Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt gel và phương pháp hoạt hóa tới hiệu suất lên men rượu từ rỉ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt gel và phương pháp hoạt hóa tới hiệu suất lên men rượu từ rỉ đường bằng phương pháp cố định tế bào


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC HÌNH iv
    DANH MỤC BẢNG . v
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 2
    1.1. Tổng quan về rỉ đường mía . 2
    1.1.1. Thành phần hoá học của rỉ đường mía 2
    1.1.2. Ứng dụng của rỉ đường mía 3
    1.2. Tổng quan về quá trình lên men rượu etylic . 5
    1.2.1. Bản chất của quá trình lên men rượu etylic . 5
    1.2.2. Diễn biến và các thời kỳ lên men rượu etylic 7
    1.2.3. Nguyên liệu và các phương pháp lên men rượu etylic . 9
    1.2.4. Tác nhân lên men rượu etylic . 10
    1.3. Tổng quan về kỹ thuật cố định tế bào . 11
    1.3.1. Giới thiệu về cố định tế bào 11
    1.3.2. Ưu điểm của việc cố định tế bào 12
    1.3.3. Các phương pháp cố định tế bào 14
    1.3.4. Kỹ thuật cố định tế bào bằng phương pháp bẫy . 15
    1.3.5. Giới thiệu chung về chất mang Alginate 16
    1.3.6. Các nghiên cứu về ứng dụng của alginate trong lĩnh vực cố định tế bào 20
    CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
    2.1.1. Nguyên liệu chính - rỉ đường . 24
    2.1.2. Nguyên liệu phụ 24
    2.1.3. Các dụng cụ và thiết bị dùng trong nghiên cứu . 24
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
    2.3.1. Sơ đồ quy trình 25
    2.3.2. Nội dung nghiên cứu . 27
    iii
    2.3.3. Bố trí thí nghiệm . 27
    2.3.4. Phương pháp xử lý nguyên liệu và nuôi cấy tế bào nấm men . 30
    2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu . 31
    2.3.5.1. Phương pháp phân tích 31
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 32
    3.1. Kết quả xác định ảnh hưởng của kích thước hạt đến hiệu suất lên men rượu32
    3.1.1.Ảnh hưởng của kích thước hạt gel đến thời gian lên men 32
    3.1.2. Ảnh hưởng của kích thước hạt gel đến hiệu suất lên men . 34
    3.2. Kết quả xác định ảnh hưởng của phương pháp hoạt hóa đến hiệu suất lên men rượu 35
    3.2.1. Kết quả thí nghiệm xác định số lần tái sử dụng hạt gel . 36
    3.2.2. Kết quả xác định nồng độ oxy hòa tan bổ sung . 37
    3.3. Đề xuất quy trình lên men từ rỉ đường bằng tế bào cố định . 39
    3.4. Đánh giá hiệu suất lên men . 39
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 41
    Kết luận 41
    Đề xuất ý kiến 41
    iv
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1: Sơ đồ lên men rượu etylic . 8
    Hình 1.2. Nấm men vừa mới chớm nở được quan sát bằng kính hiển vi điện tử 11
    Hình 1.3. Hình ảnh tế bào cố định trong alginate. 12
    Hình 1.4. Cấu tạo của hai monomer α-L-guluronic acid và β-D-manuronic acid 16
    Hình 1.5. Các dạng alginate 17
    Hình 1.6. Mô hình tạo gel dạng vỉ trứng của alginate canxi. . 18
    Hình 1.7. Quá trình tạo gel alginate canxi theo phương pháp khuếch tán . 22
    Hình 2.1. Rỉ đường sau khi thu mua. . 24
    Hình 2.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 25
    Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm xác định ảnh hưởng của kích thước hạt gel đến hiệu suất
    lên men 28
    Hình 2.4. Sơ đồ thí nghiệm xác định ảnh hưởng của phương pháp hoạt hóa đến
    hiệu suất lên men 30
