Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của linoleic acid, linolenic acid, decosahexaenoic acid, eicosapentaenoic acid

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của linoleic acid, linolenic acid, decosahexaenoic acid, eicosapentaenoic acid đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Giò Rachycentron canadum, Linnaeus 1766 giai đoạn giống

    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Danh mục viết tắt iii
    Mục lục iv
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các hình vi
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Một vài đặc điểm sinh học của cá Giò 3
    1.1.1. Phân loại 3
    1.1.2. Đặc điểm phân bố 3
    1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng . 5
    1.1.4. Đặc điểm sinh sản 5
    1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng . 5
    1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng của cơ cá Giò đối với con người 5
    1.2. Tình hình nuôi cá Giò trong nước và thế giới . 6
    1.2.1. Tình hình nuôi cá Giò trên thế giới . 6
    1.2.2. Tình hình nuôi cá Giò tại Việt Nam 8
    1.2.3. Một số vấn đề ảnh hưởng đến khả năng phát triển nghề nuôi cá Giò 9
    1.2.4. Tình hình sử dụng thứcăn trong nuôi trồng thủy sản 10
    1.3. Tóm lược nhu cầu dinh dưỡng của cá biển giai đoạn ấu trùng và cá giống . 12
    1.3.1. Nhu cầu protein, các amino acid và lipid của cá biển 12
    1.3.2. Vai trò của một số acid béo không no đối với cá biển . 13
    1.3.3. Sinh tổng hợp acid béo của động vật thủy sản 15
    1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thành phần acid béo của động vật thuỷ sản . 16
    1.3.5. Nhu cầu acid béo thiết yếu của động vật thuỷ sản . 18
    1.3.6. Các nghiên cứu về acid béo thiết yếu của cá Giò 21
    Chương II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
    2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 22
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
    2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu 23
    v
    2.2.2. Bố trí thí nghiệm 23
    2.2.3. Công thức thức ăn thí nghiệm . 28
    2.2.4. Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm . 31
    2.2.5. Chăm sóc cá . 31
    2.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu . 32
    Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
    3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của hàm lượng LOA/LNA đến sinh trưởng và tỷ lệ
    sống của cá Giò giống 34
    3.1.1. Môi trường nước 34
    3.1.2. Kết quả về tăng trọng (TTTB) và tốc độ tăng trọng (SGR) . 35
    3.1.3. Kết quả về hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống (SUR) . 36
    3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hàm lượng EPA/DHA đến sinh trưởng và tỷ lệ
    sống của cá Giò giống 39
    3.2.1. Môi trường nước 39
    3.2.2. Kết quả tăng trọng (TTTB) và tốc độ tăng trọng (SGR) 40
    3.2.3. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 41
    3.2.4. Tỷ lệ sống (SUR) . 42
    Thảo luận 42
    Chương IV. KẾT LUẬN 44
    4.1. Thí nghiệm xác định tỷlệ LOA/LNAtối ưu cho cá Giò giống . 44
    4.2. Thí nghiệm xác định tỷ lệ DHA/EPA tối ưu cho cá Giò giống . 44
    KIẾN NGHỊ 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
    PHỤ LỤC 54

    MỞ ĐẦU
    Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn là vấn đề mấu chốt vì chi phí cho ăn chiếm
    đến 40-50 % tổng chi phí sản xuất. Thức ăn có chất lượng tốt giúp cho người nuôi
    giảm được chi phí sản xuất, nâng cao sức khỏe thủy sản nuôi, rút ngắn thời gian nuôi,
    giảm công chăm sóc của người nuôi. Các nghiên cứu về dinh dưỡng trong nuôi trồng
    thủ y sản đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ trong những năm vừa qua. Ví dụ: đã sản
    xuất thành công các loại thức ăn mới với ưu thế như hàm lượng dinh dưỡng ổn định,
    kích thích bắt mồi tốt hơn và thúc đẩy tối đa sự sinh trưởng cũng như sức khỏe của cá
    nuôi, giácả phù hợp hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế tối đa các tác
    động có hại đến môi trường.
