Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của màng chitosan đến khối lượng và chất lượng của tôm sú (Penaeus monodon) ngu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của màng chitosan đến khối lượng và chất lượng của tôm sú (Penaeus monodon) nguyên con trong cấp đông và bảo quản đông


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CÁM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN . vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ . vii
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương I: TỔNG QUAN . 4
    1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯƠC VỀ TÔM SÚ . 4
    1.2. GIỚI THIỆU VỀ CHITOSAN 8
    1.2.1. Tính chất hoá, lý của chitosan 9
    1.2.2. Tính chất sinh học của chitosan . 9
    1.2.3. Ảnh hưởng của độ deacetyl hóa đến tính chất của chitosan 9
    1.2.4. Cơ chế kháng vi sinh vật của chitosan . 10
    1.2.5 Một số ứng dụng chitosan trong bảo quản thực phẩm 11
    1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHITOSAN . 11
    1.3.1.Các công trình nghiên cứu ngoài nước. 11
    1.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước . 17
    1.4. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH LẠNH ĐÔNG 22
    1.4.1. Quá trình cấp đông . 22
    1.4.2. Quá trình bảo quản đông 23
    1.5 SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NH3 24
    Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CƯU 27
    2.1.1. Chitosan . 27
    2.1.2. Tôm Sú (Penaeus monodon) . 27
    2.1.3 Nơi thực hiện luận văn 27
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
    2.2.1 Phương pháp lấy mẫu: 28
    2.2.2. Phương pháp phân tích và xác định các chỉ tiêu . 28
    2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu. 29
    2. 3. Phương pháp bố trí thí nghiệm . 30
    2.3.1. Quy trình công nghệ chế biến tôm nguyên con (HOSO) đông IQF . 30
    2.3.2. Quy trình bố trí thí nghiệm chuẩn bị dung dịch chitosan 34
    2.3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm . 35
    Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 37
    3.1. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA TÔM SÚ NUÔI
    CỦA MẪU THỬ NGHIỆM 37
    3.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHITOSAN ĐẾN SỰ
    HAO HỤT KHỐI LƯỢNG CỦA TÔM SÚ NGUYÊN CON TRONG CẤP
    ĐÔNG VÀ BẢO QUẢN ĐÔNG . 38
    3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến sự hao hụt khối lượng của
    tôm sú nguyên con trong c ấp đông 38
    3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến sự hao hụt khối lượng của
    tôm sú nguyên con trong b ảo quản đông. 40
    3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHITOSAN ĐẾN SỰ
    BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN CỦA TÔM SÚ NGUYÊN CON
    TRONG CẤP ĐÔNG VÀ BẢO QUẢN ĐÔNG 43
    3.3.1. Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan của tôm sú trước và sau cấp đông. 43
    3.3.2. Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan của tôm sú trong quá trình bảo quản
    đông. 44
    3.4. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHITOSAN ĐẾN BIẾN
    ĐỔI HÀM LƯỢNG NH3 CỦA TÔM SÚ NGUYÊN CON TRONG CẤP ĐÔNG
    VÀ BẢO QUẢN ĐÔNG. 47
    3.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến biến đổi hàm lượng NH
    3
    của tôm sú
    nguyên con trước và sau cấp đông . 47
    3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến biến đổi hàm lượng NH
    3
    của tôm sú
    nguyên con trong bảo quản đông . 49
    3.5. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHITOSAN ĐẾN BIẾN
    ĐỔI VI SINH VẬT (TPC, V.CHOLERAE, V.PARA, SALMONELLA,
    ENTEROBACTERIACEAE, STAPHYLOCOCCUS AUREUS, E.COLI) CỦA
    TÔM SÚ NGUYÊN CON TRONG CẤP ĐÔNG VÀ BẢO QUẢN ĐÔNG 51
    3.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến biến đổi vi sinh vật (TPC, V.cholerae,
    V.para, Staphylococcus aureus, Salmonella, E.coli, Enterobacteriaceae) của tôm sú
    nguyên con trước và sau cấp đông 51
    3.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến biến đổi vi sinh vật (TPC,
    V.cholerae, V.para, Enterobacteriaceae, Staphylococcus aureus, Salmonella,
    E.coli) của tôm sú nguyên con trong quá trình bảo quản đông 59
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 67
    1. KẾT LUẬN . 67
    2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Nhìn lại chặn đường phát triển của ngành Thủy sản trong những năm gần
    đây, trong năm 2008 sản lượng thủy sản cả nước đạt 3,9 triệu tấn trong đó khai thác
    đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD.
