Tiến Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM - 2011

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN
    4
    1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ARTEMIA 4
    1.1.1. Vị trí phân loại và phân bố 4
    1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời 5
    1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng 6
    1.1.4. Đặc điểm sinh sản 7
    1.2. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SINH KHỐI ARTEMIA 8
    1.2.1. Thành phần sinh hóa của Artemia 8
    1.2.2. Vai trò của Artemia trong nuôi trồng thủy sản 12
    1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
    ARTEMIA TRONG AO NUÔI 18
    1.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong ao nuôi 18
    1.3.2. Ảnh hưởng của cấu trúc ao nuôi 20
    1.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố hữu sinh trong ao nuôi 24
    1.3.4. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật 25
    1.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NUÔI ARTEMIA Ở VIỆT NAM 30
    1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 34
    1.5.1. Vị trí địa lý 34
    1.5.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn 35
    1.5.3. Những điểm khác biệt về đặc điểm khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng giữa
    Cam Ranh và Vĩnh Châu 37
    1.6. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 38

    Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39
    2.2. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 39
    2.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 40
    2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến năng suất và chất
    lượng Artemia franciscana 40
    2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất và chất
    lượng Artemia franciscana 41
    2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của loài tảo làm thức ăn đến năng suất
    và chất lượng Artemia franciscana 41
    2.3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của loài tảo chiếm ưu thế trong ao nuôi
    đến năng suất và chất lượng Artemia franciscana 42
    2.3.5. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến năng suất và
    chất lượng Artemia franciscana 43
    2.3.6. Thí nghiệm 6: Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana với các
    kết quả nghiên cứu đạt được 44
    2.3.7. Thí nghiệm 7: Đánh giá chất lượng Artemia franciscana thông qua ương nuôi
    cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) giai đoạn 30-60 ngày tuổi 44
    2.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 46
    2.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, MẬT ĐỘ TẢO VÀ KỸ
    THUẬT NUÔI TẢO 49
    2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 52