    Cá biển là một trong những đối tượng nuôi quan trọng của Việt Nam. Việc xác
    định nhu cần dinh dưỡng để xây dựng các công thức sản xuất thức ăn phục vụ công tác
    sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm là rất cần thiết. Cá biển có nhu cầu acid
    béo họ n -3 PUFA ở giai đoạn ấu trùng cho tốc độ tăng trưởng nhanh và hoàn thiện các
    cơ quan, do đó động vật thủy sinh (cá, giáp xác, động vật thân mềm) có nhu cầu về
    acid béo cần thiết lớn hơn so với giai đoạn trưởng thành [1].
    Các acid béo họ n- 5, n-7 và n-9 có thể được cá tổng hợp từ các chất có trong
    thức ăn hoặc các sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên một số
    acid béo không no có thể sẽ không được tổng hợp nếu các chất tiền thân của chúng
    không có trong thức ăn. Các nghiên cứu cho thấy vai trò dinh dưỡng quan trọng của
    các acid béo không no họ linoleic acid (18:2n-6), linolenic acid (18:3n-3) và các chất
    tiền thân của chúng. Từ hai tiền chất có 18:2n-6 và 18:3n-3 cá có thể tổng hợp một loạt
    các acid béo họ n-3 và n-6 bằng cách tăng số lượng carbon trong mạch lên hai đơn vị
    hoặc kéo dài thêm nhóm: - CH = CH -CH2 -CH = CH -về phía đầu methyl. Như vậy, đối
    với độngvật và động vật thuỷ sinh nói riêng, các acid béo không no họ linoleic acid và
    linolenic acid là những acid béo rất cần thiết chúng phải lấy từ thức ăn [1].
    Không những thế đối với các loà i cá biển, DHA có thể đóng vai trò quan trọng
    hơn EPA trong việc thúc đẩy tăng trưởng của con giống [68, 73].Mặc dù sự chuyển
    đổi sinh học từ EPA thành DHA là có khả năng xảy ra, tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi
    thường thấp và không đủ để đáp ứng nhu cầu cao về DHA cho sự tăng trưởng cùng với
    sự phát triển của ấu trùng và giống [11, 59, 62]. Vì thế, việc cung cấp đồng thời 2 acid
    2
    béo thiết yếu EPA và DHA sẽ góp phần thúc đẩy khả năng thẩm thấu, hoạt tính
    enzyme và một số chức năng quan trọng khác của màng sinh học [8].
    Hiện nay, cá tạp được sử dụng như là nguồn thức ăn chủ yếu trong ương và nuôi
    thương phẩm cá Giò. Việc sử dụng cá tạp trực tiếp đã được ghi nhận làm ảnh hưởng
    đến môi trường nuôi [5]. Một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu sử
    dụng thức ăn công nghiệp cho đối tượng này. Tuy nhiên chí phí cao, việc mua và vận
    chuy ển không thuận lợi cũng là những khó khăn làm hạn chế việc phổ biến sử dụng
    thức ăn công nghiệp trong nuôi cá Giò. Chính vì th ế việc nghiên cứu dinh dưỡng cho
    cá Giòcũng như tìm các h ướng đi bền vững trong sử dụng thức ăn bằng cá tạp là cần
    thiết để góp phần tạo sự phát triển bền vững của nghệ nuôi cá Giònói riêng và nghề
    nuôi biển nói chung. Trên cơ sở đó, được sự hỗ trợ kinh phí củađề tài cấp Nhà nước
    “Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá Chẽm (Lates
    calcarifer), cá Giò (Rachycentron canadum) phục vụ xuất khẩu. Mã số:
    KC.06.15/06-10”, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của linoleic acid,
    linolenic acid, decosahexaenoic acid, eicosapentaenoic acid đến sinh trưởng và tỷ
    lệ sống của cá Giò Rachycentron canadum, Linnaeus 1766 giai đoạn giống” với các
    nội dung sau:
    - Ảnh hưởng của hàm lượng LOA/LNA đến sinh trưởng, hệ số thức ăn và tỷ lệ
    sống của cá Giò.
