Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ và phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ và phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn và mào gà lùn trồng chậu

    1. MỞ ĐẦU


    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xă hội, nhu cầu về hoa của thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng tăng nhanh hơn bao giờ hết. Hoa đă trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, nó thúc đẩy ngành sản xuất và kinh doanh hoa phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản lượng hoa trên thế giới hàng năm lên tới hàng chục tỷ đô la. Chính v́ vậy, sản xuất hoa trên thế giới phát triển rất mạnh mẽ ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ .Ở Việt Nam bên cạnh những vùng trồng hoa truyền thống như Quảng Bá, Đà Lạt, Tây Tựu, th́ hiện nay nghề trồng hoa đă được mở rộng và phát triển khắp đất nước, thu hút được đông đảo người dân làm nông nghiệp vừa giải quyết được công ăn việc làm, vừa nâng cao đời sống của người dân.
    Từ trước đến nay việc trồng hoa và sử dụng hoa theo hai h́nh thức đó là hoa cắt cành và hoa chậu. Hoa cắt cành thường được trồng trực tiếp trên luống đất, do vậy chịu sự chi phối không những của vị trí đất xung quanh bộ rễ mà c̣n chịu sự chi phối của môi trường đất xung quanh nên có nhiều ưu điểm so với hoa trồng chậu: dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí thấp. Nhưng có nhược điểm là chỉ sử dụng được phần trên mặt đất và do khi sử dụng, cắt cành khỏi bộ phận thân, rễ nên hoa nhanh tàn và ít đa dạng về h́nh dáng. Hoa trồng trong chậu được giới hạn bởi chậu trồng, mặc dù quy tŕnh phức tạp hơn, việc lựa chọn chủng loại giống, giá thể, dinh dưỡng và một số biện pháp kỹ thuật khác đ̣i hỏi chặt chẽ hơn, chi phí cao hơn nhưng khắc phục được các nhược điểm của trồng hoa cắt cành. Tuy nhiên từ trước tới nay kỹ thuật trồng hoa chậu nói chung và trồng cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà nói riêng ít được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt thời gian gần đây nhu cầu chơi hoa trồng chậu vào dịp tết Nguyên đán là rất lớn. Tuy nhiên đất chưa phải là giá thể tốt nhất,trong khi đó ở nước ta nguồn phế phẩm từ trồng trọt tương đối đa dạng và sẵn có như: rơm, rạ, trấu, thân cây họ đậu, xơ dừa, bèo hoa dâu, bèo tây vv Nguồn phụ phẩm từ trồng trọt có thể là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất giá thể hữu cơ chi phí thấp, giá thành hạ, phù hợp với sản xuất quy mô nông hộ. Để có thể sử dụng nguồn phụ phẩm trồng trọt làm giá thể hữu cơ cần có giải pháp công nghệ phù hợp vừa tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, vừa góp phần phát triển xây dựng quy tŕnh công nghệ sản xuất hoa, cây cảnh trồng chậu phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa ven đô theo hướng thâm canh cao; và để nâng cao giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ và phẩm chất cũng như tạo ra sự đa dạng phong phú về h́nh dáng hoa cúc Vạn Thọ, Mào gà nói riêng và các loại hoa trồng chậu nói chung chúng tôi đă tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể hữu cơ và phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoacúc Vạn Thọ lùn và mào gà lùn trồng chậu”.
    1.2. Mục đích và yêu cầu
    1.2.1 Mục đích
    Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giả thể có nguồn gốc hữu cơ và phân bón lá Pomior P399 đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn trồng chậu, từ đó đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất của hai loại hoa này góp phần tăng thu nhập cho việc sản xuất hoa.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Xác định ảnh hưởng của thành phần giá thể và tỉ lệ phối trộn giá thể có nguồn gốc hữu cơ và từ các phụ phẩm đồng ruộng đến sinh trưởng phát triển của cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn, trên sở đó xác định tỉ lệ phối trộn giá thể phù hợp cho từng đối tượng nghiên cứu.
    - Xác định tác dụng của phân bón lá Pomior đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn trồng chậu từ đó xác định liều lượng bón cho hiệu quả kinh tế cao nhất đối với hai loại hoa tham gia thí nghiệm này.
    1.3. Ư nghĩa khoa học và thực tiễn
    1.3.1 Ư nghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là dẫn liệu khoa học về kỹ thuật trồng cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn trồng chậu.
    Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu về hoa cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn
    Đóng góp vào việc mở ra triển vọng phát triển nông nghiệp cao bằng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến hiện đại
    1.3.2. Ư nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho các địa phương, doanh nghiệp, hộ gia đ́nh khi sản xuất hoa cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn trồng chậu, nhờ áp dụng quy tŕnh kỹ thuật tác động hợp lư để nâng cao giá trị hàng hóa của hoa.
    Những kết quả này sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật đề ra biện pháp canh tác phù hợp, góp phần hoàn thiện quy tŕnh trồng hoa chất lượng cao, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hoa cúc Vạn Thọ lùn và Mào gà lùn nói riêng và ngành sản xuất hoa ở Việt Nam nói chung.
    Những kết quả nghiên cứu thu được từ đề tài được ứng dụng, góp phần nâng cao chất lượng hoa từ đó tăng thu nhập cho người sản xuất hoa.


