Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển,năng suất và chất

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển,năng suất và chất lượng lá cây Cỏ ngọt Morita 3 (M3) tại Gia Lâm, Hà Nội
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ðOAN .i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC BẢNG .viii
    Phần I MỞ ðẦU . 1
    1.1. ðặt vấn ñề . 1
    1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
    1.2.1. Mục ñích 2
    1.2.2. Yêu cầu của ñề tài 2
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài . 2
    1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2
    1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
    1.4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của ñề tài . 2
    Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn bố trí khoảng cách,thời vụ trồng 3
    2.1.1 Cơ sở khoa học 3
    2.1.2 Cơ sở thực tiễn 4
    2.2. Nguồn gốc, phân loại Cỏ ngọt . 5
    2.2.1. Nguồn gốc 5
    2.3 ðặc ñiểm thực vật học 6
    2.3.1 Thân 6
    2.3.2 Rễ 6
    2.3.3 Lá 6
    2.3.4 Hoa 6
    2.3.5 Quả và hạt . 7
    2.4 Yêu cầu ñiều kiện sinh thái của cây 7
    2.4.1 Nhiệt ñộ . 7
    2.4.2 Nước và ñộ ẩm 7
    2.4.3 Ánh sáng . 7
    2.4.4 Dinh dưỡng khoáng . 8
    2.4.5 ðất trồng . 8
    2.5 Giá trị y học 8
    2.5.1 Thành phần hoá học 8
    2.5.2 Tính vị, công năng . 11
    2.5.3 Tác dụng dược lý . 11
    2.6 Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới . 12
    2.6.1. Tình hình sản xuất trên thế giới 14
    2.6.2 Các nghiên cứu về Cỏ ngọt trên thế giới 15
    2.7 Tình hình nghiên cứu và sản xuất trong nước . 16
    2.7.1 Tình hình sản xuất trong nước . 16
    2.7.2 Tình hình nghiên cứu trong nước . 18
    Phần III ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
    3.1. ðối tượng nghiên cứu 23
    3.2. Nội dung nghiên cứu . 23
    3.3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm . 23
    3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 25
    3.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng 25
    3.4.2. Mức ñộ nhiễm sâu bệnh 26
    3.4.3. Các chỉ tiêu năng suất . 27
    3.4.4. Chỉ tiêu ñường tổng số . 27
    3.5. Phương pháp xử lý số liệu . 27
    Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 28
    4.1. Kết quả thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng củakhoảng cách trồng ñến sinh
    trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng ñường tổng số của cây cỏ ngọt 28
    4.1.1 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến chiều caothu hoạch giống Cỏ ngọt
    M3 ở các lứa cắt . 28
    4.1.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến tổng sốcành của giống Cỏ
    ngọt M3 .30
    4.1.3. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến số cặp lá trên cây Cỏ ngọt M3 qua
    các lứa cắt 31
    4.1.4. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến chỉ số SPAD trong lá Cỏ ngọt M3 32
    4.1.5. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến chỉ số diện tích lá (LAI) Cỏ ngọt
    M3 . 34
    4.1.6. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến khả năngtích lũy chất khô của
    giống Cỏ ngọt M3 35
    4.1.7. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh của giống
    Cỏ ngọt M3 37
    4.1.8. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến năng suất cá thể và năng suất lý
    thuyết cây Cỏ ngọt M3. 39
    4.1.9. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến năng suất thực thu cây Cỏ ngọt M3. 42
    4.1.10. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến hàm lượng ñường tổng số trong lá
    Cỏ ngọt M3 44
    4.2. Kết quả thí nghiệm 2: Ngiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sinh
    trưởng, phát triển, năng suất và hàm lượng ñường trong lá cỏ ngọt 45
    4.2.1 Thời tiết khí hậu vùng ðồng bằng sông Hồng . 45
    4.2.2 Ảnh hưởng của thời vụ ñến chiều cao thu hoạchgiống Cỏ ngọt M3 ở các
    lứa cắt 47
    4.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến tổng số cành của Cỏ ngọt M3 49