    - Ảnh hưởng của hàm lượng EPA/DHA đến sinh trưởng, hệ số thức ăn và tỷ lệ
    sống của cá Giò.
    Trên cơ sở đó để xác định được nhu cầu tối ưu của một số acid béo không no
    trong thức ăn cá Giòlàm cơ sở cho việc sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá Giògiai
    đoạn giống:
    + Tỷ lệ tối ưu của LOA/LNA
    + Tỷ lệ tối ưu của EPA/DHA
    Về mặt khoa học, nghiên cứu này sẽ đóng góp một số kiến thức về chế độ dinh
    dưỡng của cá Giògiai đoạn giống nói riêng cũng như chế độ dinh dưỡng của các loài
    cá biển nói chung. Không những thế, kết qu ả của đề tài có thể là cơ sở khoa học để sản
    xuất thức ăn công nghiệp cho cá Giògiai đoạn giống góp phần nâng cao tỷ lệ sống,
    năng suất và sản lượng nuôi cũng như giảm thiểu tác động do ô nhiễm môi trường.

    Chương1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Một vài đặc điểm sinh học của cá Giò
    1.1.1. Phân loại
    Cá Giò Rachycentron canadum là loài cá l ớn, cá đánh bắt ngoài tự nhiên có
    chiều dài trung bình khoảng 90-110 cm. Theo Collete (1978) cá Giòcó vị trí phân loại
    như sau:
    Ngành: Chordata
    Lớp: Osteichthyes
    Bộ: Perciformes
    Họ: Rachycentridae
    Giống: Rachycentron
    Loài: Rachycentron canadum
    Hình 1.1.Cá Giò (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) [86].
    Cá Giò có rất nhiều tên. Tên tiếng Việtlà cá Giò, cá bớp biển. Tên tiếng Anh
    phổ biến của cá Giò là Cobia, Ling, Lemonfish, Crab-eater (Mỹ), Black kingfish (Úc,
    Ấn Độ, Pakistan), Runner (East-Africa), Sugi (Nhật Bản) [63]. Ngoài ra nó còn có
    những tên khác như Jaman (Malaysia), Cobie (Tây Ban Nha), Peixe-sargento (Bồ Đào
    Nha), Mafou (Pháp), Okakala (Phần Lan), Rachika (Ba Lan).
    1.1.2. Đặc điểm phân bố
    Cá có phân bố rộng trong những vùng biển nhiệt đới và bán nhiệt đới ngoại trừ
    vùng đông nam Thái Bình Dương [12].
    Ở bờ Đại Tây Dương chúng có mặt từ Mỹ đến Argentina bao gồm vịnh Mexico
    và toàn bộ vùng biển Caribean. Vào những tháng mùa thu đông, chúng di cư xuống
    phía nam và vùng nước ấm ngoài khơi nơi có nhiệt độ từ 20-30
    o
    C, đến mùa xuân
    chúng di cư ngược lên phía bắc. Ngoài ra, chúng thường di cư vào mùa sinh sản vì thế
    4
    số lượng của chúng khác nhau theo mùa. Phía bắc Đại Tây Dương, chúng xuất hiện ở
    thềm lục địa Scottian -Canada. Bờ đông Đại Tây Dương cá Giòphân bố từ Moroco
    tới Nam Phi. Ở khu vực Ấn Độ Dương và bờ tây của Thái Bình Dương là nơi cá Giò
    tập trung phổ biến nhất. Chúng xuất hiện từ Hokaido -Nhật Bản tới Úc và từ đông Ấn
    Độ tới Nam Phi. Ở Việt Nam, chúng phân bố từ Bắc vào Nam ở cả vùng biển ven bờ
    và xa bờ [17].
