Báo Cáo Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp phủ thực vật lên các đặc trưng dòng chảy lưu vực sông Cầu

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    MỤC LỤC

    I . Mở Đầu. 2
    CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH HEC – HMS. 4
    1.1 Giới Thiệu Mô Hình HEC-HMS. 4
    1.1.1 Giới thiệu. 4
    1.1.2. Mô phỏng các thành phần lưu vực. 4
    1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH HEC-HMS. [13] 6
    1.2.1. Mưa. 7
    1.2.2. Tổn thất. 8
    1.2.2.1. Phương pháp tốc độ thấm ban đầu và thấm ổn định ( intial and constant Rate ) 8
    1.2.2.2. phương pháp SCS Củve Number (chỉ số CN) 10
    1.2.2.3. phương pháp tính thấm Green and Ampt 12
    1.2.2.4 phương pháp tính toán độ ẩm đất 13
    1.2.3 chuyển đổi dòng chảy. 13
    1.2.3.1 phương pháp đường quá trình đơn vị tổng hợp clark. 14
    1.2.3.2 Phương pháp đường quá trình đơn vị tổng hợp Snyder. 15
    1.2.4. Tính toán dòng chảy ngầm. 18
    1.2.4.1. phương pháp cắt nước ngầm 18
    1.2.4.2. phương pháp dòng chảy ngầm ổn định theo tháng(Constant Monthly) 19
    1.2.4.3. Phương pháp hôg chứa tuyến tính (Linear Reservoir) 20
    1.2.5. Diễn toán dòng chảy. 20
    1.2.5.1. Phương pháp diễn toán sóng động học (Kinematic Wave). 20
    1.2.5.2. Phương pháp diễn toán Muskingum. 22
    1.2.5.3. Phương pháp diễn toán Lag. 24
    1.2.5.4. Diễn toán hồ chứa. 25
    1.2.5.5. diễn toán điểm rẽ nhánh. 27
    CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG CẦU 27
    2.1 Vị trí địa lý của sông Cầu. 27
    2.2 Đặc điểm địa hình của lưu vực sông Cầu. 28
    2.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng của lưu vực sông Cầu. 29
    2.3.1 Đặc điểm địa chất 29
    2.3.2 Đặc điểm thổ nhưỡng. 29
    2.4 Đặc điểm lớp thảm phủ thực vật trên khu vực nghiên cứu. 30
    2.5 điều kiện khí hậu, thủy văn của lưu vực sông Cầu. 31
    2.5.1 Điều kiện khí hậu. 31
    2.5.1.1 Nhiệt độ và độ ẩm 31
    2.5.1.2 Gió bão. 31
    2.5.1.3 Mưa, Bốc hơi 32
    2.5.2 Thủy văn. 32
    CHƯƠNG III XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỦY VĂN HEC- HMS CHO PHẦN THƯỢNG DU LƯU VỰC SÔNG CẦU. 34


    I . Mở Đầu
    Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Nó có một vai trò và tầm quan trọng rất to lớn đối với đời sống của con người. Nó phục vụ và mang lại nhiều giá trị kinh tế to lớn cho con người. Con người còn sử dụng nước sông cho nhu cầu nước uống và nước tưới, sản xuất ra điện, làm sạch chất thải(xử lý nước thải), giao thông thủy, kiếm thức ăn, cung cấp nước cho nông nghiệp, khai thác nuôi trồng thủy - hải sản, phục vụ cho giao thông liên lạc, dịch vụ, và du lịch .
    Hơn nữa Sông ngòi còn là môi trường sống chính cho tất cả các loài động và thực vật nước. Sông ngòi bổ sung cho tầng ngậm nước ngầm dưới mặt đất qua lòng sông, và tất nhiên cả Đại Dương.
    Song song với những giá trị to lớn đó thì chúng ta không thể không nhắc tới tác hại và sự nguy hiểm của chúng gây ra đối với cuộc sống của chúng ta. Đó là lũ lụt,là thiên tai, là hạn hán hàng năm gây thiệt hại rất lớn tới người, tài sản cũng như môi trường Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đó như: tình trạng chặt phá Rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi gây mất cân bằng hệ sinh thái. Các nguồn nước thải nguy hiểm và độc hại của các nhà máy, xí nghiệp. Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn tới dòng chảy là lớp phủ thực vật trong lưu vực sông.
    Rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ đất và nước, là lá phổi tự nhiên của con người Việc khai thác rừng bừa bãi đang làm tăng mức độ xói mòn bề mặt và gia tăng lượng lũ, giảm lượng dòng chảy kiệt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Chặt phá trụi lớp phủ thực vật tự nhiên, thay vào đó là đốt nương làm rãy trên đất dốc, đây là hình thức “tiêu diệt môi trường hệ sinh thái tự nhiên” một cách nhanh chóng. Khi con người phá hủy thảm thực vật, hay thay thế bằng các kiểu thảm phủ với cấu trúc đơn giản hơn thì cân bằng giữa tầng dày đất và thảm bị phá vỡ. Tầng đất bắt đầu bị phá hủy dưới tác động trực tiếp của mưa, gió, dòng chảy mặt. Đầu tiên, lớp mùn và tầng đất giầu dinh dưỡng, xốp bở nhanh chóng bị rửa trôi. Sau đó là tầng đất phía dưới với tốc độ chậm hơn.
    Đồ án sử dụng mô hình thủy văn HEC-HMS nghiên cứu ảnh hưởng thay đổi thảm phủ đến dòng chảy trong hệ thống sông Cầu phần thượng du gồm 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn dựa trên các kịch bản khí hậu của Viện KH KTTV và MT.
    Mục tiêu của báo cáo là đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ thực vật lên các đặc trưng dòng chảy lưu vực sông Cầu.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm có các nội dung chính như sau:
    Chương I. Cơ sở lý thuyết của mô hình HEC-HMS.
    Chương II. Tổng quan về lưu vực sông Cầu.
    Chương III. Xây dựng mô hình Thủy Văn HEC-HMS cho phần thượng du lưu vực sông Cầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...