Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của malachite green và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và men Cholinestera

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN THẠC SĨ SINH HỌC
    NĂM 2010


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM TẠ .i
    TÓM TẮT ii
    Abstract iii
    LỜI CAM ĐOAN iv
    MỤC LỤC . v
    DANH SÁCH HÌNH vii
    DANH SÁCH BẢNG viii
    DANH SÁCH BẢNG viii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .ix

    Phần 1: .1
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1 Giới thiệu .1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu .2
    1.3 Nội dung của đề tài 2
    1.4 Thời gian thực hiện 2

    Phần 2: .3
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

    2.1 Giới thiệu về Malachite green (MG) .3
    2.1.1 Sơ lược về MG 3
    2.1.2 Đặc điểm hóa học .3
    2.2. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của MG lên một số đối tượng thủy sản 5
    2.3.1 Ảnh hưởng của MG đến các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa 8
    2.3 Một số nghiên cứu về men ChE 11

    Phần 3: 14
    VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    . 14
    3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
    3.2 Vật liệu nghiên cứu . 14
    3.3 Bố trí thí nghiệm . 14
    3.3.1 Xác định ngưỡng chịu đựng nhiệt độ và sự thay đổi của các chỉ tiêu sinh lý và hoạt tính của men ChE theo nhiệt độ của cá tra (P. hypophthalmus) . 14
    3.3.2 Xác định ảnh hưởng của MG và nhiệt độ lên các chỉ tiêu huyết học và men ChE. 15
    3.4 Phương pháp phân tích 17
    3.4.1 Phương pháp phân tích mẫu . 17
    3.5 Phương pháp xử lý số liệu 21

    Chương 4 22
    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    . 22
    4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên chỉ tiêu huyết học và men ChE lên cá tra . 22
    4.1.1 Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của cá 22
    4.1.2.1 Các chỉ tiêu huyết học 22
    4.1.2.2 Hoạt tính của enzyme ChE 24
    4.1.3.1 Các chỉ tiêu huyết học 26
    4.1.3.2 Hoạt tính của enzyme ChE . 27
    4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên một số chỉ tiêu huyết học và men ChE 30 vi 4.2.1Các yếu tố môi trường bể thí nghiệm . 30
    4.2.2 Biểu hiện lâm sàng của cá khi tiếp xúc với MG . 30
    4.2.3 Ảnh hưởng của MG và nhiệt độ lên các chỉ tiêu huyết học . 32
    4.2.3.1 Ảnh hưởng của MG và nhiệt độ lên số lượng hồng cầu 32
    4.2.3.2 Ảnh hưởng của MG và nhiệt độ lên tổng bạch cầu 34
    4.2.3.3 Tỷ lệ huyết sắc tố (hematocrite) . 35
    4.2.3.4 Khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (MCH) . 37
    4.2.3.5 Nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu – MCHC (%) . 38
    2.3.6 Thể tích hồng cầu – MCV (àm3) . 39
    4.2.3.7 Số lượng của huyết sắc tố (Hemoglobin) 40
    4.2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ và MG lên hoạt tính của men ChE . 42
    4.2.4.1 Hoạt tính men ChE não 42
    4.2.4.2 Hoạt tính men ChE trong máu 44

    Phần 5 46
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 46
    5.1 Kết luận 46
    5.2 Đề xuất 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
    Phụ lục A 51
    Phụ lục B . 55
    Phụ lục C . 61

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Giới thiệu
    Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh trên nhiều khía cạnh khác nhau như gia tăng diện tích, phát triển nhiều mô hình nuôi, tăng mức độ thâm canh với nhiều đối tượng nuôi khác nhau. Trong các đối tượng nuôi thì cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những đối tượng đang được chú ý phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay. Tuy nhiên, do tập trung quá vào mức độ thâm canh và nâng cao năng suất nên đã làm gia tăng sự sử dụng thuốc và hóa chất để kiểm soát môi trường, phòng và trị bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Thế nhưng, việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng và quản lý thuốc, hóa chất và các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản còn có nhiều hạn chế do sự hiểu biết của người nuôi, người cung cấp dịch vụ cũng như sự hỗ trợ của cơ quan khuyến ngư và nhà quản lý khác còn có giới hạn. Vấn đề tồn lưu kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản ngày càng trở nên phổ biến và là nguy cơ ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Hướng tới vấn đề VSATTP trong các sản phẩm thuỷ sản, Bộ Thủy sản đã ra quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2005 quy định danh mục 17 loại hóa chất kháng sinh cấm sử dụng và danh mục 34 loại hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản, trong đó có Malachite green (MG).
    MG đã được sử dụng rộng rãi từ lâu và được dùng rất phổ biến với tác dụng là xử lý nước, sát nấm (loại Saprolegnia ssp) cũng như để sát ký sinh trùng nhóm nguyên sinh vật (Protozoa) và bệnh nấm ký sinh trên trứng cá, cá và các loại sò hến như phòng trị các bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng quả dưa, (Alderman, 2002; Srivastava et al, 2004).
    Khi vào cơ thể, một phần MG chuyển hóa thành Leucomalachite Green (LMG), thời gian đào thải của MG nhanh, ngược lại chất LMG có thể tồn tại trong thời gian dài (Bergwerff et al, 2005) và MG được xem là một chất có khả năng gây bệnh ung thư (Annalaura et al., 2005). Theo nhận định của của Srivastava et al. (2004) thì độc tính của MG sẽ càng cao khi nhiệt độ càng tăng. Thế nhưng trong quá trình sử dụng MG vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì rất ít người nuôi xem xét tới tác động của nhiệt độ lên hóa chất này.
    Từ thực tế trên, việc “Nghiên cứu ảnh hưởng của malachite green và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và men Cholinesterase trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” là cần thiết. 2

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    - Xác định khả năng chịu nhiệt của cá tra và sự thay đổi của các chỉ tiêu huyết huyết học và men ChE trong điều kiện nhiệt độ khác nhau.
    - Tìm hiểu sự ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và MG lên sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học như hồng cầu, bạch cầu, hematocrit, hemoglobine và men ChE của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).

    1.3 Nội dung của đề tài
    - Xác định ngưỡng chịu đựng nhiệt độ và sự thay đổi của các chỉ tiêu sinh lý và hoạt tính của men ChE theo nhiệt độ của cá tra (Pansianodon hypophthalmus) giai đoạn giống.
    - Xác định sự biến đổi của một số chỉ tiêu sinh lý, men ChE của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) trong các khoảng nhiệt độ khác nhau với nồng độ MG khác nhau.
     
Đang tải...