    Cá Giòlà loài cá nổi, có tính di cư. Cá sống ở vùng ven biển, các rạn san hô đến
    vùng biển ngoài khơi. Sự phân bố của cá chịu ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ. Tùy theo
    giai đoạn phát triển mà khoảng nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển cũng khác
    nhau. Cá Giò có th ể thích ứng với khoảng nhiệt độ từ 16,8-32,0
    o
    C, nhưng nhiệt độ
    thích h ợp nhất cho trứng cá phát triển và nở là 26,5
    o
    C [37]. Ở nhiệt độ 37,7
    o
    C có thể
    gây chết cá giống, ở 18,3
    o
    C cá ngừng bắt mồi và không thể thích nghi khi nhiệt độ
    giảm xuống dưới 17,7
    o
    C [37].
    Trong điều kiện thí nghiệm cá Giògiống đạt tốc độ tăng trưởng và hiệu qủa sử
    dụng thức ăn tốt nhất khi nhiệt độ trong khoảng 27-29
    o
    C. Cá Giòsống tốt ở độ mặn
    22,5-44,5 ppt, tuy nhiên chúng cũng có thể thích nghi ở độ mặn thấp. Cá Giògiống (6
    g) có thể tăng trưởng tốt hoặc tốt hơn ở độ mặn 5 ppt so với cá nuôi ở 15 ppt và 30 ppt.
    Tuy nhiên tỷ lệ sống của cá nuôi ở 5 ppt (68,3%) thấp hơn so với cá nuôi ở 15 ppt và
    30 ppt tương ứng là 90,0% và 92,5% [56].
    Hình 1.2. Phân bố theo vùng địa lý của cá Giò[83].
    Các yếu tố sinh thái khác như pH, oxy hòa tan, NO
    2
    - và NO3
    - khi vượt quá
    ngưỡng cho phép đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá. pH thích hợp
    cho cá Giòsinh trưởng và phát triển tốt là 7,5-8,3 và ngưỡng oxy hòa tan DO > 4,0
    mg/L, NH3
    < 1,0mg/L, NO2
    -< 1,5 mg/L [3].
    5
    1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
    Cá Giòlà loài cá có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, chúng có thể tăng tới 6-8 kg
    trong năm đ ầu tiên, năm thứ hai có thể đạt 15 kg, sau năm thứ hai trở đi tốc độ tăng
    trưởng của chúng chậm lại [29, 65]. Trong điều kiện tự nhiên khi đánh bắt, cá thường
    có kích cỡ trung bình của cá là 23 kg, chiều dài từ 50-120 cm, có con đạt 2 m với khối
    lượng 68 kg [63].
    Kaiser và ctv. (2005) đã xác định rằng ở vịnh Chesapake cá cái lớn nhanh hơn cá
    đực, đây là đối tượng có giá trị xuất khẩu rất lớn như các loài cá Hồivà cá Pô lắc của
    vùng Alaska [41].
    1.1.4. Đặc điểm sinh sản
    Cá Giòkhi thành thục con đực có kích thước nhỏ hơn con cái. Phần lớn cá trên 2
    tuổi đã phát triển buồng trứng hoàn toàn, tuy nhiên cá 3 tuổi cho tiến hành sinh sản là
    tốt nhất [78]. Sức sinh sản của cá Giòtương đối lớn từ 2 x 10
    6
    đến 6 x 10
    6
    trứng /cá
    thể cái. Trứng thụ tinh có dạng hình cầu, trong suốt. Trứng nở sau 31 giờ ở nhiệt độ
    25
    o
    C. Sau 60-64 giờ, ấu trùng bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài [15].
    1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
    Cá Giòbắt mồi chủ động và có thể ăn nhiều lần trong ngày, tốc độ tiêu hóa và sử
    dụng tương đối nhanh [2]. Ấu trùng cá Giòrất thích ăn các loại động vật nổi, đặc biệt
    là copepoda. Phổ thức ăn của cá Giògiống và cá trưởng thành rất rộng: thức ăn của
    chúnglà các loại cá nhỏ, giáp xác và các loại động vật không xương sống phân bố ở
    tầng đáy [55].
