Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục đích của đề tài 2
    1.3 Yêu cầu của đề tài 2
    PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới 3
    2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 3
    2.1.2 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 5
    2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam 7
    2.2.1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam .7
    2.2.2 Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam .9
    2.3 Tình hình nghiên cứu mật độ trồng lúa thế giới và Việt Nam .10
    2.3.1 Tình hình nghiên cứu mật độ trồng lúa thế giới .10
    2.3.2 Tình hình nghiên cứu mật độ trồng lúa Việt Nam 11
    2.4 Thực trạng sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế 11
    2.5 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 13
    2.5.1 Cơ sở khoa học .13
    2.5.2 Cơ sở thực tiễn 15
    PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    3.1 Vật liệu, đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu .17
    3.1.1 Vật liệu nghiên cứu .17
    3.1.2 Đối tượng nghiên cứu .17
    3.1.3 Điều kiện thí nghiệm 17
    3.2 Nội dung nghiên cứu 19
    3.3 Phương pháp nghiên cứu .19
    3.4 Quy trình kĩ thuật áp dụng 20
    3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 21
    3.5.1 Thời gian sinh trưởng 21
    3.5.2 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển 21
    3.5.3 Khả năng đẻ nhánh . 22
    3.5.4 Một số chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .22
    3.5.5 Một số chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh hại 23
    3.6. Phương pháp xử lý số liệu 24
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .25
    4.1 Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng, phát triển của giống lúa HP28 25
    4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa HP28 27
    4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao của giống lúa HP28 29
    4.4. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu sâu bệnh 31
    4.5. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa HP28 37
    4.6 Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lí thuyết và năng suất thực thu 39
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .42
    5.1 Kết luận 42
    5.2. Đề nghị 42
    PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO .44
    PHẦN PHỤ LỤC 46



    Cây Lúa (Oryza sativa L) là một trong ba cây lương thực chủ yếu của thế giới, khoảng 40% dân số thế giới xem lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân số sử dụng trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Đối với nước ta, việc sản xuất lúa gạo là một chiến lược có tầm quan trọng to lớn. Ngoài việc là nguồn lương thực chính cho người dân, lúa gạo còn là nguồn xuất khẩu mang lại ngoại tệ lớn cho nền kinh tế. Hiện nay, diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích đất trồng trọt cả nước và 80% nông dân Việt Nam tham gia sản xuất lúa gạo.
    Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo nước ta đang có nhiều thách thức lớn. Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ làm thu hẹp diện tích đất trồng lúa. Bên cạnh đó, do quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang làm mất cân bằng ở các vùng sinh thái trồng lúa, khi nguồn nước canh tác trở nên ít hơn, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, xâm nhập mặn, mật độ phát sinh sâu bệnh nhiều hơn
    Vì vậy, việc sản xuất lúa gạo vẫn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sản xuất lương thực trong cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Ở Thừa Thiên Huế, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp vẫn còn đang gặp phải nhiều khó khăn, tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, mức đầu tư chưa cao nên năng suất lúa vẫn còn thấp. Từ đó, đòi hỏi phải có những biện pháp kĩ thuật thâm canh thích hợp nhằm nâng cao năng suất lúa. Dân gian ta có câu: “Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ giống”, đó là những yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp, luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Bên cạnh đó, để đạt được năng xuất và hiệu quả kinh tế cao, thì mật độ gieo trồng cũng là một yếu tố hết sức quan trọng mà chúng ta cần phải quan tâm.
    Hương An là một xã thuần nông, trong quá trình trồng lúa, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kĩ thuật, trong đó phải nhắc đến: tập quán gieo sạ còn nhiều bất cập về mật độ. Nên việc xác định mật độ thích hợp là vấn đề cần thiết, nó góp phần vào thực hiện chủ trương “3 giảm” tức giảm phân bón, giảm giống và giảm chi phí thuốc trừ sâu.
    Trong những năm qua, nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn Bảo vệ thực vật khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã xác định được một số giống lúa có khả năng kháng rầy nâu tại Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên để đưa được các giống lúa này áp dụng vào sản xuất tại địa phương ngoài khả năng kháng rầy nâu cần xác định được mật độ gieo sạ, lượng phân bón
    Xuất phát từ yêu cầu mà thực tế đã đặt ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến khả năng sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại và năng suất của giống lúa HP28 trong vụ Đông Xuân 2011–2012 tại Hợp tác xã Nông Nghiệp Hương An, phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...