    Điều đó cho thấy, sự quan tâm và chiến lược đầu tư phát triển của Chính phủ đóng
    vai trò rầt lớn. Đáng chú ý, việc cải thiện nâng cao chất lượng và đa dạng về sản
    phẩm của nhiều loài thủy hải sản là yếu tố góp phần phát triển đó. Riêng tại Cà Mau
    sản lượng thủy sản 300.000 tấn chiếm 7,7% sản lượng cả nước trong đó sản lượng
    tôm sú 47.996 tấn chiếm 16% với kim ngạch xuất khẩu 633,5 triệu USD, đây là mặt
    hàng chủ lực của tỉnh Cà Mau và của cả nước.
    Sản phẩm tôm sú xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng đông lạnh, trong quá trình
    sản xuất trải qua nhiều công đoạn làm ảnh đến chất lượng sản phẩm. Trong đó có
    công đoạn cấp đông và bảo quản đông, các ảnh hưởng đó như: sự bay hơi nước làm
    giảm trọng lượng, biến đổi về thành phần sinh hóa, vi sinh vật ưa lạnh xâm nhập và
    phát triển. Để hạn chế sự bay hơi nước, biến đổi thành phần sinh hóa, vi sinh vật ưa
    lạnh xâm nhập và phát triển có nhiều giải pháp được thực hiện trong đó có sử dụng
    các hoá chất phụ gia có gốc phốt phát, các hóa chất giữ nước không có góc phốt
    phát
    Tuy nhiên thời gian gần đây có nhiều nhà máy đông lạnh lạm dụng việc sử
    dụng các hóa chất phụ gia giữ nước tạo cho sản phẩm có khối lượng giả tạo, từ đó
    nhiều thị trường nhập khẩu thủy sản đã phản ứng mạnh mẽ. Bên cạnh đó cơ quan
    quản lý chuyên ngành thủy sản của Việt Nam đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, chú
    ý nhất là quyết định 01/QĐ2008-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
    thôn.
    Sản phẩm tôm sú nguyên con đông lạnh xuất khẩu là một mặt hàng xuất
    khẩu của Việt Nam được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng vì sản phẩm này có
    chất lượng rất cao. Tuy nhiên vấn đề sử dụng phụ gia cho sản phẩm tôm sú nguyên
    con đông lạnh chưa có doanh nghiệp nào áp dụng. Hiện tại các loại hóa chất phụ gia
    tăng trọng có hay không chứa góc phốt phát có tác dụng khi ngâm sản phẩm trong
    thời gian dài nên làm ảnh hưởng rất lớn đến chất của sản phẩm tôm sú nguyên con
    đông lạnh như: long đầu, hở đốt, biến màu, vỡ gạch Tôm sú nguyên con đòi hỏi
    chất lượng rất cao, bán thành phẩm tôm sú nguyên con trước khi đông phải giữ
    được chất lượng gần như ban đầu của nó nếu ngâm hóa chất phụ gia trong thời gian
    dài sẽ làm giảm chất lượng của tôm, khi đó tôm sẽ không đạt chất lượng để chế biến
    mặt hàng tôm nguyên con. Trong quá trình cấp đông và bảo quản đông hao hụt khối
    lượng của tôm sú nguyên con là rất lớn cũng như chất lượng cảm quan của sản
    phẩm trong quá trình bảo quản đông giảm đáng kể.
    Trong khi đó, chitosan là một polyme sinh học có nguồn gốc từ vỏ tôm, đã
    được các nhà khoa học trong và ngoài nước sử dụng làm chất bảo quản cá, mực,
    một số loài nông sản rau quả, bước đầu đã có những thành công đáng kể. Tuy nhiên,
    việc nghiên cứu ứng dụng chitosan trong bảo quản tôm sú nguyên con đông lạnh thì
    chưa có tác giả nào nghiên cứu và công bố.
    Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của màng chitosan đến khối lượng
    và chất lượng của tôm sú (Penaeus monodon) nguyên con trong cấp đông và bảo
    quản đông” là sự cần thiết trong ngành chế biến thủy sản.
    2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
    Nghiên cứu ứng dụng đặc tính tạo màng của chitosan trong quá trình cấp
    đông và bảo quản đông nhằm khắc phục hao hụt khối lượng và biến đổi chất lượng
    của tôm sú đông nguyên con trong chế biến tôm đông lạnh.
    3. NỘI DUNG LUẬN VĂN
    1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến sự hao hụt khối lượng
    của tôm sú nguyên con trong cấp đông và bảo quản đông.
