Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Cây lúa (Oryza Sativa L) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn lương thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm thức ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới.
    Ở Việt Nam, việc áp dụng thành tựu về lúa lai đã có kết quả to lớn. Năng suất lúa lai so với lúa thường tăng từ 20% trở lên và diện tích lúa lai ngày càng tăng. Trước đây 10 năm, Việt Nam đã xuất khẩu được một lượng lúa gạo lớn đứng thứ hai trên thế giới (FAO, 2006). Sản xuất lúa lai hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều công nghệ và giống mới được tạo ra.
    Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc trồng lúa nhằm tăng thu nhập cho những nông dân trồng lúa và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Bộ NN và PTNT đã quyết định thành lập và xây dựng chương trình “ba giảm ba tăng” áp dụng cho canh tác lúa.
    Trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, ngành nông nghiệp nước ta đã tăng nhanh về năng suất và sản lượng lúa là nhờ có sự đóng góp của công nghệ ưu thế lai và phân bón, trong đó mức phân bón có vai trò quyết định lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của ruộng lúa. Vì vậy việc xác định ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá và trọng lượng tích lũy chất khô của lúa lai và lúa thuần ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau và mối quan hệ của chúng đối với năng suất hạt ở các mùa vụ là việc làm hết sức cần thiết nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa TH3-3 và giống P6 tại Gia Lâm - Hà Nội.”
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng để từ đó tìm ra yếu tố nào là quyết định đến năng suất hạt của giống lúa TH3-3, P6.
    - Xác định ảnh hưởng của liều lượng phân bón khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất.
    - Xác định được liều lượng phân bón thích hợp với giống TH3-3, P6 trên vùng đất đồng bằng sông Hồng - Gia Lâm - Hà Nội nhằm đạt được năng suất cao nhất
    1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
    1.3.1. Cơ sở khoa học
    Mặc dù các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề như: Chọn tạo giống, tính thích ứng, sâu bệnh, phân bón và nhiều nghiên cứu khác liên quan đến lúa. Nhiều giống lúa mới của Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình trong sản xuất và được người nông dân đánh giá cao. Tuy nhiên về ảnh hưởng của dinh dưỡng cho lúa, các nghiên cứu chưa đề cập đến nhiều về liều lượng, tỷ lệ và kỹ thuật sử dụng phân bón đa lượng cho từng vùng, từng chất đất và từng giống cụ thể. Việc bón phân không cân đối, kỹ thuật bón chưa hợp lý hạn chế năng suất, không phát huy hết tiềm năng của giống. Do vậy đề tài này sẽ đóng góp thêm vào kết quả nghiên cứu về vai trò của các nguyên tố đa lượng và biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý cho lúa. Đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và cũng là cơ sở cho địa phương chỉ đạo và định hướng cho sản xuất của vùng.
    1.3.2. Cơ sở thực tiễn
    Xác định được liều lượng, tỷ lệ N, P, K hợp lý cho việc thâm canh sản xuất lúa nhằm: Tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng trên đơn vị diện tích canh tác. Tăng thu nhập và đồng thời góp phần ổn định độ phì nhiêu của đất. Đảm bảo cho việc sản xuất được bền vững trên đất trồng lúa vùng đồng bằng sông Hồng.

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii-vi
    Danh mục các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng viii-ix
    Danh mục đồ thị x
    PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 2
    1.3.1. Cơ sở khoa học 2
    1.3.2. Cơ sở thực tiễn 2
    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 3
    2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 3
    2.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 3
    2.2 Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới và ở Việt Nam 5
    2.2.1 Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới 5
    2.2.2 Tình hình sản xuất lúa lai ở Việt Nam 7
    2.3 Đặc điểm sinh lý các giống lúa thuần và lúa lai 10
    2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa 10
    2.3.2 Đặc điểm hệ rễ của cây lúa 11
    2.3.3 Yêu cầu dinh dưỡng chính của cây lúa và lúa lai 12
    2.3.3.1 Yêu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa và lúa lai 12
    2.3.3.2 Yêu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa và lúa lai 14
    2.3.3.3 Yêu cầu dinh dưỡng kali của cây lúa và lúa lai 15
    2.4 Tình hình sử dụng phân bón cho sản xuất lúa 16
    2.4.1 Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa 16
    2.4.2 Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và ở Việt nam 18
    2.4.3 Phương pháp bón phân cho lúa 19
    2.4.3.1 Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa 19
    2.4.3.2 Lượng phân bón cho lúa ở các vùng trồng lúa chính 20
    2.4.3.3 Phương pháp bón phân cho lúa 21
    2.4.4 Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa 24
    2.5 Những kết quả nghiên cứu phân bón đối với cây lúa 25
    2.5.1 Kết quả nghiên cứu về phân đạm đối với cây lúa 25
    2.5.2 Kết quả nghiên cứu về phân lân đối với cây lúa 30
    2.5.3 Kết quả nghiên cứu về phân kali đối với cây lúa 32
    PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
    3.1. Vật liệu nghiên cứu 36
    3.1.1 Phân bón 36
    3.1.2 Giống 36
    3.2 Nội dung nghiên cứu 36
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 37
    3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 37
    3.4.1. Thời kỳ ruộng cấy: 37
    3.4.2. Thời kỳ chín: 38
    3.5. Biện pháp kỹ thuật áp dụng 40
    3.6. Phương pháp phân tích số liệu 40
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
    4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến một số chỉ tiêu nông hoá trong đất 41
    4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng 42
    4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây của giống TH3-3 và P6 ở các giai đoạn sinh trưởng 43
    4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống TH3-3 và P6 46
    4.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tăng trưởng số nhánh của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng 48
    4.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng số nhánh của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng 50
    4.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số SPAD của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng 52
    4.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số độ dày lá (SLA) của các giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng 53
    4.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hàm lượng đạm tổng số của các giống lúa thí nghiệm 55
    4.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng 56
    4.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khối lượng chất khô tích luỹ của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng 58
    4.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tích luỹ chất khô (CGR) của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng 60
    4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hiệu suất quang hợp thuần của các giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng 62
    4.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm 64
    4.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của các giống lúa thí nghiệm 67
    4.16. Tương quan giữa năng suất hạt và một số yếu tố liên quan ở các giai đoạn sinh trưởng 69
    4.16.1 Tương quan giữa năng suất hạt và hàm lượng Cholorophyll (SPAD) 69
    4.16.2 Tương quan giữa năng suất hạt và chỉ số diện tích lá 70
    4.16.3 Tương quan giữa năng suất hạt và khả năng tích luỹ chất khô 70
    4.16.4 Tương quan giữa năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 73
    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
    5.1 Kết luận 75
    5.2 Đề nghị 75
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...