    4.1.4 Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến số cặp lá trên cây Cỏ ngọt M3 qua các
    lứa cắt 50
    4.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến chỉ số SPAD trong lá Cỏ ngọt M3 52
    4.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến chỉ số diện tích lá (LAI) Cỏ ngọt M3. 53
    4.2.7. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến ñộng thái tích lũy chất khô của giống Cỏ
    ngọt M 3 . 55
    4.2.8. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh của Cỏ ngọt M3 .58
    4.2.9. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến năng suất cáthể và năng suất lý thuyết
    cây Cỏ ngọt M3 60
    4.2.10. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến năng suất thực thu giống Cỏ ngọt M3 63
    4.2.11. Ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến hàm lượng ñường tổng số và hàm
    lượng Stevioside trong lá Cỏ ngọt M3 67
    4.2.12. Hiệu quả kinh tế . 69
    Phần V KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ . 71
    5.1 Kết luận 71
    5.2 ðề nghị . 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
    PHỤ LỤC 77

    Phần I
    MỞ ðẦU
    1.1. ðặt vấn ñề
    Cỏ ngọt (Stevia rebaudianaBertoni) còn ñược gọi là cây Cỏ ñường, Cỏ mật
    hay Cúc ngọt, có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday nằm giữa Paraguay và
    Brasil. Năm 1888, nhà thực vật học người Paraguay là Moises Santiago Bertoni
    mới phân loại và chính thức ñặt tên gọi nó là Stevia rebaudianaBertoni. Thổ
    dân Guarani ở Paraguay gọi cỏ này là Caá-êhê có nghĩa là Cỏ ngọt.
    Cỏ ngọt là một chi có khoảng 240 loài thảo mộc và cây bụi thuộc họ Cúc
    (Asteraceae). Những loài khác nhau của cỏ ngọt có chứa chất ngọt tự nhiên,
    songStevia rebaudianañược chứng minh là chất có ñộ ngọt cao nhất. Chất chiết
    xuất từ cây Cỏ ngọt có ñộ ngọt gấp 300 ñến 400 lần so với vị ngọt của ñường,
    Cỏ ngọt ñã gây ñược sự chú ý rất lớn không chỉ với các ñối tượng có ít nhu cầu
    hoặc buộc phải hạn chế lượng carbodrate như các bệnh nhân tiểu ñường, mà còn
    có thể ñiều trị bệnh béo phì và chứng huyết áp cao.
    Ngày nay, Cỏ ngọt ñang ñược trồng rất nhiều nơi trên thế giới và ñược ñánh giá
    là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ cho ngành công nghiệp thực
    phẩm và giải khát. Nhu cầu của ñường stevia ñang làvấn ñề xôn xao và rất nhiều
    cuộc hội thảo quốc tế ñã ñược tổ chức ñể mở ra những thách thức ñối với các nhà
    khoa học nghiên cứu và khoa học ứng dụng. Cỏ ngọt là cây lưu niên bán nhiệt ñới,
    rất dễ canh tác và ñem lại hiệu quả kinh tế cao trên thế giới và Việt Nam.
    Tuy nhiên, ñến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu ñầy ñủ về quy
    trình kỹ thuật trồng trọt cây Cỏ ngọt giống Morita 3 này tại Việt Nam. Vì vậy,
    nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật về trồng trọt nhằm xây dựng quy trình sản
    xuất cỏ ngọt tại Việt Nam. ðáp ứng nhu cầu sử dụng trên trị trường Việt Nam và
    xuất khẩu là vấn ñề hết sức cần thiết.
    Xuất phát từ lý do ñó chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu
    ảnh hưởng của khoảng cách và thời vụ trồng ñến sinh trưởng, phát triển,
    năng suất và chất lượng lá cây Cỏ ngọt Morita 3 (M3) tại Gia Lâm – Hà Nội”
    1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
    1.2.1. Mục ñích
    Xác ñịnh khoảng cách và thời vụ trồng thích hợp cho sinh trưởng, phát
    triển, năng suất và chất lượng cao của cây Cỏ ngọt M3 tại Gia lâm Hà Nội
    1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
    - ðánh giá ảnh hưởng của khoảng cách trồng ñến sinhtrưởng phát triển, năng
    suất và hàm lượng ñường trong lá cây cỏ ngọt.
    - ðánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sinh trưởng phát triển, năng suất và
    hàm lượng ñường trong lá cây cỏ ngọt.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
    1.3.1. Ý nghĩa khoa học
    Xác ñịnh cơ sở khoa học của khoảng cách trồng, thờivụ trồng góp phần
    xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cỏ ngọt cho năng suất cao, chất lượng tốt.