    Hình 3.1: Lượng đường sót trong dịch lên men theo thời gian ở các kích thước hạt
    gel 1, 2, 5, 10, 25ml 32
    Hình 3.2: Hiệu suất lên men theo thời gian ở các kích thước hạt gel 1, 2, 5, 10, 25ml 34
    Hình 3.3. Hiệu suất lên men ở các kích thước hạt gel sau 48h lên men . 35
    Hình 3.4: Hiệu suất lên men sau 48h ở các lần tái sử dụng với kích thước hạt gel 25ml 36
    Hình 3.5. Quy trình lên men rỉ đường 39
    v
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1: Thành phần hóa học của rỉ đường mía 2
    Bảng 1.2: Thành phần chất hữu cơ của rỉ đường . 3
    Bảng 1.3. Tóm tắt các đặc điểm chính của các phương pháp cố định 14
    Bảng 1.4. Một số ứng dụng của alginate trong kỹ thuật cố định tế bào 20
    Bảng 3.1. Thời gian lên men để đường sót 5mg/ml 33
    Bảng 3.2: Kết quả xác định hiệu suất lên men sau khi bổ sung oxy . 38
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    Rượu etylic hay ethanol là một hợp chất hữu cơ trong dãy đồng đẳng của
    rượu metylic có công thức hóa học là C
    2H5OH hay CH3
    -CH2
    -OH. Rượu etylic là
    một chất lỏng, không màu, mùi thơm dễ chịu, vị cay, nhẹ hơn nước, sôi ở nhiệt độ
    78,39
    0
    C, hóa rắn ở -114,15
    0
    C, tan trong nước vô hạn.
    Nguyên liệu để sản xuất rượu etylic là các nguyên liệu giàu tinh bột (gạo,
    sắn, ngô ) hay đường (rỉ đường ).
    Tác nhân để thực hiện quá trình lên men rượu etylic thường là nấm men.
    Người ta có thể cho trực tiếp hoặc nhốt chúng trong các „bẫy‟ và khi đó nó trở thành
    tế bào cố định. Tế bào cố định được hiểu là ngăn không cho chúng chuyển động tự
    do với các tế bào lân cận nó trong pha lỏng. Có nhiều phương pháp cố định đã được
    các nhà khoa học nghiên cứu, ở đây chỉ xét phương pháp “bẫy” gel.
    Cố định tế bào là một hướng phát triển mới trong công nghệ sinh học.
    Những tế bào cố định được nghiên cứu và ứng dụng vào trong hóa học, thực phẩm,
    nhiên liệu, y học và xử lý nước thải
    Hiện nay, nguồn rỉ đường chủ yếu dùng làm thức ăn gia súc. Vấn đề xử lý rỉ
    đường đang là vấn đề được các nhà máy đường quan tâm, trong đó có một hướng là
    cho lên men rượu. Kỹ thuật lên men rượu bằng phương pháp cố định tế bào đã được
    áp dụng, nhưng việc nghiên cứu về kích thước hạt gel, phương pháp hoạt hóa tế bào
    chưa được quan tâm. Do đó, em được sự phân công của Nhà trường và Khoa Công
    nghệ thực phẩm cho thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt
    gel và phương pháp hoạt hóa tới hiệu suất lên men rượu từ rỉ đường bằng
    phương pháp cố định tế bào”
    Qua hơn 3 tháng thực tập tại phòng thí nghiệm thuộc trung tâm thí nghiệm
    thực hành của trường em đã hoàn thành được những yêu cầu của đề tài. Mặc dù em
    đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn nên báo cáo không tránh khỏi những
    thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các
    bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    2
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan về rỉ đường mía
    Rỉ đường mía là một sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình sản xuất đường từ
    cây mía, nó chính là đường không kết tinh được, do đó tồn tại ở trạng thái mật và
    lẫn một số hợp chất khác.
    Màu sắc của rỉ đường mía thường là màu nâu đen, do quá trình caramen hóa,
    được tạo thành do phản ứng giữa đường với NH
    2CH2
    COOH [8].
