Chuyên Đề Nghiên cứu ảnh hưởng của làm thêm đến kết quả học tập

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    Trong thời đại ngày nay, việc đi làm thêm đối với sinh viên là chuyện bình thường. Vì vậy,
    đề tài này muốn nghiên cứu việc đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
    hay không? Nó có giúp ích gì cho sinh viên hay không?
    Để nghiên cứu đề tài, nhóm thu thập số liệu thông qua khảo sát và lấy số liệu ở trường.
    Sau khi xử lý số liệu khảo sát, dùng thống kê và hồi qui để tìm ra kết quả. Còn số liệu thứ
    cấp là kết quả học tập.
    1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.
    1.1 Đặt vấn đề.
    Trong bối cảnh hiện nay mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học đều mơ ước
    trở thành thanh viên của các trường đại học và cũng là mơ ước của các bậc phụ huynh đối với
    con em mình, trong quá trình tuyển sinh đại học mọi người ai cũng trông ngóng chờ đợi kết
    quả thi nhưng khi trở thành thành viên của các trường đại học mấy ai lại quan tâm đến kết quả
    học tập của sinh viên.
    Cũng trong thời gian này cánh cửa gia nhập WTO của Việt Nam đã mở. Việt Nam sẽ gia
    nhập tổ chức thương mại thế giới vào tháng 11 năm nay, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thị
    trường lao động cần nhiều nguồn nhân lực tri thức, mà chủ chốt là các tri thức được đào tạo từ
    các trường đại học. Chúng ta đồng ý rằng để tốt nghiệp khoá học đại học chúng ta phải hoàn
    thành các chỉ tiêu do Bộ Giáo Dục đặt ra và chúng ta cũng đồng ý rằng các nhà tuyển dụng
    luôn ưu tiên tuyển những sinh viên mới ra trường có kết quả cao, vì vậy kết quả học tập rất
    quan trọng với mỗi sinh viên. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
    viên và yếu tố làm thêm cũng có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
    của sinh viên, đề tài sẽ làm rõ vấn đề này.
    1.2 Mục tiêu và vấn đề nghiên cứu.
    Đề tài khi tiến hành phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
    Mục tiêu 1: So sánh giữa sinh viên làm thêm và sinh viên không làm thêm về kết quả học
    tập từ đó rút ra kết luận sinh viên đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập hay không so
    với sinh viên không đi làm thêm.
    1




    Mục tiêu 2: Nếu có ảnh hưởng thì phải làm rõ sự ảnh hưởng có khác nhau giữa làm thêm
    buổi tối và trái buổi học không.
    1.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.
    Có hay không sinh viên đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập so với sinh viên không
    đi làm thêm?
    Giả thuyết: sinh viên đi làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập so với sinh viên không
    đi làm thêm.
    Các sinh viên đi làm thêm ở những khoảng thời gian khác nhau có ảnh hưởng khác nhau
    không.
    Giả thuyết: sinh viên đi làm thêm trái buổi học ít ảnh hưởng đến kết quả học tập so với
    sinh viên làm thêm vào buổi tối.
    1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    1.4.1 Ý nghĩa khoa học.
    Góp phần xem xét mối quan hệ giữa làm thêm và kết quả học tập của sinh viên.
    1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn.
    Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về các vấn đề liên quan đến ảnh
    hưởng làm thêm và kết quả học tập của sinh viên.
    1.5 Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp nghiên cứu được đề xuất là phân tích định tính, thống kê mô tả và hướng dẫn
    của các giáo viên.
    1.6 Phương pháp thu thập và xử lý.
    1.6.1 Phương pháp thu thập.
    Số liệu thứ cấp là kết quả học tập trong hai năm của sinh viên, số liệu này được lấy từ trang
    Web của trường đại học Kinh Tế.
    Số liệu sơ cấp được lấy bằng cách sử dụng bảng câu hỏi trao trực tiếp cho sinh viên để sinh
    viên điền vào.
    1.6.2 Phương pháp xử lý.
    2




    Với số liệu thứ cấp chúng ta tính điểm trung bình của mỗi sinh viên trong mỗi kỳ, điểm
    trung bình của cả hai năm, điểm trung bình của mỗi nhóm.
    Với số liệu sơ cấp ta chia ra thành hai nhóm, trong nhóm sinh viên làm thêm ta phân thành
    hai nhóm nhỏ trong đó một nhóm là làm thêm trái buổi, một nhóm là làm thêm vào buổi tối.
    Tính tổng thời gian làm thêm của mỗi kỳ. Số lần xuất hiện, phần trăm của các mức độ ảnh
    hưởng, giúp ích, áp lực
    1.7 Giới thiệu cấu trúc nghiên cứu.
    Tóm tắt đề tài 1
    1.Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 1
    1.1.Đặt vấn đề 1
    1.2.Mục tiêu và vấn đề nghiên cứu 1
    1.3.Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu 2
    1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
    1.4.1. Ý nghĩa khoa học 2
    1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
    1.5.Phương pháp nghiên cứu 2
    1.6.Phương pháp thu thập và xử lí 2
    1.6.1.Phương pháp thu thập 2
    1.6.2.Phương pháp xử lí 2
    1.7 Giới thiệu cấu trúc nghiên cứu 3
    1.8.Phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 4
    2.Cơ sở lí thuyết 4
    3.Khung phân tích 5
    3.1.Các biến số 5
    3.2.Phương pháp thu nhập 6
    4.Phương pháp xử lí 6
    5.Kết quả 8
    3




    5.1.Mô tả 8
    5.2.Các biến số chính 8
    5.3.Kết quả chính 8
    6. Kết luận 11
    7.Tài liệu tham khảo 12
    8. Phụ lục 13
    1.8 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
    Phạm vi nghiên cứu: do trình độ nhận thức cũng như thời gian, tiền bạc có hạn nên phạm
    vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong nội bộ sinh viên K-30 trường đại học Kinh Tế.
    Đối tượng nghiên cứu: là xem xét mối quan hệ giữa làm thêm và kết quả học tập của sinh
    viên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...