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
    3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SINH
    KHỐI Artemia franciscana NUÔI TRONG AO ĐẤT 53
    3.1.1. Diễn biến của các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 1 53
    3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của Artemia 54
    3.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của Artemia 56
    vi
    3.1.4. Ảnh hưởng của độ mặn đến một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia 57
    3.1.5. Ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần tảo trong ao nuôi 58
    3.1.6. Ảnh hưởng của độ mặn đến năng suất sinh khối Artemia franciscana 66
    3.1.7. Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau đến chất lượng Artemia 68
    3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG Artemia franciscana 71
    3.2.1. Diễn biến của các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 2 71
    3.2.2. Kết quả gây nuôi tảo ở thí nghiệm 2 72
    3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng của Artemia 76
    3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống của Artemia 77
    3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia 78
    3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất sinh khối Artemia franciscana 79
    3.2.7. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến chất lượng Artemia franciscana 80
    3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
    Artemia franciscana 82
    3.3.1. Ảnh hưởng của loài tảo làm thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng
    Artemia 82
    3.3.2. Ảnh hưởng của loài tảo có chất lượng tốt chiếm ưu thế trong ao nuôi đến
    năng suất và chất lượng Artemia franciscana 88
    3.3.3. Ảnh hưởng của loại thức ăn bổ sung đến năng suất và chất lượng Artemia
    franciscana 101
    3.4. THỬ NGHIỆM NUÔI THU SINH KHỐI Artemia franciscana TRONG AO ĐẤT
    THEO CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 108
    3.4.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong các ao nuôi thử nghiệm 108
    3.4.2. Sinh trưởng về chiều dài (mm) của Artemia 109
    3.4.3. Tỷ lệ sống của Artemia trong các ao nuôi thử nghiệm 110
    3.4.4. Năng suất sinh khối Artemia ở thí nghiệm 6 110
    3.4.5 Chất lượng của Artemia nuôi theo qui trình thử nghiệm 111
    3.4.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế 113
    3.5. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG Artemia franciscana QUA ƯƠNG NUÔI CÁ CHIM
    VÂY VÀNG (Trachinotus blochii) GIAI ĐOẠN 30-60 NGÀY TUỔI 115
    3.5.1. Diễn biến các yếu tố môi trong các nghiệm thức thí nghiệm 115
    3.5.2. Hàm lượng protein và lipit ở các loại thức ăn 116
    3.5.3. Ảnh hưởng của các dạng sinh khối Artemia đến sinh trưởng của cá TN 116
    3.5.4. Ảnh hưởng của các dạng sinh khối Artemia đến tỷ lệ sống của cá chim vây
    vàng giai đoạn 30-60 ngày tuổi 119
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
    KẾT LUẬN 120
    KIẾN NGHỊ 121
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 122
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Thành phần sinh hóa (%) ở các giai đoạn phát triển của Artemia 9
    Bảng 1.2: Thành phần axít béo (%) ở các giai đoạn phát triển của Artemia 10
    Bảng 1.3: Thành phần axit amin ở các giai đoạn phát triển của Artemia 10
    Bảng 1.4: Hàm lượng vitamin (àg/g khô) ở các giai đoạn phát triển của Artemia 11
    Bảng 1.5: Chế độ cho ăn điển hình đối với các giai đoạn ấu trùng Penaeus 13
    Bảng 1.6: Hàm lượng và tỷ lệ của EPA, DHA và ARA ở các loại thức ăn sống 15
    Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường trong ao nuôi ở các độ mặn khác nhau 53
    Bảng 3.2: Sinh trưởng về chiều dài (mm) của Artemia ở các độ mặn khác nhau 54
    Bảng 3.3: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGRL (%/ngày) của Artemia nuôi ở các độ mặn khác nhau 55
    Bảng 3.4: Tỷ lệ sống (%)của Artemia nuôi ở các độ mặn khác nhau 56
    Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về sinh sản của Artemia ở thí nghiệm 1 57
    Bảng 3.6: Kết quả gây nuôi tảo trong ao ở các độ mặn khác nhau 58
    Bảng 3.7: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo trong ao nuôi ở các độ mặn khác nhau 62
    Bảng 3.8: Thành phần sinh hóa của Artemia khi nuôi ở các độ mặn khác nhau 68
    Bảng 3.9: Thành phần axít béo của Artemia khi nuôi ở các độ mặn khác nhau 69
    Bảng 3.10: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 2 71
    Bảng 3.11: Kết quả gây nuôi tảo ở thí nghiệm 2 72
    Bảng 3.12: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo trong các ao nuôi ở TN 2 74
    Bảng 3.13: Sinh trưởng về chiều dài (mm) của Artemia ở thí nghiệm 2 76
    Bảng 3.14: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGRL (%/ngày) của Artemia ở TN 2 77
    Bảng 3.15: Tỷ lệ sống (%) của Artemia ở thí nghiệm 2 78
    Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu về sinh sản của Artemia ở thí nghiệm 2 78
    Bảng 3.17: Thành phần sinh hóa của Artemia ở thí nghiệm 2 80
    Bảng 3.18: Thành phần axít béo của Artemia ở thí nghiệm 2 81
    Bảng 3.19: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 3 83
    Bảng 3.20: Sinh trưởng của Artemia ở thí nghiệm 3 84
    Bảng 3.21: Tỷ lệ sống (%) của Artemia ở thí nghiệm 3 85
    Bảng 3.22: Thành phần sinh hóa của Artemia ở thí nghiệm3 86
    Bảng 3.23: Thành phần axít béo của Artemia ở thí nghiệm3 87
    Bảng 3.24: Các yếu tố môi trường trong các ao nuôi ở thí nghiệm 4 88
    Bảng 3.25: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo ở NT1 của thí nghiệm 4 90
    Bảng 3.26: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo ở NT2 của thí nghiệm 4 91
    Bảng 3.27: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo ở NT3 của thí nghiệm 4 92
    Bảng 3.28: Thành phần loài và tần số bắt gặp của tảo ở NT4 của thí nghiệm 4 93
    Bảng 3.29: Sinh trưởng của Artemia ở thí nghiệm 4 96
    Bảng 3.30: Tỷ lệ sống của Artemia ở thí nghiệm 4 97
    Bảng 3.31: Thành phần sinh hóa của Artemia ở thí nghiệm 4 99
    Bảng 3.32: Thành phần axít béo của Artemia ở thí nghiệm4 99
    Bảng 3.33: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 5 101
    Bảng 3.34: Sinh trưởng của Artemia ở thí nghiệm 5 102
    Bảng 3.35: Tỷ lệ sống của Artemia ở thí nghiệm 5 103
    Bảng 3.36: Thành phần sinh hóa của Artemia ở thí nghiệm 5 105
    Bảng 3.37: Thành phần axít béo của Artemia ở thí nghiệm5 106
    Bảng 3.38: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 6 108
    Bảng 3.39: Sinh trưởng của Artemia ở thí nghiệm 6 109
    Bảng 3. 40: Năng suất sinh khối của Artemia ở thí nghiệm 6 110
    Bảng 3.41: Thành phần sinh hóa của Artemia ở thí nghiệm 6 111
    Bảng 3.42: Thành phần axít béo của Artemia ở các giai đoạn phát triển 112
    Bảng 3.43: Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi thu sinh khối Artemia 113
    Bảng 3.44: Các yếu tố môi trường ở thí nghiệm 7 115
    Bảng 3.45: Hàm lượng protein và lipit trong các loại thức ăn 116
    Bảng 3.46: Chiều dài trung bình (cm/con) của cá trong quá trình thí nghiệm 117
    Bảng 3.47: Khối lượng trung bình (g/con) của cá trong quá trình thí nghiệm 118


