Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của liệu lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lú

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Lúa là cây lương thực quan trọng của nhiều quốc gia. Khoảng 50% dân số trên thế giới đang dùng lúa làm thức ăn hàng ngày. Gần 100% dân số các nước Đông Nam Châu Á và Châu Mỹ La Tinh dùng lúa làm lương thực chính của mình.
    Ở Việt Nam, lúa phải đảm bảo lương thực cho 82 triệu dân và đóng góp vào việc xuất khẩu. Nông nghiệp Việt Nam có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và có những chủ trương đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, xã hội cho khu vực này {8}. Đặc biệt từ sau nghị quyết 10 của TW Đảng ra đời (1988) đến nay trong sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển vượt bậc. Từ một nước thiếu ăn phảI nhập khẩu lương thực, đến nay không những sản xuất đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn có phần dư cho xuất khẩu. Năm 1997 Việt Nam đã trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Tuy thế nền nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, cơ sở sản xuất còn nghèo nàn thiếu thốn. Chính vì vậy mà chúng ta phải áp dụng, cải tiến tạo ra những cơ sở mới từ những cái đã có của mình và thế giới để đưa vào sản xuất.
    Trên bước đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cây lúa đóng một vai trò khá quan trọng, phải đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước và tăng thu nhập cho phần lớn dân cư sống bằng nghề nông. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, mà nhu cầu lương thực vẫn tăng, theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đất lúa sẽ giảm từ 4,3 triệu ha xuống còn 4,0 triệu ha. Sự chuyển dịch này sẽ làm giảm sụt sản lượng khoảng 2 triệu tấn/năm. Như vậy để đảm bảo an ninh lương thực và giữ mức xuất khẩu gạo như hiện nay thì năng suất lúa bình quân của cả nước cần được nâng cao thêm khoảng 1 tấn/ha vào năm 2010 {7}. Song hiện nay, mục tiêu tăng sản lượng bằng con đường mở rộng diện tích canh tác, tăng số vụ/năm không còn tiềm năng khai thác. Vì vậy để giảI quyết vấn đề này cần sự đầu tư có chiều sâu vào nghiên cứu, đẩy nhanh công tác triển khai và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất. Việc tìm và lai tạo ra các giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao, ổn định, đưa ra các qui trình kỹ thuật thâm canh đạt hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường, trong đó việc xây dựng và tìm ra qui trình bón phân hợp lý và cân đối để tăng năng suất các giống lúa đặc biệt là các giống lúa lai chất lượng là việc làm hết sức cần thiết.
    Giống là nền tảng cho việc tăng năng suất và chất lượng gạo. Nhưng để đạt được năng suất tối đa và phẩm chất vốn có của giống thì chúng ta phải kết hợp với việc bón phân. Nông dân Đồng Bằng Sông Hồng vốn có tập quán sử dụng nhiều phân chuồng. Tuy nhiên dinh dưỡng khoáng trong phân chuồng không đáp ứng được nhu cầu của các giống lúa mới. Vì vậy việc sử dụng phân hoá học là nhu cầu tất yếu và góp phần tạo nên những bước tiến mới.
    Mỗi vùng, mỗi khu vực, trình độ canh tác, độ phì nhiêu của đất và giống khác nhau thì khả năng cung cấp, tính thích ứng và nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Để giống lúa lai TH 3-3, Vân Quang 14, cũng như các giống lúa khác cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao và ổn định, đòi hỏi phải có qui trình thâm canh cụ thể và phù hợp. Trong sản xuất, không kể đến những tác động của điều kiện tự nhiên và xã hội như : ( khí hậu, trình độ dân trí, tập quán canh tác, hệ thống tưới tiêu ). Muốn thâm canh lúa có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc chọn giống tốt thì yếu tố phân bón, đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng và môi trường đất canh tác.
    Đồng bằng Sông Hồng bao gồm 11 Tỉnh với diện tích đất tự nhiên 1.497.500 ha ( chiếm 4,5% diện tích đất tự nhiên của cả nước ). Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 857.600 ha ( chiếm 9,2% đất nông nghiệp của cả nước ) {27}, là vùng đồng bằng lớn thứ hai với ngành sản xuất nông nghiệp chính là lúa nước. Đất canh tác của vùng đồng bằng Sông Hồng có độ phì nhiêu cao, điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống tưới tiêu chủ động. Hàng năm diện tích trồng lúa khoảng 1,2 triệu ha, cho sản lượng thóc từ 5,10 triệu tấn (1995) đến 6,68 triệu tấn (2002) {38} tương đương khoảng 20% sản lượng lương thực của cả nước và được coi là vựa lúa của Miền Bắc. Năng suất lúa trung bình ở đồng bằng Sông Hồng cũng tăng nhanh, vụ xuân tăng từ 47,1 tạ/ha(1995) đến 59 tạ/ha (2002) và lúa mùa 41.7 tạ/ha (1995) đến 51,9 tạ/ha (2002). Để đạt được những thành tựu trên trước hết là nhờ vào sự nỗ lực của hàng triệu người dân trồng lúa của vùng này, cùng với những đóng góp của các tiến bộ khoa học kỹ thuật giống và quản lý dinh dưỡng, phòng trừ dịch hại tổng hợp Trong thực tế đồng bằng Sông Hồng nói chung và Nam Định nói riêng vẫn là vùng đất lý tưởng để phát triển nghề trồng lúa, song chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng của nó mặc dù nơi đây có nghề trồng lúa truyền thống, trình độ thâm canh của người dân khá cao. Tuy nhiên các qui trình kỹ thuật thâm canh đang áp dụng thường theo qui trình các giống lúa thuần truyền thống. Sử dụng phân bón bất hợp lý và không cân đối, hiện tượng lạm dụng đạm, lân là phổ biến, phân kali còn sử dụng ở lượng bón thấp không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của lúa lai. Đây chính là nguyên nhân mà năng suất lúa lai không phát huy hết tiềm năng của giống. Mặc dù chi phí đầu tư cho phân bón cao song không cân đối, tạo cho quần thể ruộng lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
    Vấn đề phân bón trong việc tăng năng suất lúa từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu và cho thấy: Cây lúa là cây trồng cần tương đối nhiều dinh dưỡng theo một tỷ lệ cân đối[10]. Do cây lúa có nhu cầu về lượng đạm rất cao nên việc xác định đúng liều lượng để bón là rất quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, nhằm bổ sung để hoàn thiện hơn qui trình kĩ thuật cho canh tác lúa lai nói chung và giống lúa TH3-3, Vân Quang14 nói riêng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
    Nghiên cứu ảnh hưởng của liệu lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa lai chất lượng tại Nam Định”.


