Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá bống bớp giai đo

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 29/11/13
    Last edited by a moderator: 29/11/13
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, MẬT ĐỘ VÀ THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) GIAI ĐOẠN GIỐNG


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    DANH MỤC HÌNH VÀSƠ ĐỒ . v
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC VIẾT TẮT . vii
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá bống bớp 3
    1.1.1. Hệ thống phân loại và hình thái 3
    1.1.2. Đặc điểm phân bố và thích nghi . 4
    1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng 4
    1.1.4. Đặc điểm sinh sản 5
    1.2. Một sốnghiên cứu vềthức ăn, nhiệt độvàđộmặn của cá bống bớp . 6
    1.2.1. Những nghiên cứu về thức ăn . 6
    1.2.2. Những nghiên cứu về nhiệt độ và độ mặn 7
    1.3. Tình hình nghiên cứu cá bống bớp trên thế giới và trongnước . 8
    1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 8
    1.3.2. Tình hình nghiêncứu ở Việt Nam 9
    1.4. Tình hình nuôi cá bống bớp trên thế giới và trongnước 10
    1.4.1. Trên thế giới 10
    1.4.2. Trong nước 10
    PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu . 13
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 13
    2.2.1. Phương pháp bốtrí thí nghiệm . 13
    2.2.2. Sơ đồ khối nộidung nghiên cứu . 15
    2.2.3. Phương pháp thu thập phân tích và xử lý số liệu 16
    6
    PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
    3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới tăng trưởng, tỷ lệ sống
    và hệ số thức ăn của cá bớp giai đoạn giống . 18
    3.1.1. Một số yếu tố môitrường trong thí nghiệm độ mặncá bớpgiống . 18
    3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn tới tăng trưởng chiều dài cá bớp giống 19
    3.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn tới tăng trưởng khối lượng cá bớp giống . 21
    3.1.4. Ảnh hưởng của độ mặn tới tỷ lệ sống cá bớp giống 23
    3.1.5. Ảnh hưởng của độ mặn tới hệ số chuyển đổi thức ăn cá bớp giống . 24
    3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tới tăng trưởng, tỷ lệ sống
    và hệ số thức ăncủa cá bớp giai đoạn giống . 24
    3.2.1. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm thức ăn cá bớp giống . 24
    3.2.2. Ảnh hưởng củathức ăn tới tăng trưởng chiều dài cá bớp giống 26
    3.2.3. Ảnh hưởng củathức ăn tới tăng trưởng khối lượng cá bớp giống . 28
    3.2.4. Ảnh hưởng củathức ăn tới tỷ lệ sống cá bớp giống 29
    3.2.5. Ảnh hưởng của thức ăn tới hệ số chuyển đổithức ăn cá bớpgiống . 30
    3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tới tăng trưởng, tỷ lệ sống
    và hệ số thức ăncủa cá bớp giai đoạn giống . 31
    3.3.1. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm mật độ của cá bớpgiống . 31
    3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ tới tăng trưởng chiều dài của cá bớp giống . 32
    3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ tới tăng trưởng khối lượng cá bớp giống 34
    3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ tới tỷ lệ sống của cá bớp giống 36
    3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ tới hệ số chuyển đổi thức ăn cá bớp giống . 37
    PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 39
    PHỤLỤC . 41


    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới có thành phần sinh vật phong phú,những năm
    gần đây nghề nuôi trồng thủy sản của nước ta đang trên đà phát triển mạnh. Nghề nuôi cá
    nói chung ở Việt Nam bước đầu đã đem lại công ăn việc làm góp phần cải thiện đời sống
    cho người dân nuôithủy sản. Nâng cao năng suất, sản lượng vàđa dạng hoá các loài cá
    nuôiđượcxác định là chiến lược trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của nước ta.