    Rỉ đường mía là hỗn hợp gồm nhiều loại đường: Saccharoza, glucoza, fructoza,
    maltoza
    1.1.1. Thành phần hoá học của rỉ đường mía [12]
    Thành phần hóa học chính xác của rỉ đường mía rất khó dự đoán vì nó phụ
    thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, giống mía và giai đoạn thu hoạch
    cũng như quy trình sản xuất đường trong từng nhà máy. Do vậy thành phần dinh
    dưỡng, mùi vị, màu sắc và độ nhớt của rỉ đường không ổn định. Bảng 1.1 cho thấy
    biến động của các thành phần của rỉ đường
    Bảng 1.1: Thành phần hóa học của rỉ đường mía
    Thành phần Trung bình Biến động
    Nước 20 17-25
    Sucroza 35 30-40
    Glucoza 7 4-9
    Fructoza 9 5-12
    Các chất khử khác 3 1-5
    Các glucid khác 4 2-5
    Khoáng 12 7-15
    Các chất chứa N 4,5 2-6
    Các acid không chứa N 5 2-8
    3
    Sáp, sterol và phôtpholipid 0,4 0,1-1
    Sắc tố - -Vitamin - -Nguồn: Wolfrom và Binkley (1953)
    Các loại glucid hoà tan (đường đôi và đường đơn) là thành phần dinh dưỡng
    chính của rỉ đường, trong đó sucroza là chủ yếu (bảng 1.1). Rỉ đường mía có đặc
    điểm là có tỷ lệ đường khử tương đối cao. Trong chu trình kết tinh các loại đường
    khử tăng lên tới mức mà sucroza không thể kết tinh được nữa bởi vì đường khử làm
    giảm khả năng hoà tan của sucroza. Các chất khoáng có xu hướng giữ sucroza trong
    dung dịch, cho nên cân bằng giữa đường khử và chất khoáng sẽ quyết định sản
    lượng sucroza lý thuyết có từ cây mía. Phần sirô còn lại thường được coi là rỉ
    đường. Tổng lượng đường trong rỉ đường củ cải đường thường thấp hơn trong rỉ
    đường mía, nhưng lại chứa hầu như toàn bộ là sucroza.
    Bảng 1.2: Thành phần chất hữu cơ của rỉ đường
    Nguồn: Sreg và Van de Meer (1985)
    1.1.2. Ứng dụng của rỉ đường mía
    Rỉ đường được ứng dụng trong sản xuất nhiều sản phẩm như: bột ngọt, rượu
    rum, sản xuất nấm men, acid lactic, cồn, tăng sinh khối protein. Ngoài còn rất nhiều
    các quy trình công nghệ tiên tiến khác cũng dùng rỉ đường làm nguyên liệu như:
    Micromix-3 kết hợp bổ sung rỉ đường NPK để xử lý rác, xử lý vỏ đầu tôm với rỉ
    đường và enzym dùng làm thứ ăn cho gia súc, gia cầm,
    Thành phần Rỉ đường cải đường Rỉ đường mía
    Sucroza 66 44
    Fructoza 1 13
    Glucoza 1 10
    Acid amin 8 3
    Các chất khác 24 30
    4
    Dùng rỉ đường làm nguyên liệu để lên men vì trong rỉ đường có những đặc
    tính phù hợp với quá trình lên men như sau:
    Rỉ đường chứa hàm lượng đường cao. Ngoài đường saccharose còn chứa nhiều
    chất hữu cơ, vô cơ, các chất thuộc vitamin và các chất điều hoà sinh trưởng. Trong
    đó có vitamin H (biotin) là chất kích thích sinh trưởng đối với phần lớn nấm men.
    Trong 2 loại rỉ đường thì rỉ đường từ mía có hàm lượng biotin cao hơn rỉ đường từ
    củ cải đường. Chính vì thế, ở nhiều nước không có mía, người ta phải nhập rỉ đường
    từ mía về trộn chung với rỉ đường từ củ cải đường để đảm bảo hàm lượng biotin cho
    nấm men phát triển. Tuy nhiên rỉ đường cũng có những đặc điểm không phù hợp
    với quá trình lên men. Muốn sử dụng chúng cho quá trình lên men, ta phải tiến hành
    một số quá trình xử lý.