    Meyer & Franks (1996) khi phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của cá
    Giò cho thấy giáp xác chiếm tới 77,6-84,0% (đối với cỡ cá từ 3,73 đến 15,3 cm),
    Knapp (1951) đã chỉ ra rằng có tới 40% thức ăn của cá là cua lột, 46% là các loại tôm
    khác nhau và 100% cá Giòđược kiểm tra đều có sự xuất hiện của các loài giáp xác
    [49]. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Shaffer [63] và Miles [50,
    63].
    1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng của cơ cá Giòđối với con người
    Trong thành phần thịt cá Giòchứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là
    hàm lượng DHA và EPA. So với các loại thực phẩm có giá trị khác như thịt cá Thu, cá
    ngừ hay thịt bò thì cá Giòcó hàm lượng DHA, EPA cao nhất vì vậy sản phẩm này rất
    được ưa chuộng trên thế giới.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. NXB
    Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
    2. Nguyễn Quang Huy (2002). Tình hình sinh sản và nuôi cá Giò (Rachycentron
    canadum). Tạp chí thủy sản số 7/2002. Trang 14-16.
    3. Thân Trọng Ngọc Lan (2005). Ảnh hưởngcủa nhiệt độ, độ mặn đến quá trình phát
    triển phôi của cá Giò(Rachycentron canadum). Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông
    nghiệp I Hà Nội.
    4. Nguyễn Đình Mão, Lê Anh Tuấn. Tình hình nuôi cá Giò(Rachycentron canadum)
    ở Việt Nam. Tạp chí thủy sản số 3/2007.
    5. Lê AnhTuấn (2005a). “Nguồn lợi cá tạp ở biển Việt Nam: thành phần, sản lượng,
    các hướng sử dụng chính và tính bền vững khi làm thức ăn trong Nuôi trồng thủy
    sản”, trong kỷ yếu Hội thảo toàn quốc về Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
    ngày 14-15/1/2005 tại Hải Phòng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.379-387.
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    6. Allan, G. L. and Booth, M. A. (2004), The effects of dietary digestible protein and
    digestible energy content on protein retention efficiency of juvenile silver perch
    Bidyanus bidyanus (Mitchell), Aquaculture Research 35, 10, 970
    7. Anderson, A.J. and Arthington, A.H. (1992) "Influence of diet on the biosynthesis
    of lipid classes and fatty acids in silver perch, Bidyanus bidyanus. In: Allan, G.L.,
    Dall, W. (Eds.), Proceedings of the Aquaculture Nutrition Workshop, NSW
    Fisheries, Salamander Bay, NSW, Australia", (1992), p. 41.
    8. Bell, M.V., Henderson, R.J., Pirie, B.J.S., and Sargent, J.R. (1985), Effects of
    dietary polyunsaturated fatty acid deficiencies on mortality, growth and gill
    structure in the turbot, Scophthalmus maximus, J. Fish Biol. 26 (181-191)
    9. Bell, M.V., Henderson, R.J., and Sargent, J.R. (1986), The role of polyunsaturated
    fatty acids in fish, Comp. Biochem. Physiol 4, 711.
    10. Boonyaratpalin, M. (1991), Asian seabass, Lates calcarifer. In: Handbook of
    Nutrient Requirements of Finfish (Wilson, R. P., ed.), CRC Press, Boca Raton, FL
    (5 -11).
    47
    11. Brinkmeyer, R and Holt, GJ (1998), Highly unsaturated fatty acids in diets for Red
    drum (Scianops ocellatus) larvae, Aquaculture161, 253.