    Cá bống bớp (Bostrichthys sinensisLacépède, 1801) sống chủ yếu ở vùng nước lợ
    ven bờ biển Việt Nam. Cá thường phân bố ở các vùng cửa sông, rừng ngập mặn nơi chất
    đáy là đất phù sa, đất bùn, bùn pha cát, chúngphân bố rộng khắp các vùng nước lợ ven
    biển từ Quảng Ninh tới Quảng Bình và một số tỉnh miền tây Nam bộ. Cábốngbớp là một
    trong những loài cá có giá trị dinh dưỡng cao do thịt thơm ngon, bổ dưỡng,theo kết quả
    phân tích của Phòng Công nghệ sau thu hoạch -Viện Nghiên cứu Hải sản, hàm lượng
    dinh dưỡngcó trong thịt cábốngbớp tươi là: protein 19,2%; lipit 0,74%; khoáng 1,51%
    và nước 78,55%. Hiện tại nhu cầu cá bớp được sử dụng rộng rãi không chỉ dừng lại ở thị
    trường trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị tạithị trường Trung Quốc,
    Hồng Kông cũng như một số nước khác thuộc châu Á. Từ những năm 1998, Trần Văn
    Đan đã xác định cá bống bớp có thể trở thành đối tượng nuôi triển vọng tại các tỉnh ven
    biển Việt Nam.
    Từ năm 1990, huyện Nghĩa Hưng-Nam Định đã đi đầu trong nuôi thương phẩm cá
    bống bớp người dân đã biết thu gom giống tự nhiên về nuôi, dần dần đã trở thành một
    trong những đối tượng nuôi chủ yếu ở vùng đất này. Ởđây cáđược nuôirất hiệu quả đem
    lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Năm 2006,diện tích nuôi khoảng 95ha sản
    lượng đạt 325 tấn; đến năm 2009 diện tích nuôi lên 150ha sản lượng đạt 510 tấn [9]. Từ
    khi nghiên cứu thành công con giống nhân tạo vào năm 2006,thì nghề nuôi cá bớp đã trở
    thành phong trào và lan rộng đến các tỉnh ven biển miền Bắc như: Hải Phòng, Thái Bình,
    Nam Định, Thanh Hóa .
    Tuy nhiên cho đến nay,cáchỉ được nuôi ở vùng nước lợ, độ mặntừ 10-20‰,
    nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là tép moitươi và khô, mậtđộ nuôi thương phẩm từ 5-12
    con/m
    2
    , còn ở độ mặndưới 10‰ thì hầu như chưa có công trình nào nghiên c ứu. Ngoài ra
    11
    do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng nước mặn tiến sâu vào đất liền khiến cho
    diện tích nước ngọt bị nhiễm mặn dưới 10‰ ngày càng tăng, tạo nên nhiều vùng sinh thái
    mới. Để đưa loài cá mới haychuyển vịchúngđến vùng sinh thái mớiđể phát triển thì
    phải nghiên cứu khả năng thích ứng về môi trường sốngvà chỉ có như vậy mới đảm bảo
    được thành công trong ương giống cũng như nuôi thương phẩm đối tượng này ở các vùng
    nước có độ mặn dưới 10‰. Do đó tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn,
    mật độ và thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá bống bớp (Bostrichthys sinensis
    Lacépède, 1801) giai đoạn giống’’là hoàn toàn hợp lý và cần thiết trong bối cảnh hiện
    nay.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn và mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống
    cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) giai đoạn cá giống nhằm đưa giống
    cábốngbớpương trong vùng nước có độ mặndưới 10‰làm cơ sở để phát triển nghề
    ương và nuôithương phẩm chúngtại các vùng sinh thái có độ mặndưới 10‰.
    Nội dung nghiên cứu:
    1. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới tăng tưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp
    giai đoạn giống.
    2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp (Cargill aquaxcel 7414) đến
    tăng tưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp giai đoạn giống.
    3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tăng tưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp
    giai đoạn giống.
    12
    PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Một sốđặc điểm sinh học của cá bống bớp
    1.1.1. Hệ thống phân loại và hình thái
    1.1.1.1. Hệ thống phân loại
    Bộ cá vược: Perciformes
    Bộ phụ cá bống: Gobioidei
    Họ cá bống đen: Eleotidae
    Giống cá bớp: Bostrichthys
    Loài cá bống bớp: Bostrichthys sinensisLacépède, 1801 [8].