    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1. Đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cácloài hoa nghiên cứu.
    2.1.1. Cây hoa cúc vạn thọ lùn
    Cây hoa cúc loài Vạn Thọ thuộc lớp hai lá mầm (Dicotylaenae), phân lớp cúc (Asteroideae), chi Chrysanthemum, loài Marigold, giống Tagetes (Vơ Phương Chi, Dương Đức Tiến, 2004) [2], có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, du nhập sang Đài Loan và nhập nội về Việt Nam.
    Cúc Vạn Thọ lùn có bộ rễ chùm, phân nhánh nhiều, chiều cao thân đối với giống thấp cây chỉ khoảng 20 – 30 cm, phân cành mạnh thích hợp cho trồng chậu và trồng thảm. Lá mọc cách và thành ṿng xoắn trên thân. Lá có mùi hăng hắc khi ṿ nát, nay có giống lá không hôi và có mùi thơm nữa. Hoa Vạn Thọ là hoa đơn hoặc hoa kép. Nước ta thường thích hoa Vạn Thọ kép. Hoa Vạn Thọ lùn đặc trưng là cụm hoa đầu trạng, trên một cụm hoa có hàng ngh́n hoa nhỏ, tŕnh tự nở hoa từ ngoài vào trong. Quả Vạn Thọ là loại quả bế, trong quả có một hoặc nhiều hạt, trọng lượng 1000 hạt khoảng 1g. Hoa Vạn Thọ lùn trồng để phủ đầy bồn cảnh, làm hoa viền quanh bồn, quanh liếp, trồng chậu cảnh, trồng giỏ treo hay làm hoa cắt cành cắm chung với các loài hoa khác. Những loại hoa Vạn Thọ lùn nở nhiều tháng và lâu tàn thích hợp cho việc trang trí các bồn hoa công viên, biệt thự, dọc xa lộ, đường phố, dưới các hàng cổ thụ đặc thù cho công chúng chiêm ngưỡng.
    Trên thế giới, hoa Vạn Thọ chia làm ba loài nguyên và ba loài lai (hybrids) sau đây:
    + Loài Vạn Thọ Phi Châu
    Tên khoa học là Tagetes erecta, tiếng Anh gọi là Affican Marigold. Đây thường là giống Vạn Thọ có chiều cao cây cao nhất và to nhất.
    Đáng kể nhất hiện nay là loài Vạn thọ có hoa kép, to, nở tṛn xoe không cồi ngọn gọi là ánh Nguyệt (Moonlight), cây cao chừng 40 cm và mọc dày khít nhau. Trổ hoa sớm như các giống Vạn Thọ lai vậy. Cây làm cảnh hay cắt cành cắm hoa rất ngoạn mục.
    + Loài Vạn Thọ Pháp
    Tên khoa học là Tagetes patula L., tên tiếng Anh gọi là French Marigold. Loài này thường hấp dẫn hơn loài Châu Phi, hoa nhỏ hơn, và đa dạng về màu sắc. Loài này trồng ở vùng đồng bằng nước ta có thể cao đến 60 cm.
    + Loài Vạn Thọ nhỏ
    Tên khoa học là Tagetes tenuifolia, hay Tagetes signata. Cây nhỏ nên chỉ dùng làm viền ngoài bồn hoa cảnh. Hoa đơn cánh, có cồi, hoa nhỏ, đường kính hoa từ 1-2 cm. Loài Stafire Mix được trồng nhiều ở Âu Mỹ, có đặc điểm là lá thơm mùi chanh bưởi, nhất là khi trời nóng nực.
    + Loài Vạn Thọ lai có tên American Marigold gồm:
    Ø Loài lai Antigua Yellow là loài Vạn Thọ có hoa màu vàng tươi, hoa kép to, đường kính hoa từ 7 – 8 cm. Sau 60 ngày gieo hạt là đă trổ hoa, và hoa nở liên tiếp trong nhiều tháng, lâu nhất trong các loài Vạn Thọ. Cây mọc khít và cao 30 – 35 cm, có khi gọi là Inca lùn.
    Ø Loài lai Inca Hybrid: hoa kép và rất to, có đường kính hoa từ 10 – 13 cm. Cây cao 50 – 70 cm, cũng ra hoa sớm và vụ hoa kéo dài, vẫn c̣n hoa khi các Vạn Thọ khác đă tàn. Chịu nhiệt độ đến 39[SUP]0[/SUP]C – 40[SUP]0[/SUP]C.