    Các đặc điểm ảnh hưởng quá trình lên men là: Rỉ đường thường có màu nâu
    sẫm, được tạo ra trong quá trình chế biến đường. Màu này rất khó bị phá hủy trong
    quá trình lên men. Sau khi lên men, chúng sẽ bám vào sinh khối nấm men và tạo
    cho nấm men có màu vàng sẫm. Màu này không phải màu tự nhiên của nấm men và
    việc tách màu ra khỏi sinh khối rất tốn kém và khó khăn. Các chất màu này bao
    gồm các hợp chất caramen, phức chất của phenol – Fe +2, Melanoidin, Melanin.
    Hàm lượng đường khá cao, nên khi tiến hành lên men phải pha loãng tới nồng độ
    thích hợp cho sự phát triển của nấm men. Hệ keo trong rỉ đường có ảnh hưởng xấu
    đến quá trình lên men. Hệ keo trong rỉ đường hình thành bởi protein và pectin. Hệ
    keo này tạo ra độ nhớt cao làm giảm khả năng hoà tan của oxy, làm cản trở quá
    trình trao đổi chất của tế bào nấm men. Nếu hệ keo không được phá sẽ gây thoái
    hoá tế bào, dẫn đến hiệu suất thu nhận sinh khối nấm men thấp [1].
    Bên cạnh đó sản phẩm phụ là CO
    2
    thu được trong quá trình lên men rỉ đường
    để cung cấp cho các cơ sở sản xuất nước giải khát có gas cũng thu được khối lượng
    đáng kể.
    C6H12O6 2C
    2H5OH + 2CO2
    Theo công thức trên lượng CO
    2 thu được chiếm (44:46)% = 95,65% khối
    lượng cồn tinh khiết, qua khảo sát tại cơ sở sản xuất cồn với giá hiện tại 1.800
    5
    đồng/kg CO
    2
    sản phẩm phụ thu được đủ trả chi phí nhân công lao động trong toàn
    cơ sở.
     Bảo quản rỉ đường
    Hiện nay các công ty sản xuất đường thải ra một lượng rỉ đường từ 32%ư35%
    so với đường thành phẩm. Với lượng lớn rỉ đường như vậy không thể tiêu thụ, sử
    dụng hết ngay trong vụ ép vì vậy phải có kho chứa.
    Kho chứa rỉ đường thường là hệ bồn hình tròn có thể đổ bê tông cốt thép
    hoặc bằng thép có sức chứa từ 100 - 200 tấn rỉ, mỗi bồn nhất thiết phải có mái che
    mưa nắng. Trước van xả bố trí hệ thống gia nhiệt để làm loãng trước khi lấy rỉ đường
    vì rỉ đường để lâu bùn cát và một số đường saccharose kết tinh chặt dưới đáy, mùa
    lạnh sẽ không thể lấy ra được
    1.2. Tổng quan về quá trình lên men rượu etylic
    1.2.1. Bản chất của quá trình lên men rượu etylic [15]
    Lý thuyết về lên men rượu đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ lâu.
    Năm 1769, Lavoisier phân tích sản phẩm lên men rượu và nhận thấy, khi lên men
    đường không chỉ biến thành rượu mà còn tạo ra acid axetic. Năm 1810, Gaylussac
    nghiên cứu và thấy rằng, cứ 45 phần khối lượng đường glucoza khi lên men sẽ tạo
    ra 23 phần alcol etylic và 22 phần khí cacbonic. Trên cơ sở đó ông đưa ra phương
    trình tổng quát về lên rượu như sau:
    C6H12O6 2C
    2H5OH + 2CO2 + Q
    Năm 1857, Louis Pasteur tiếp tục nghiên cứu và thấy rằng, cứ 100 phần đường
    saccaroza khi lên men sẽ tạo ra 51,1 phần alcol etylic; 48,4 phần CO
    2
    ; 32 phần
    glyxerin; 0,7 phần acid succinic và 2 phần các sản phẩm khác. Từ đó ông suy ra, cứ
    45 phần khối lượng glucoza khi lên men sẽ cho 21,8 phần rượu chứ không phải 23
    phần như Gaylussac đã tính. Tuy nhiên, phương trình lên men do Gaylussac đưa ra
    vẫn đúng và được dùng làm cơ sở để tính hiệu suất lên men và hiệu suất thu hồi
    rượu theo lý thuyết.