    Hình 1.1: Hình dạng bên ngoài cá bống bớp
    1.1.1.2. Đặc điểm hình thái
    Nhìn từ trên lưng xuống cá bống bớp có màu đen xám, mặt bụng có màu trắng
    vàng,phía trên của gốc vây đuôi có một chấm đen hình tròn hoặc hình quả trứng ở xung
    quanh có viền trắng bao quanh. Thân cá bống bớp là một hình trụ tròn, dài, hơi dẹp hai
    bên, chiều dài thân cá gấp 5 lần chiều cao thân, gấp 3,5-3,7 lần chiều dài đầu vâylưng (D
    VI-I-6), vây hậu môn (A1.9) vây ngực (P17),vây đuôi (C17), vây bụng (1-5) [4].
    Toàn thân cá được phủ một lớp vảy nhỏ, trên cơ thể cá luôn tiết ra một chất nhớt,
    phần đầu của cá vảy thoái hóa nhiều. Đầu cá bống bớp ngắn, rộng và dẹt, mõm tù, mắt bé,
    miệng rộng dài đến viền sau của mắt, hàm dưới không nhô ra. Xương lá mía, xương khẩu
    có hai răng, xương nắp mang dưới không có gai, vòm miệng có răng [1].
    13
    1.1.2. Đặc điểm phân bố và thích nghi
    1.1.2.1. Đặc điểm phân bố
    Cá bống bớp thường bắt gặp ở vùng nướcmặn, nước lợ và một rấthiếm ở vùng
    nước ngọt, chúng ở vùngnhiệt đới và cận nhiệtđới rất ít gặp ở vùng ôn đới. Trên thế giới
    cá bớp có phân bố ở Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippin,
    Australia, Nhật Bản, Xrilanca, Việt Nam, các quần đảo Thái Bình Dương [5].
    Ở Việt Nam,cá bống bớp phân bố tự nhiên, dọc theo bờ biển từ Quảng Ninh đến
    Quảng Bình và xuất hiện ở nhiều vịnh Bắc Bộ. Vùng phân bố tập trungnhiềunhất của cá
    bống bớp từ cửa Nam Triệu đến cửa sông Ba Lạt [9]. Cá bớp tập trung ở vùng bãi triều
    cửa sông và chủ yếu ở các ao đầm nước lợ. Độ mặn cá bớp phân bốtừ 3‰-25‰, nơi có
    nhiều phù sa, chúng xuất hiện ở các độ sâu khác nhau trên dưới 1,5m. Khi cá bớp ở giai
    đoạn nhỏ chúng thường sống thành bầy đàn, đến khi lớn hơn ở tuổi thành thục thì chúng
    sống theo cặp ở trong hang và đôi khi bắt gặp nhiều cặp cùng chung sống trong một hang
    vào mùa sinh sản. Ở ven biển miền Bắc nước ta cábốngbớp phân bố tập trung ở một số
    vùng như: Tiên Yên, Quảng Yên (Quảng Ninh), Kiến Thụy, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn,
    Tiên Lãng (Hải Phòng), Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng (Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình), Nga
    Sơn (Thanh Hoá), cửa Sót (Hà Tĩnh). Ở miền Nam n ước ta cábốngbớp phânbố ở Nam
    Trung bộ, Đông Nam bộvà miền Tây Nam bộ nhưng ít hơn về số lượng so với các tỉnh
    miền Bắc [1].
    1.1.2.2. Đặc điểm thích nghi
    Trong tự nhiên cá bống bớp thường sống ở nơi bùn cát hoặc cát bùn, nơi có nhiều
    sú vẹt, cói, rong bún, rong đuôi chó, trong hang của các đối tượng thủy sản khác tạo ra
    như: cua, ghẹ, cáy. Cáthường sống thành từng cặp trong hang với tỷ lệ đực/cái là 1/1,
    cũng không ít những hang có đến vài cặp cùng chung sống. Cá bống bớpcó thể chịu được
    ngưỡng ôxy thấp nên chúng thường nằmlạitrong hang khi thuỷ triều rút [1].