    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    - Tỡm hi?u ?nh hu?ng c?a li?u lu?ng d?m d?n cỏc ch? tiờu sinh sinh tru?ng nhu d? nhỏnh, ch? s? di?n tớch lỏ (LAI), tr?ng lu?ng ch?t khụ tớch luy (DM), t?c d? tớch luy ch?t khụ (CGR), cỏc y?u t? c?u thành nang su?t và nang su?t h?t c?a gi?ng lỳa lai (Vân Quang 14, TH 3-3) trong v? Xuõn và v? Mựa năm 2006 tại tỉnh Nam Định
    - Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng đạm khác nhau đến mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lúa lai khác nhau.
    - Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chất lượng gạo
    - Tỡm hi?u d?m ?nh hu?ng d?n y?u t? chớnh nào liờn quan t?i nang su?t lỳa lai trong v? Xuõn và v? Mựa.
    - Tỡm ra li?u lu?ng d?m hi?u qu? nh?t d?n cỏc gi?ng lỳa lai trong v? Xuõn và v? Mựa t?i Nam é?nh.



    MỤC LỤC
    Phần I Mở đầu 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích và yêu cầu 2
    Phần II Tổng quan tài liệu 3
    2.1. Tình hình sản xuất lúa lai trong và ngoài nước 3
    2.1.1. Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới 3
    2.1.2. Tình hình sản xuất lúa lai trong nước 4
    2.2. Tình hình sử dụng phân bón và vai trò của đạm 5
    2.2.1. Tình hình sử dụng phân bón 5
    2.2.2. Vai trò của đạm 7
    2.3. Sinh lý ruộng lúa năng suất cao 9
    Phần III Nội dung và phương pháp nghiên cứu 12
    3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 12
    3.1.1. Địa điểm nghiên cứu 12
    3.1.2. Thời gian thực hiện 12
    3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 12
    3.2.1. Vật liệu thí nghiệm 12
    3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 12
    3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 14
    3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 14
    3.3.2. Các chỉ tiêu nông học 14
    3.4. Phương pháp phân tích số liệu 16
    Phần IV Kết quả và thảo luận 17
    4.1. ảnh hưởng của các mức phân đạm đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm 17

    4.1.1. ảnh hưởng của các mức phân Đạm đến sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm 17
    4.1.2. ảnh hưởng của các mức Đạm đến sự tăng trưởng số nhánh của các giống lúa thí nghiệm 21
    4.1.3. ảnh hưởng của các mức Đạm đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm 24
    4.2. ảnh hưởng của các mức Đạm đến một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lúa thí nghiệm 26
    4.2.1. ảnh hưởng của các mức đạm đến chỉ số diện tích lá(LAI) của các giống lúa thí nghiệm 26
    4.2.2. ảnh hưởng của các mức Đạm đến tích luỹ chất khô (CGR)của các giống lúa thí nghiệm 29
    4.2.3. ảnh hưởngcủa các mức Đạm đến hiệu suất quang hợp thuần (NAR) của các giống lúa thí nghiệm 33
    4.3. ảnh hưởng của các mức đạm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm 36
    4.4. Tương quan giữa năng suất thưc thu và một số yếu tố liên quan ở các giống lúa thí nghiệm với cac mức N khác nhau 41
    4.4.1. Tương quan giữa năng suất thưc thu và số nhánh/khóm của các giống lúa thí nghiệm 41
    4.4.2. Tương quan giữa năng suất thực thu và chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm 43
    4.4.3 Tương quan giữa năng suất thưc thu và trọng lương chất khô của các giống lúa thí nghiệm 45
    4.4.4.Tương quan giữa năng suất thực thu và tốc độ tích luỹ chất khô (CGR) của các giống lúa thí nghiệm 47

    4.4.5. Tương quan giữa năng suất thực thu và hiệu suất quang hợp thuần (NAR) của các giống lúa thí nghiệm 49
    4.4.6. Tương quan giữa năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm 51
    Phần V Kết luận và Đề nghị 53
    5.1. Kết luận 53
    5.2. Đề nghị 54
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...