    12. Brown-Peterson, N.J., Grier, H.J., and Overstreet, R.M. (2002), Annual changes in
    germinal epithelium determine male reproductive classes of the cobia, Journal of
    Fish Biology 60, 178.
    13. Castell, J.D (1979), Review of lipid requirement of finfish. Proc. World Symp. On :
    Finfish Nutrition and Fishfeed Industry. Hambourg 20-23 June, 1978. Vol. I,
    Berlin : 59-84.
    14. Castell, J.D., Bell, J.G., Tocher, D.R., and Sargent, J.R. (1994), Effects of purified
    diets containing different combinations of arachidonic and docosahexaenoic acid
    on survival, growth and fatty acid composition of juvenile turbot (Scophthalmus
    maximus), Aquaculture 128 (315-333).
    15. Chang, S.L., Hsieh, C.S., Cheng, S.H., Chen, T.L., Su, M.S., and Liao, I.C., "The
    spawning performance, early development and larval rearing of cobia
    Rachycentron canadum. In Asian Fisheries Society 6
    th
    Asian Fisheries Forum
    Book of Abstracts. November 25-30
    th
    , 2001.
    16. Chen, S. C., Hsu, C. (2005): Studies on the pathogenicity and pathology of
    photobacterium damselae subsp. piscicida on Rachycentron canadum. Journal of
    the Fisheries Society of Taiwan, 32, 4.
    17. Chesapeake Sci. 6(2):96-108. 1967 Age, growth and fecundity of the cobia,
    Rachycentron canadum, from Chesapeake Bay and adjacent mid-Atlantic waters.
    Trans. Am. Fish. Soc. 96(3):343-350.1977
    18. Chou, B.S., Shiau, S.Y., and Hung, S.S.O. (2001), Effect of dietary cod liver oil on
    growth and fatty acids of juvenile Hybrid Tilapia, North American Journal of
    Aquaculture 63, 277.
    19. Chou, R. L., Su, M. S., and Chen, H. Y. (2001), Optimal dietary protein and lipid
    levels for juvenilecobia, Rachycentron canadum, Aquaculture 193, 81.
    20. Cowey, C. B., Adron, J. W., Owen, J. M., and Robert, R. J. (1976), The effect of
    different dietary oils on tissue fatty acid and tissue pathology in the turbot
    Scophthalmus maximus, Comp. Biochem. Physiol. 53B (399 -403).
    48
    21. Cowey, C.B., and J.R., Sargent, 1979. Nutrition. In: W.S. Hoar, D.J. Randall and
    J.R. Brett (Eds.). Fish physiology, Vol. VIII. Academic Press, New York, NY,
    pp.1-69.
    22. Craig, S. R., Schwarz, M. H., and McLean, E. (2006 ), Juvenile cobia
    (Rachycentron canadum) can utilize a wide range of protein and lipid levels
    without impacts on production characteristics, Aquaculture 261, 384.
    23. Crawford, Michael A. (2009), Fat intake and CNS Functioning : Ageing and
    Disease. Ann Nutr Metab 2009; 55:202-228, published online : September 15,
    2009.
    24. Daniel, D. B., Bruno, S., Aaron, W., Hoenig, R., Orhun, M.R., and Zink, I. (2008),
    Intensive larval husbandry and fingerling production of cobia Rachycentron
    canadum, Aquaculture 281, 22.
    25. Dhert, P., Lavens, P., Duray, M ., and Sorgeloos, P. (1990), Improved larval
    survival at metamorphosis of Asian seabass (Lates calcarifer) using n-3 HUFA
    enriched live food, Aquaculture 90 (63-74).
    26. Ducan, M., Craig, S.R., Lunger, A.N., Kuhn, D.D., Salze, G. and McLean, E.2007.
    Bioempedance assessment of body composition in cobia Rachycentron canadum
    (L. 1766). Aquaculture, 271, pp 432-438.