    Là tài liệu tham khảo trong trồng trọt và nghiên cứu, giảng dạy về cây Cỏ
    ngọt ở Việt Nam.
    1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Nâng cao năng suất, chất lượng cây Cỏ ngọt phục vụ xuất khẩu và nhu
    cầu trong nước, góp phần hình thành một loại cây trồng mới trong cơ cấu cây
    trồng nước ta, góp phần ña dạng hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế trong xuất
    nông nghiệp của bà con nông dân.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của ñề tài
    ðề tài ñược tiến hành trong ñiều kiện vụ Thu 2010 và vụ Xuân 2011 trên
    vùng ñất huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

    Phần II
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn bố trí khoảng cách,thời vụ trồng
    2.1.1 Cơ sở khoa học
    Khoảng cách và thời vụ trồng là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều ñến năng suất
    Cỏ ngọt. Giải quyết tốt vấn ñề về khoảng cách mật ñộ tức giải quyết tốt mối
    quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể làm cho quần thể cây Cỏ
    ngọt khai thác tốt nhất khoảng không gian (không khí, ánh sáng) và mặt ñất
    (khai thác nước, dinh dưỡng trong ñất) nhằm thu ñược sản lượng cao nhất trên
    một ñơn vị diện tích.
    Khoảng cách trồng càng dày thì sự cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt.
    Dưới ñất, Cỏ ngọt cạnh tranh về dinh dưỡng, nguồn nước, ñể phát triển bộ rễ ñể
    nâng ñỡ cây và nuôi cây. Trên khoảng không gian, ñểcó thể lấy ñược ánh sáng
    khi phải cạnh tranh với các cây khác cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách
    tối ña chính vì vậy sẽ làm cho thân nhỏ, cây yếu, số cành ít, nhỏ, số cặp lá trên
    cành giảm, sức chống chịu kém trước các ñiều kiện ngoại cảnh, khả năng chống
    ñổ kém.
    Khi trồng ở khoảng cách trồng thưa cây sẽ không phải cạnh tranh nhau
    nhiều do vậy cây sẽ có ñiều kiện phát triển tốt chonăng suất cá thể cao nhưng
    năng suất quần thể lại giảm, bên cạnh ñó cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi ñiều
    kiện ngoại cảnh do tính quần thể bị giảm, khả năng chống chịu với ñiều kiện
    ngoại cảnh bất thuận cũng bị ảnh hưởng, cỏ dại tăng. Khoảng cách trồng thích
    hợp sẽ giúp cho cây sử dụng ñược tối ña các ñiều kiện của ñồng ruộng từ ñó
    giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng tích luỹ của cây tăng từ ñó có thể
    tăng năng suất và tăng sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế.
    Thời vụ trồng ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh trưởng, phát triển, năng suất
    cây trồng. Thời vụ trồng thích hợp cho phép cây trồng ñược sinh trưởng phát
    triển trong ñiều kiện tốt nhất về ánh sáng, nhiệt ñộ, ñộ ẩm, lượng mưa và cho
    năng suất cao nhất. Thời vụ trồng không thích hợp sẽ làm cho cây trồng sinh
    trưởng phát triển kém, trong những ñiều kiện nhất ñịnh dẫn tới giảm năng suất.
    Cỏ ngọt là cây trồng có xuất xứ nhiệt ñới, là cây lưu niên và phản ứng chặt
    chẽ với yếu tố quang chu kì. Ở Việt Nam từ trước tới nay, giống như phần lớn các
    loại cây trồng khác, Cỏ ngọt (giống ST88) chủ yếu ñược trồng vào vụ Xuân khi có
    nhiệt ñộ cao, ẩm ñộ cao, cây sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên,
    trong một số ñiều kiện về ñất ñai, khí hậu, ñặc tính lưu niên và phản ứng với ánh
    sáng ngày ngắn Cỏ ngọt có thể ñược trồng ở nhiều thời vụ khác nhau trong năm.
    Do ñó, xác ñịnh ñược thời vụ trồng thích hợp ñể Cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt,
    khắc phục ñược hạn chế của ñặc tính ra hoa nhằm thunăng suất cao, chất lượng tốt
    là yêu cầu quan trọng trong sản xuất cây Cỏ ngọt hiện nay.