    2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến biến đổi chất lượng cảm
    quan của tôm sú nguyên con trong cấp đông và bảo quản đông.
    3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến biến đổi hàm lượng NH
    3
    của tôm sú nguyên con trong cấp đông và bảo quản đông.
    4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chitosan đến biến đổi vi sinh vật
    (TPC, Staphylococus aureus, E.coli, Salmonella, V.cholerae, V.para,
    Enterobacteriaceae) của tôm sú nguyên con trong cấp đông và bảo quản đông.
    4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỂN CỦA LUẬN VĂN
    - Việc nghiên cứu ứng dụng chitosan trong quá trình chế biến và bảo quản
    sản phẩm tôm sú nguyên con đông lạnh, sẽ khẳng định thêm tính chất diệt khuẩn
    của chitosan, đồng thời mở rộng khả năng ứng dụng của chitosan trong lĩnh vực chế
    biến thủy sản.
    - Trong quá trình nghiên cứu, việc tiến hành thí nghiệm ngay tại doanh
    nghiệp nên tất cả các số liệu được doanh nghiệp tham khảo để áp dụng.
    - Thành công của luận văn là cơ sở các nhà chế biến khác mạnh dạng áp
    dụng theo quy mô công nghiệp.


    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯƠC VỀ TÔM SÚ
    Tôm sú (Penaeus monodon) là loài tôm được đánh bắt và nuôi trồng hàng
    đầu thế giới về sản lượng. Theo thống kê của tổ chức Lương thực Nông nghiệp thế
    giới (Food Agriculture Organization - FAO), sản lượng tôm sú năm 1997 chiếm
    52% sản lượng tôm nuôi trồng toàn thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình
    2%/năm. Trong các vùng nuôi tôm chủ yếu trên thế giới, Ðông Nam Á là vùng dẫn
    đầu chiếm 53,7% tổng sản lượng tôm toàn thế giới trong tổng số 54 quốc gia có
    ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển (thống kê của FAO năm 2002).
    Phân loại
    - Ngành: Arthopoda
    - Ngành Chân khớp
    - Ngành phụ: Antennata
    - Ngành phụ có râu
    - Lớp: Crustacea - Lớp Giáp xác
    - Bộ: Decapoda - Bộ mười chân
    - Bộ phụ: Natantia - Bộ phụ bơi lội
    - Họ chung: Penaeidea
    - Họ: Penaeidea - Họ tôm he
    - Giống: Penaeus
    - Loài: Penaeus monodon
    Tên tiếng Anh phổ biến là Black tiger shrimp (theo hệ thống phân loại của
    Holthuis, 1989). Tên tiếng Việt phổ biến là tôm sú.
    Hiện nay, ở Việt Nam tôm sú là một trong 5 loại tôm được nuôi trồng phổ
    biến và quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam:
    - Tôm sú (Black tiger shrimp) - Penaeus monodon
    - Tôm thẻ (Banana shrimp) - Penaeus merguiensis
    - Tôm chân trắng (White leg shrimp) - Penaeus vannamei
    - Tôm Nhật Bản (Kuruma shrimp) - Penaeus japonicus
    - Tôm càng xanh (Giant fresh water prawn)
    Ðặc điểm sinh học và vòng đời tôm sú
    Tôm sú sinh trưởng nhanh, khoảng 4-5 tháng là tôm đạt mức trưởng thành, dài
    đến 27cm và trọng lượng khoảng 250g. Ðó là trọng lượng lý tưởng cho tôm thương
    phẩm tiêu thụ quốc tế.
    Trong tự nhiên tôm nước mặn sinh trưởng tới mùa sinh sản chúng tiến vào
    gần bờ và đẻ trứng. Trứng nở ra ấu trùng trải qua 3 thời kỳ biến thái Naupilus,
    Zoea, Mysis, ấu trùng theo các làn sóng biển dạt vào các cửa sông, nơi nước biển và
    nước sông pha trộn nhau nên độ mặn thấp hơn ngoài biển, thích hợp cho ấu trùng
    phát triển, đó là vùng nước lợ. Trong môi trường này, ấu trùng (larvae) tiến sang
    thời kỳ hậu ấu trùng (postlarvae). Sau đó postlarvae chuyển sang thời kỳ ấu niên
    (juvenile) đồng thời bơi ra biển, tiếp tục tăng trưởng, sinh sản và tiếp diễn chu trình
    sống của chúng.