    1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
    1.1.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng
    Cá bống bớp là loài cá dữ, trong tự nhiên cá bắt mồi chủ động, chúng chỉ ăn mồi
    sống, thức ăn ưa thích của chúng là tôm và các loài giáp xác [15].Khi nuôi thương phẩm


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Trần Văn Đan, 1998. “Một số đặc điểm sinh học của cá bớp (Bostrichthys sinensis
    Lacépède, 1801) ở Hải Phòng”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển, tập I;
    NXB Nông Nghiệp, 1998.tr. 359.
    2. Trần Văn Đan, 1998. “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến quá trình ấp nở của
    trứng cábớp (Bostrichthys sinensisLacépède, 1801)”. Tạp chí Thuỷ sản Hà Nội, số
    2/2003; tr.21.
    3. Trần Văn Đan, 2002. “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho sản xuất giống và nuôi cá bớp
    (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) ở ven biển miền Bắc Việt Nam”. Luận án tiếnsỹ
    chuyên ngành thuỷ sinh vật.
    4. Trần Văn Đan và ctv, 1998. “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương
    phẩm và thăm dò khả năng sản xuất giống tự nhiên cá bớp (Bostrichthys sinensis
    Lacépède, 1801)”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ thủy sản
    1991-1995. Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 191.
    5. Trần Văn Đan, Từ Minh Hà, 1998. “Kết quả bước đầu tìm hiểu khả năng sử dụng thức
    ăn tổng hợp của cá bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801)”. Tuyển tập báo cáo khoa
    học tại hội thảokhoa họctoàn quốc về NTTSngày29-30 tháng 9 năm 1998, tr. 260-262.
    6. Trần Văn Đan, Đỗ Hoàn Hiệp, 1998. “Nghiên cứu sự phát triển của phôi cá bớp
    (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801)vùng nước lợ Đồ Sơn-Hải Phòng”.Tuyển tập báo
    cáo khoa học tại Hội thảo Khoa học toàn quốc về NTTSngày29-30 tháng 9 năm 1998.
    Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, tr. 229.
    7. Nguyễn Thị Hà, Bùi Quang Tề, K. Darwin Murrell, 2009. Ký sinh trùng có nguồn gốc
    từ cá (FZP) nhiễm trên cá bống bớp (Bostrychus sinensis), cá song (Epinephelus coioides)
    tại Nghĩa Hưng, NamĐịnh. Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
    8. Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá nước ngọt Việt Nam tập III. NXB Nông Nghiệp, tr. 355.
    9.Nguyễn Văn Hưng, năm 2009.“Báo cáo tổng kết cuối về tình hình nuôi trồng thủy sản
    tại huyện Nghĩa Hưng-tỉnh Nam Định”.
    49
    10. Trần Thế Mưu, 2004. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cá bớp.Tài
    liệu dự án nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển phía Bắc (CBWFR).
    11. Nguyễn Nhật Thi, 1971. Sơ bộ điều tra khu hệ cá vùng biển tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí
    Sinh vật địa học 3-4, tr. 65-71.
    Tài liệu tiếng Anh
    12. Wanshu Hong, Shixi Chen, Weiyun Zheng, Ying Xiao, Qiyong Zhang (2006),
    “Hermaphroditism in Cultured Chinese Black Sleeper (Bostrichthys sinensis Lacépède )”.
    Journal of the World Aquaculture Society, Volume 37, Number 4, December 2006 , pp.
    363-369.
    13. Wanshu Hong, Shixi Chen, Qiyong Zhangand Weiyun Zheng (2006), “*** organ
    extracts and artificial hormonal compounds as *** pheromones to attract broodfish and to
    induce spawning of Chinese black sleeper(Bostrichthys sinensis Lacépède)”,
    Aquaculture Research, Volume 37 Issue 5, pp. 529-534.
    14. X. Ma, X. Bangxi, W. Yindong and W. Mingxue (2003), “Intentionally Introduced
    and Transferred Fishes in China’s Inland Wat ers”, Asian Fisheries Science (16),pp. 279-290.
    15. Zhang Weizhu, (1991). “Feeding habits of Bostrichthys sinensis larvae and
    juveniles”. South China Sea Institute of Oceanology.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...