    Passteur cho rằng, sự lên men chỉ xảy ra khi có mặt của vi sinh vật. Nếu ngăn
    ngừa không cho vi sinh vật tiếp xúc với dịch đường thì hiện tượng lên men sẽ không


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Hồ Thị Bình (2011), Sản xuất nấm men từ rỉ đường, Bài tiểu luận.
    2. Đỗ Thị Mai Hương (2004), Nghiên cứu sử dụng enzyme spezym XTRA
    trong quá trình dịch hóa trong lên men cồn từ sắn, Đề tài tốt nghiệp.
    3. Đặng Thị Thu Hương (2009), Bài giảng thiết kế và phân tích thí
    nghiệm, Trường ĐH Nha Trang.
    4. Trần Thị Luyến (2009), Bài giảng công nghệ sản xuất rượu bia và
    nước giải khát, Trường ĐH Nha Trang.
    5. Nguyễn Đức Lượng - Nguyễn Chúc - Lê Văn Việt Mẫn, Thực tập vi
    sinh học thực phẩm, Trường Đại học Kỹ thuật tp Hồ Chí Minh.
    6. Lê Thanh Mai và cộng sự (2000), Các phương pháp phân tích ngành
    công nghệ lên men, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
    7. Nguyễn Thị Mơ (2003), Nghiên cứu cố định tế bào Sacchromyces
    Cerevisiae có hoạt tính invertase để thủy phân đường sucrose, Đề tài tốt
    nghiệp, Trường ĐH Nha Trang.
    8. Ngô Đăng Nghĩa (1999), Tối ưu hóa quy trình công nghệ sản xuất
    alginate natri từ rong mơ Việt Nam và ứng dụng nó trong một số lĩnh
    vực sản xuất, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Đại học thủy sản, Nha Trang.
    9. Ngô Đăng Nghĩa (2004), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tế
    bào Saccharomyces cerevisiae cố định trên gel alginate canxi tách
    chiết từ rong mơ Việt Nam, Số đặc biệt Tạp chí khoa học và công nghệ
    thủy sản, Trường ĐH Thủy Sản.
    10. Phạm Tuấn Tài (1999), Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất cồn
    từ rỉ đường, Bộ công nghiệp - Tổng công ty rượu bia, nước giải khát
    Việt Nam - Viện nghiên cứu rượu bia nước giải khát, Hà Nội.
    11. Nguyễn Thị Minh Tùy, Tối ưu hóa quá trình lên men rượu từ rỉ đường
    bằng phương pháp cố định tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae,
    Đề tài tốt nghiệp
    44
    12. Nguyễn Xuân Thạch, Sử dụng rỉ mật làm thức ăn gia súc
    13. Khổng Trung Thắng (2001), Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tách
    chiết alginate natri từ rong nâu qua xử lý CaCl
    2
    và ứng dụng làm chất
    mang cố định tế bào trong lên men dịch chiết dứa, Luận văn thạc sỹ,
    Trường ĐH Nha Trang.
    14. Lê Thị Hồng Thúy (2004), Nghiên cứu quy trình lên men bia bằng tế
    bào cố định, Đề tài tốt nghiệp, Trường ĐH Nha Trang.
    15. Nguyễn Đình Thưởng (2000), Công nghệ sản xuất và kiểm tra cồn
    etylic, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
    16. Chiristian Vogelsang & Kjetill ǿstagaard, Stability of alginate gels
    applied for immobilized- yeast reactors, Enzyme and Microbial
    Technology Vol. 7 n 11, Nov 1985, pp. 538-542
    17. Nicolas M. Veling & Michele M, Mestdagh (1995), physico-chemical
    properties of Alginate Gel Beads, Polymer Gels and Network 3 pp. 311 -330
    18. Tampion J., Tampion M.D. (1987) Immobilized cell: principles and
    Applications, Cambirdge University Press.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...