    Trong tự nhiên tôm sú có thể chịu được sự biến động về độ mặn rất lớn (3-45‰), độ mặn tối ưu là 15-25‰. Tôm sú thuộc loài sinh hoạt về đêm và hay ăn thịt
    lẫn nhau. Thường lúc còn nhỏ, ấu trùng tôm sú có khuynh hướng bám vào thành ao
    hồ, các góc hồ hoặc chui sâu dưới lớp cát đáy ao hồ về ban ngày, đến ban đêm nổi
    lên hoạt động, kiếm tìm thức ăn.
    Tôm sú thuộc loại động vật máu lạnh, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi
    trường bên ngoài. Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của
    tôm: hô hấp, tiêu hóa thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng .Nhiệt
    độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại miền Nam Việt Nam có thể nuôi tôm
    quanh năm trong khi miền Bắc chỉ nuôi tôm trong mùa nóng. Ở nhiệt độ 28°C, tôm
    sú lớn tương đối chậm, ở nhiệt độ 30°C tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ mắc các
    dịch bệnh như bệnh MBV (Monodon Baculor Virus). Nhiệt độ tối ưu cho tôm sú
    phát triển tại các vùng ao hồ nhiệt đới là 28°-30°C.
    Phân bố
    Tôm sú phân bố trên thế giới ở các vùng Ấn Ðộ Tây, Thái Bình Dương,
    Ðông và Nam Châu Phi, đặc biệt tập trung ở các nước vùng Ðông Nam Á như Ðài
    Loan, Philippin, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
    Ở Việt Nam tôm sú phân bố rộng từ Bắc đến Nam, vùng ven bờ đến vùng có
    độ sâu 40m. Vùng phân bố chính là vùng duyên hải miền Trung. Miền Bắc và miền
    Nam hiếm hơn, đáng chú ý vùng khai thác Kiên Giang có sản lượng khá nhiều.
    Vùng phân bố chính là vùng biển các tỉnh Trung bộ.
    Tôm sú khai thác ngoài biển sản lượng hạn chế, mùa đánh bắt từ tháng 1 đến
    tháng 11. Hiện nay, việc đánh bắt có phần hạn chế về sản lượng, song việc tăng diện
    tích nuôi trong những năm gần đây là đóng vai trò chủ đạo, thường thì mùa vụ thu
    hoạch từ tháng 4-9 hàng năm.
    Hình thức nuôi : Thâm canh hay gọi là nuôi công nghiệp (TC), bán thâm
    canh (BTC) và quảng cảnh cải tiến (QCCT).
    Tôm sú nuôi trong các ao đầm nước lợ ở cả vùng cao và vùng trung triều.
    Một số nơi nuôi xen kẽ vụ lúa, vụ tôm và nuôi chung với cá rô phi, cua và rong câu.
    Khu vực phía Bắc nuôi QCCT và BTC là chủ yếu. Miền Trung nuôi BTC và
    TC. Các tỉnh phía Nam nuôi BTC và QCCT.
    Thành phần hóa học cơ bản của tôm sú được trình bày tại bảng 1.1
    Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tôm sú


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Trần Băng Diệp, Nguyễn Duy Lâm, Trần Minh Quỳnh (2000), Nghiên
    cứu ảnh hưởng của chitosan tới một số vi sinh vật gây thối quả trong bảo quản sau
    thu hoạch. Tạp chí KHKT Rau Hoa Quả, số 2, tr 23-27.
    2. Trần Thị Luyến (2005), Nghiên cứu biến đổi nitơ tổng số, độ deacetyl và
    độ nhớt của chitosan vỏ ghẹ trong quá trình xử lý kiềm đặc, Tạp chí KHCN Thủy
    sản, số 1, tr 3-7.
    3. Trần Thị Luyến, Huỳnh Nguyễn Duy Bảo (2000), Hoàn thiện qui trình sản
    xuất chitin-chitosan và chế biến một số sản phẩm công nghiệp từ phế liệu tôm, cua,
    Đề tài cấp Bộ, Trường ĐH Thủy Sản.
    4. Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn (2005), Sản xuất các
    chế phẩm kỹ thuật và y dược từ phế liệu thủy sản, NXB Nông Nghiệp.
    5. Nguyễn Đức Lượng, Phạm Minh Tâm (200), Vệ sinh và an toàn thực
    phẩm, NXB ĐH Quốc Gia TPHCM.
    6. Bùi Văn Miên, Nguyễn Anh Trinh (2003), Nghiên cứu tạo màng vỏ bọc
    chitosan từ vỏ tôm và ứng dụng bảo quản thủy sản, Tạp chí KHKT Nông Lâm
    Nghiệp, số 2, tr 100-105.