    27. F.A.O, Food and Nutrition paper No 3, 1978. Dietary fats and oils in human
    nutrition. Rome : Food and Agriculture Organization of United Nations.
    28. Faulk, C.K. and Holt, G.J. (2003), Lipid nutrition and feeding of cobia
    (Rachycentron canadum) larvae, Journal of the World Aquaculture Society 34
    (368-378).
    29. Franks, J.S., Warren, J.R. , and Buchanan, M.V. (1999), "Age and Growth of
    cobia, Rachycentron canadum from the northeastern Gulf of Mexico", in Fish.
    Bull.p. 459.
    30. Feng-Cheng Wu, 2001. Essential fatty acids nutrition and its effects on immune
    responses of the juvenile grouper, Epinephelus malabaricus. Ph.D. thesis
    31. Fujii, M., Nakayama, H., and Yone, Y. (1976), Effect of n-3 fatty acids on growth,
    feed efficiency and fatty acid composition of red sea bream (Chyrysophrys major),
    Rep. Fish. Res. Lab. Kyushu Univ. 3 (65-86).
    49
    32. Garg, M.L., Thomson, A.B.R. , and Clandinin, M.T. (1990), Inter-actions of
    saturated, n-6 and n- 3 polyunsaturated fatty acids to modulate arachidonic acid
    metabolism, J. Lipid Res. 31, 271±277.
    33. Gatesoupe, F.J., Leger, C., Boudon, M., Metailler, R., and Luquet, P. (1977), Lipid
    feeding of turbot (Scophthalmus maximus L.): 2. Influence on growth of
    supplementation with methyl esters of linolenic acid and fatty acids of the w9
    series, Ann. Hydrobiol 8 (247-254).
    34. Glencross, B. D. and Smith, D. M. (2001), Optimizing the essential fatty acids,
    eicosapentaenoic and docosahexaenoic acid, in the diet of prawn, Penaeus
    monodon, Aquaculture Nutrition 7, 2, 101.
    35. Goddard, S., Feed Management in Intensive Aquaculture (New York, USA, 1996).
    36. Guillaume, J.W., Kaushik, S., Bergot, P., and Metailer, R. (1999), Nutrition et
    alimentation des poissons et crustaces., INRA-IFREMER 473.
    37. Hassler, W.W. and Rainville, R.P., "Techniques for hatching and rearing cobia
    (Rachycentron canadum), through larval and juvenile stages", (Pub. UNCSG-75-30, Univ. N. C. Sea Grant Coll. Prog., Raleigh, NC 27650-8605, 26p., 1975).
    38. Izquierdo, M. S., Arakawa, T., Takeuchi, T., Haroun, R., and Watanabe, T. (1992),
    Effect of n-3 HUFA levels in Artemia on growth of larval Japanese flounder
    (Paralichthys olivaceus), Aquaculture 105 (73-82).
    39. Izquierdo, M. S., Watanabe, T., Takeuchi, T., Arakawa, T., and Kitajima, C.
    (1989), Requirement of larval red seabream Pagrus major for essential fatty acids,
    Nippon Suisan Gakkaishi 55 (859-867)
    40. Justi, K.C. (2003), The influence of feed supply time on the fatty acid profile of
    Nile tilapia (Oreochromis niloticus) fed on a diet enriched with n-3 fatty acids,
    Food Chemistry 80 (489-493).
    41. Kaiser, J.B. and Holt, G.J. (2005), Species Profile Cobia, Southern Regional
    Aquaculture Center Pubnication 7202, 6 pp.
    42. Kalogeropoulos, N., Alexis, M. N., and Henderson, R. J. (1992), Effects of dietary
    soybean and cod-liver oil levels on growth and body composition of gilthead bream
    (Sparus aurata), Aquaculture 104 (293-308).
     
Đang tải...