    2.1.2. Cây hoa Mào Gà lùn.
    Cây hoa mào gà (Celosia cristata) thuộc họ Rau Dền. Thân nhẵn, cao 30-70cm, lá mọc lệch có cuống, lá có các loại màu đỏ sẫm, xanh, xanh vàng, xanh đỏ, hoa mọc tập trung ở đỉnh như mào gà.
    Hạt màu đen tím. Màu sắc hoa cũng rất đa dạng, thường gặp là màu đỏ lửa, c̣n có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ. Cây hoa mào gà được trồng nơi đ́nh chùa, loại nhỏ trồng vào chậu. Hoa mào gà nguyên sản ở Ấn Độ. Chúng ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn.
    2.2. T́nh h́nh nghiên cứu và sử dụng giá thể trồng cây
    2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới.
    Trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á khi nghiên cứu về giá thể cho cây con, việc phối trộn than bùn và chất khoáng cho giá thể phù hợp nhất đối với sinh trưởng, phát triển của cây con.
    Ví dụ: Đối với ớt sử dụng 3 phần than bùn + 1 phần chất hứa hẹn bởi sản xuất khoáng là tốt nhất.
    Trấu hun và trấu đốt cũng được sử dụng như thành phần của giá thể. Trung tâm này vào năm 1992, đă giới thiệu cách pha trộn giá thể dung làm bầu cho cây con gồm đất + phân + cát + trấu hun theo tỷ lệ 5 : 3 : 1 : 1. Cây con trồng trên giá thể này có thể đạt tỷ lệ sống 100%, có bộ rễ phát triển mạnh, lá nhiều, hạn chế sự chột của cây sau khi ra ngoài đồng ruộng.
    Lawtence, Neverell (1950) [28] cho biết, ở Anh thường sử dụng hỗn hợp gồm đất mùn + than bùn + cát thô (tính theo thể tích) có tỷ lệ 2 : 1 : 1 làm giá thể để gieo hạt. Bên cạnh đó giá thể cũng gồm các thành phần trên với tỷ lệ phối trộn ( theo thể tích) là 7 : 3 : 2 được sử dụng để trồng cây.
    Tác giả Bunt (1965) [24] đă sử dụng để gieo hạt (tính theo thể tích) 1 than bùn + 1 cát + 2,4 kg / m[SUP]3[/SUP] đá vôi nghiền đều cho cây con mập, khoẻ.
    Tác giả Northen (1974) [30] cho rằng, giá thể gồm 3 phần vỏ thông xay nhuyễn + 1 phần cát ( hoặc 8 phần asminda xay nhuyễn) + 1 phần than bùn, phù hợp cho việc cấy cây phong lan con lấy ra từ ống nghiệm. Giá thể này cho tỷ lệ sống của cây lan con cao và cây sinh trưởng, phát triển tốt
    Kết quả nghiên cứu của Kaplina (1976), đối với cùng một loại cây nhưng với thành phần giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau.
    Để gieo hạt cải bắp, cải xanh sử dụng gồm, 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phần phân ḅ và bổ sung vào 1 kg hỗn hợp trên thêm 1g N, 4g P[SUB]2[/SUB]0[SUB]5[/SUB], 1g K[SUB]2[/SUB]0 th́ năng suất sớm đạt 181 tạ/ha.
     
Đang tải...