Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu may và loại chỉ đến sự lành vết thương trong trường hợp mổ nối ruột tr

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 31/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một trong những bệnh ngoại khoa thỉnh thoảng xảy ra cho vật nuôi là tổn thương ở ruột, phổ biến nhất là ở đoạn ruột non. Ruột bị hoại tử có thể là do bị ngoại vật, do viêm dính ruột trên những thú bị thoát vị ruột (hernia), do tai nạn bất ngờ trong sinh hoạt hoặc tai nạn trong lúc phẫu thuật vô tình cắt đứt ruột rất dễ làm chết thú. Trong những trường hợp nầy cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật để nối ruột lại. Hiện nay có nhiều kỹ thuật nối ruột đã được giới thiệu: phương pháp tậnnối-tận (end-to-end) phương pháp tận-nối-bên (end-to-side) và phương pháp bên-nối-bên (side-to-
    side) (Swindle, 1998; Bojrab, 1999; Fossum, 2002). Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác nhau, kỹ thuật bên-nối-bên hoặc tận-nối-bên có nhược điểm lớn nhất là vi sinh vật phát triển ở phần cuối đoạn ruột được may kín nên dễ gây rối loạn sự hấp thu. Trong khi đó, kỹ thuật tận-nối-
    tận có ưu điểm là dễ thực hiện nhất và phù hợp với tình trạng sinh lý của thú (Bojrab, 1999). Mặt khác loại chỉ cũng như kiểu may gián đoạn hoặc liên tục đã được ứng dụng để may nối ruột nhưng kết quả thu được lại khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu kỹ thuật mổ, cách may và loại chỉ dùng để nối ruột sao cho an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...