    2.1.2 Cơ sở thực tiễn
    Những kết quả nghiên cứu trước về mật ñộ khoảng cách trồng ñã chỉ ra: Mỗi
    loài cây, giống cây trồng có một mật ñộ, khoảng cách trồng thích hợp. Mật ñộ ảnh
    hưởng rất lớn ñến sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của cây trồng.
    Theo Nguyễn Hữu Tề và cộng sự, 1989 – 1993, nghiên cứu về mật ñộ cấy
    ñối với giống lúa CR203 cho thấy mật ñộ cấy phổ biến thích hợp với giống lúa
    này là 50 – 55 khóm/m
    2
    cho năng suất cao nhất. Mật ñộ cấy phụ thuộc vào các
    ñiều kiện như ñất ñai, phân bón, thời vụ và tuổi mạ[10]
    Nghiên cứu về khoảng cách trồng trên cây Bạch chỉ cũng chỉ ra khoảng
    cách trồng 25x15 cm (27cây/m
    2
    ) cho năng suất củ Bạch chỉ cao nhất. Nếu tăng
    khoảng cách trồng dày hơn (25 x 5cm – 60 cây/m
    2
    ) hoặc thưa hơn ( 35 x 20 cm -
    9 cây/m
    2
    ) ñều cho dẫn ñến giảm năng suất Bạch chỉ so với khảng cách khoảng
    cách 25 x15 cm.
    Từ những kết quả nghiên cứu về mật ñộ của một số loại cây trồng phổ
    biến ta có thể thấy việc nghiên cứu mật ñộ trồng làrất cần thiết với mỗi loại cây
    trồng nói chung và với cây Cỏ ngọt nói riêng.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. TIẾNG VIỆT
    1. Mai Phương Anh và CS. Chọn tạo giống Cỏ ngọt. Kết quả nghiên cứu khoa
    học Nông nghiệp năm 1993. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1994.
    2. Mai Phương Anh, Trần ðình Long, Liakhovkin, A.G và CS. Giống Cỏ ngọt
    ST88. Kết quả nghiên cứu khoa học Nông nghiệp năm 1994. Nhà xuất bản
    Nông nghiệp Hà Nội, 1995
    3. Hoàng Chung. Thực nghiệm trồng Cỏ ngọt trên ñất vườn ñồi trung du Bắc
    Thái (Báo cáo tóm tắt). ðại học Sư phạm Việt Bắc 1991
    4. Nguyễn Thị Hải. Nghiên cứu một số dặc ñiểm sinh trưởng phát triển và năng suất
    cây Cỏ ngọt trên ñất ñồi trung du Bắc Thái. ðại học sư phạm Bắc Thái. 1991
    5. Trần ðình Long, Mai Phương Anh, Liakhovkin, A.G. Cây Cỏ ngọt. Nhà xuất
    bản Nông nghiệp Hà Nội, 1992.
    6. Trần ðình Long, Mai Phương Anh, Liakhovkin, A.G. Một số kết quả nghiên
    cứu về cây Cỏ ngọt ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực
    phẩm” trang 29. Tháng 1 năm 1993.
    7. Trần ðình Long, Mai Phương Anh, Liakhovkin, A.G. Sản xuất và sử dụng
    Có ngọt. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1996
    8. ðinh Thế Lộc (1997), Giáo trình cây lương thực tập II cây màu, Nhà xuất
    bản Nông nghiệp
    9. ðỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản KHKH. 1986
    10. ðoàn Thị Thanh Nhàn (1996), Giáo trình cây công nghiệp, Nhà xuất bản
    Nông nghiệp
    11. Phạm Song - Nguyễn Hữu Quỳnh. Bách Khoa thư bệnh học.Nhà xuất bản
    Giáo Dục, 2009.
    12. Stevia Ventures Corporation. Hanbook. 2010
    II.TIẾNG NƯỚC NGOÀI
    13. Brandle, J. E. and Rosa, N., Heritability for yield, leaf : stem ratio and
    stevioside content estimated from Landrace cultivarof Stevia rebaudiana.
    Can. J. Plant Sci., 1992, 72, 1263–1266
    14. J. E. Brandle, A. N. Starratt, and M. Gijzen. Stevia rebaudiana: Its
    agricultural, biological, and chemical properties. Received 3 October
    1997, accepted 28 April 1998.
