật, giáo viên, sinh viên, học viên trong các trường về nông nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...