    7. Đỗ Minh Phụng, Đặng Văn Hợp (1997), Phân tích kiểm nghiệm sản phẩm
    thủy sản, Đại học Thủy sản.
    8. Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Hồng Khánh (2003), Nghiên cứu dung vật
    liệu chitosan làm phụ gia thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện Hóa
    Học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
    9. Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Thanh (1998), Khảo sát tác dụng kháng
    khuẩn và kháng nấm của chitosan. Tạp chí dược học, số 7.
    Tiếng Anh
    10. Bhaskara Reddy, M.V., Belkacemi, K., Corcuff, R., Arul, J., 2000. Effect
    of pre-harvest chitosan sprays on post-harvest infection by Botrytis cinerea and
    quality of strawberry fruit. Postharvest Biology and Technology, 20, 39-51.
    11. Mukku Shrinivas Rao *, Kyaw Aye Nyein, Trang Si Trung, Willem F.
    Stevens(2003), Optimum parameters for production of chitin and chitosan from
    squilla (S. empusa), Food Engineering and Bioprocess Technology, Asian Institute
    of Technology, Klong Luang, Pathumthani 12120, Thailand.
    12. Pattanasiri, N., Kanlayanarat, S., Kyu, K.L., 2002. Effects of chitosan
    coatings on storage life of mango (Mangifera indica L.). Advances in Chitin
    Science, Vol V, 505-511.
    13. Salamat, K., Wongs-Aree, C., Kanlayanarat, S., 2002. Effects of chitosan
    coating on quality of “Sai-Namphaung” mandarin under low temperature storage.
    Advances in Chitin Science, Vol V, 512-516.
    14. Shahidi, F., J. K. V. Arachchi, and Y. J. Jeon. 1999. Food applications of
    chitin and chitosan. Trends Food Sci. Technol. 10:37–51.
    15. Shepherd, R., Reader, S., Falshaw, A., 1997. Chitosan functional
    properties. Glycoconjugate Journal, 14, 535-542
    16. Singh, s s narvi, p k dutta and n d pandey (2005), External stimuli
    response on a novel chitosan hydrogel crosslinked with formaldehyde, Department
    of Chemistry, Motilal Nehru National Institute of Technology, Allahabad 211 004,
    India.
    17. Srinivasa, P.C., Revathy Baskaran, Ramesh, M.N., Harish Prashanth,
    K.V., Tharanathan, R.N., 2002. Storage studies of mango packed using
    biodegradable chitosan film. Eur Food Res Technol, 215, 504-508.
    18. Suppajit Sukkunta, Patana Thavipoke, and Piyabutr Wanichpongpan
    (1999), Physical and mechanical properties of chitosan film prepared with organic
    acids,University of Technology Thonburi, Bangkok.
    19. Trang Si Trung a, b, Wah Wah Thein-Hana, Nguyen Thi Quia, ChuenHow Nga and Willem F. Stevensa (2006), Functional characteristics of shrimp
    chitosan and its membranes as affected by the degree of deacetylation, Bioprocess
    Technology, Asian Institute of Technology, P.O. Box 4 Klong Luang, Pathumthani
    12120, Thailand.
    20. Wanichpongpan, P., Nantapat, C., Saramas, D., 2002. Enhance surface
    coating on mangosteen by using chitosan solution. Advances in Chitin Science, Vol
    V, 482-488
    21. Xie , J. and Zhao, Y. 2004. Physical and physicochemical characteristics
    of three Northwest strawberry cultivars . J. Food Quality. 27(3), 181-194.
    22. Yaylayan, V. and Turcotte, G. 2004. Use of unusual storage temperatures
    to improve the amino acid profiles of potatoes for novel flavoring applications.
    Lebensmittel-Wissenschaft und Technologie, 37: 619-626.
    23. You-Jin Jeon, Pyo-Jam Park and Se-Kwon Kim (1992), Antimicrobial
    effect of chitooligosaccharides produced by bioreactor, Department of Chemistry,
    Pukyong National University, Pusan 608-737, South Korea.
    24. Zagory (1999), Microbiological Safety of Controlled and Modified
    Atmosphere Packaging of Fresh and Fresh-Cut Produce, U. S. Food and Drug
    Administration, Center for Food Safety and Applied Nutrition.
    25. Zhao, Y. and Xie , J. 2004. Practice application of vacuum impregnation
    technology in fruit and vegetable processing. Trends in Food Sci . & Technol .
    15(9), 434-451.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...