    15. Brandle, J. E.; Starratt, A. N.; Gijzen, M. Can.J. Plant Sci. 1998, 78, 527-536
    16. Donalisio, M. G. R., Duarte, F. R., Pinto, A. J. D.A. and Souza, C. J.,Stevia
    rebaudiana. Agronomico., 1982, 34, 65–68
    17. Goenadi, D. H.,Water tension and fertilization of Stevia rebaudiana Bertoni
    on Oxic Tropudalf (English abstr.). Menara Perkebunan., 1983, 51, 85–90.
    18. Kennelly, E. J. In Stevia: the Genus Stevia. Medicinal and Aromatic PlantsIndustrial Profiles, Vol. 19; Kinghorn, A. D., Ed.; Taylor and Francis:
    London, 2002; Chapter 4, pp 68-85
    19. Kinghorn, A. D. In Stevia: the Genus Stevia. Medicinal andbAromatic
    Plants-Industrial Profiles, Vol. 19 ; Kinghorn, A. D., Ed.; Taylor and Francis:
    London, 2002; Chapter 1, pp 1-17. (b) Kinghorn, A. D.; Soejarto, D. D. In
    Economic and Medicinal Plant Research; Wagner, H., Hikino, H., Farnsworth,
    N. R., Eds.; Academic Press: London, 1985; Vol. 1, Chapter 1, pp 1-52.
    20. Lee, J. I., Kang, K. K. and Lee, E. U., Studies on new sweetening resource
    plant Stevia (Stevia rebaudiana Bert.) in Korea. I. Effects of transplanting
    date shifting by cutting and seeding dates on agronomic characteristics and
    dry leaf yields of Stevia (English abstr.) Res. Rep. ORD, 1979, 21, 171–179.
    21. Li, Y.-C.; Kuo, Y.-H. Chem. Pharm. Bull. 2002, 50, 498-500
    22. Mohammed Salim Uddin1, Mohammad Shaheed Hossain Chowdhury, M.
    Muoztaba Mahfuzu Haque Khan, Mohammad Belal Uddin, Romel Ahmed,
    Md. Azizul Baten. In vitro propagation of Stevia rebaudiana Bert in
    Bangladesh. Accepted 28 March, 2006
    23. Robinson, B. L., Contributions from the Gray Herbarium of Havard
    University. The Gray Herbarium University, Cambridge, 1930
    24. Pure CircleSdnBhd. Stevia Plantation Training for Thailand Farmer.
    (Report). Thailand 2009.
    25. Pure CircleSdnBhd. Hanbookpic.American, 2010
    26. Saxena, N. C. and Ming, L. S., Preliminary harvesting characteristics of
    Stevia. Phys. Prop. Agric. Mar. Prod., 1988, 3, 299–303.
    27. Shock, C. C., Experimental cultivation of Rebaudi’s Stevia in California.
    Univ. California, Davis Agron. Prog. Rep., 1982, p.122.
    28. Silverstein, R. M.; Webster, F. X. Spectrometric Identification of Organic
    Compounds, 6th ed.; John Wiley & Sons: New York, 1998;p 227.
    29. Soejarto, D. D., Kinghorn, A. D. and Farnsworth, N.R.,Potential sweetening
    agents of plant origin. III. Organoleptic evaluation of Stevia leaf herbarium
    samples for sweetness.J. Nat. Prod., 1982, 45, 590–599.
    30. Soejarto, D. D. In Stevia: the Genus Stevia. Medicinal and Aromatic PlantsIndustrial Profiles, Vol. 19; Kinghorn, A. D., Ed.; Taylor and Francis:
    London, 2002; Chapter 2, pp 18-39)
    31. Wahlberg, I.; Karlsson, K.; Curvall, M.; Nishida, T.; Enzell, C. R. ActaChem.
    Scand. Ser. B 1978, 32, 203-215.
    III. INTERNET
    32. Http://Steviaventures.com
    33. http://en.wikipedia.org/wiki/Stevia
    34. http://www.stevia.com/
    35. http://www.steviainfo.com/page=articles
    36. http://www.naturalnews.com/stevia.html
    37. http://www.youtube.com/watch
    38. http://www.vista.vn/
    49. FoodNavigator.com
    40. http://sdh.tnu.edu.vn/download
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...