Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống n

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Phần 1: MỞ ĐẦU 4
    1.1. Đặt vấn đề. 4
    1.2. Mục tiêu của đề tài 5
    1.3. Yêu cầu của đề tài 5
    1.4. Ý nghĩa của đề tài 5
    1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 5
    1.4.2. Ý nghĩa trong thực tế sản xuất 6
    Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
    2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 7
    2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 8
    2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 8
    2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 11
    2.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Thái Nguyên. 16
    2.3. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và ở Việt Nam 18
    2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới 18
    2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngô ở Việt Nam 21
    Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    3.1. Đối tượng nghiên cứu. 28
    3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm 28
    3.3. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu. 28
    3.3.1. Nội dung nghiên cứu. 28
    3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 28
    3.3.3. Quy trình kỹ thuật trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm 29
    3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 31
    3.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng. 31
    3.4.2. Các chỉ tiêu về hình thái 32
    3.4.3. Các chỉ tiêu chống chịu. 32
    3.4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 33
    3.5. Phương pháp xử lý số liệu. 34
    Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
    4.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến thời gian sinh trưởng của giống ngô LVN14, vụ đông 2011. 35
    4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc. 36
    4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến trỗ. 36
    4.1.3. Giai đoạn gieo đến tung phấn và phun râu. 37
    4.1.4. Giai đoạn chín sinh lý. 38
    4.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến đặc điểm hình thái, sinh lý của giống ngô LVN14, vụ Đông 2011. 38
    4.2.1. Chiều cao cây. 39
    4.2.2. Chiều cao đóng bắp. 40
    4.2.3. Số lá trên cây. 40
    4.2.4. Chỉ số diện tích lá. 41
    4.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống ngô LVN14, vụ Đông 2011. 41
    4.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống ngô LVN14, vụ Đông 2011. 43
    4.4.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến tình hình sâu bệnh hại của giống ngô LVN14, vụ Đông 2011. 43
    4.4.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến khả năng chống đổ của giống ngô LVN14, vụ Đông 2011. 46
    4.5. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến trạng thái cây, trạng thái và bắp độ bao bắp của giống LVN14, vụ Đông 2011. 47
    4.5.1. Trạng thái cây. 47
    4.5.2. Trạng thái bắp. 48
    4.5.3. Độ bao bắp. 48
    4.6. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống LVN14, vụ Đông 2011. 48
    4.6.1. Chiều dài bắp. 49
    4.6.2. Đường kính bắp. 49
    4.6.3. Số hàng hạt/bắp. 50
    4.6.4. Số hạt/hàng. 50
    4.6.5. Khối lượng nghìn hạt 50
    4.6.6. Năng suất lý thuyết 51
    4.6.7. Năng suất thực thu. 51
    4.7. Ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 – 9 đến hiệu quả kinh tế của giống LVN14, vụ Đông 2011. 52
    Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
    5.1. Kết luận. 53
    5.1.1. Tình hìnhsinh trưởng. 53
    5.1.2. Khả năng chống chịu. 53
    5.1.3. Năng suất và hiệu quả kinh tế. 53
    5.2. Đề nghị 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

    Phần 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Cây ngô (Zea Mays L.) thuộc chi Maydeae, họ hoà thảo Gramineae, là một trong 3 cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn thế giới. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lượng thực chính. Không chỉ cung cấp lượng thực cho con người, ngô còn là nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Hiện nay 66% sản lượng ngô của thế giới được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, trong đó các nước phát triển là 76% và các nước đang phát triển là 57%. Tuy chỉ có 21% sản lượng ngô được dùng làm lương thực, nhưng nhiều nước vẫn coi ngô là cây lương thực chính, như: Mexico, Ấn Độ, Philipin. Ở Ấn Độ có tới 90% sản lượng ngô, ở Philipin có 66% sản lượng ngô được dùng làm lương thực cho con người (Dương Văn Sơn và ctv, 1997) [14].
    Nhờ những vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nên hơn 40 năm gần đây, ngành sản xuất ngô thế giới phát triển mạnh và giữ vị trí hàng đầu về năng suất, sản lượng trong những cây lương thực chủ yếu. Mặc dù diện tích trồng ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước, nhưng sản lượng ngô chiếm 1/3 sản lượng ngũ cốc trên thế giới và nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu. Năm 1961 diện tích trồng ngô chỉ đạt 105,55 triệu ha với tổng sản lượng là 205,03 triệu tấn, nhưng đến năm 2010 diện tích trồng ngô đã đạt 162,30 triệu ha với sản lượng 820,60 triệu tấn (theo thống kê của FAO, 2011) [33].
    Hiện nay do nhu cầu sử dụng ngô không ngừng tăng, để đáp ứng đủ nhu cầu ngô cho tiêu dùng trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng chiến lược phát triển sản xuất ngô đến năm 2020 là phải đạt 9- 10 triệu tấn. Để đạt được mục tiêu này, hai giải pháp chính được đưa ra là mở rộng diện tích và tăng năng suất. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng ngô rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và phải cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác nên tăng năng suất là giải pháp chủ yếu. Đặc biệt là sử dụng những giống ngô lai cho năng suất cao thay thế cho những giống ngô địa phương cho năng suất thấp.
    Sự sinh trưởng, phát triển của cây phụ thuộc vào tác dụng tổng hợp của các yếu tố: ánh sáng, nước, nhiệt độ, thức ăn. Thực tế sản xuất cho thấy người ta coi phân bón là đòn bẩy tăng năng suất cây trồng.
    Tuy nhiên để bón phân đạt hiệu quả cao cần nghiên cứu, xác định mức phân bón thích hợp cho từng giống và từng vùng sản xuất.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN14, vụ đông năm 2011 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    Xác định được lượng đạm thích hợp bón cho giống ngô LVN14 vào thời kỳ 7 – 9 lá nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển giống ngô này ra ngoài sản xuất.
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    -Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống ngô LVN14 qua các công thức đạm khác nhau.
    - Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống ngô LVN14.
    - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô LVN14 qua các công thức đạm
    1.4. Ý nghĩa của đề tài
    1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
    - Đối với học tập:

    Giúp các học viên củng cố kiến thức, có điều kiện tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học và áp dụng được những kiến thức lý thuyết đã học vào trong thực tiễn sản xuất.
    - Đối với nghiên cứu khoa học:
    Kết quả của đề tài mở ra hướng nghiên cứu mới về phương pháp bón phân nói chung và bón đạm nói riêng cho ngô và các loại cây trồng khác từ đó giúp nâng cao năng suất các loại cây trồng, đồng thời giúp ổn định Nitơrat trong đất, nâng cao hiệu lực đạm, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường sống.
    Giúp sinh viên biết cách viết, trình bày một báo cáo khoa học.
    1.4.2. Ý nghĩa trong thực tế sản xuất
    Kết quả của nghiên cứu sẽ đưa ra được lượng phân đạm thích hợp để giống ngô LVN14 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...