    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 1.1: Artemia franciscana trưởng thành 4
    Hình 1.2: Sự phân bố của Artemia trên thế giới 5
    Hình 1.3: Vòng đời phát triển của Artemia 6
    Hình 1.4: Sử dụng Artemia làm giàu để đưa các chất cần thiết vào cơ thể đối tượng
    nuôi 12
    Hình 1.5: Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 35
    Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 39
    Hình 2.2: Cách đo chiều dài của Nauplius và Artemia trưởng thành 47
    Hình 3.1: Kết quả gây nuôi tảo trong ao nuôi ở các độ mặn khác nhau 59
    Hình 3.2: Biến động số lượng loài tảo trong thời gian thí nghiệm ở các độ mặn khác
    nhau 64
    Hình 3.3: Biến động mật độ tảo trong thời gian thí nghiệm ở các độ mặn khác nhau 65
    Hình 3.4: Năng suất sinh khối Artemia franciscana nuôi ở các độ mặn khác nhau 67
    Hình 3.5: Kết quả gây nuôi tảo ở thí nghiệm 2 73
    Hình 3.6: Năng suất sinh khối của Artemia franciscana ở thí nghiệm 2 80
    Hình 3.7: Năng suất sinh khối của Artemia ở thí nghiệm 4 98
    Hình 3.8: Năng suất sinh khối của Artemia ở thí nghiệm 5 104
    Hình 3.9: Tỷ lệ sống của Artemia ở thí nghiệm 6 110
    Hình 3.10: Tỷ lệ sống của cá trong quá trình thí nghiệm 119



    MỞ ĐẦU
    Artemia được biết đến vào những năm đầu thập niên 30 và đã trở thành nguồn thức ăn sống lý tưởng cho ấu trùng cá và giáp xác [70], [83], [87], [91]. Artemia có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành có giá trị dinh dưỡng cao hơn ở giai đoạn ấu trùng [12], [52], [70], [92], [93]. Vì thế sinh khối Artemia là thức ăn cần thiết cho hầu hết các đối tượng trong nuôi trồng thủy sản.
    Trong vài năm trở lại đây, nhu cầu về sinh khối Artemia cho nghề nuôi ốc hương ở khu vực Nam Trung Bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng rất lớn nên nhiều thương lái ở miền Trung đặt mua sinh khối Artemia với số lượng lớn từ Vĩnh Châu.
    Các nghiên cứu về Artemia đã được thực hiện ở Sóc Trăng và Bạc Liêu nhưng chủ yếu theo hướng thu trứng bào xác. Ở khu vực miền Trung chỉ có một số thử nghiệm nuôi Artemia của Vũ Đỗ Quỳnh và Nguyễn Ngọc Lâm ở Cam Ranh [16],
    Trương Sĩ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ ở Nha Trang [15] và chưa có những nghiên cứu sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, không thể ứng dụng các kết quả đã được nghiên cứu ở Sóc Trăng và Bạc Liêu vào khu vực miền Trung vì có sự khác biệt về thổ nhưỡng và điều kiện thời tiết. Do đó cần có những nghiên cứu chuyên sâu để hoàn thiện quy trình nuôi thu sinh khối nhằm nâng cao năng suất và chất lượng Artemia, đáp ứng nhu cầu thức ăn tươi sống cho nuôi trồng thủy sản ở khu vực Nam Trung Bộ.
    Năng suất và chất lượng Artemia nuôi trong ao đất phụ thuộc vào các yếu tố vô sinh như: Độ mặn, nhiệt độ, pH, DO, cường độ chiếu sáng, lượng mưa, và phụ thuộc vào các yếu tố hữu sinh như: Mật độ nuôi, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi, các loài địch hại, Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn tự nhiên trong ao nuôi để xác định rõ ảnh hưởng của chúng đến năng suất và chất lượng Artemia là rất cần thiết.

    Artemia là nhóm rộng muối, sống được trong nước lợ từ độ mặn vài phần nghìn đến nước mặn bão hòa (250‰). Ngay cả trong nước ngọt, Artemia có thể sống và hoạt động bình thường từ 1 – 2 giờ [102]. Thế nhưng Artemia là thức ăn ưa thích của nhiều loài động vật thủy sinh, nếu nuôi trong nước biển bình thường sẽ có nhiều địch hại đối với chúng như các loài tôm, cá, Copepoda, Ngược lại, độ mặn quá cao và vượt ngưỡng chịu đựng sẽ gây chết cho Artemia [12]. Như vậy có thể nuôi Artemia trong ao ở độ mặn nào là thích hợp nhất để nâng cao năng suất và chất lượng cần được nghiên cứu cụ thể hơn.
    Đối với nuôi Artemia độc canh một chu kỳ, việc xác định mật độ nuôi thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng nhằm cân bằng các yếu tố môi trường ao nuôi, duy trì sự phát triển ổn định của quần thể, kéo dài thời gian thu sinh khối để nâng cao năng suất. Vì vậy việc nghiên cứu để xác định mật độ nuôi Artemia trong ao hợp lý nhất là rất cần thiết.
    Trong ao nuôi thu sinh khối, vi tảo là nguồn thức ăn tốt nhất cho Artemia [50].
    Tuy nhiên, do giá trị dinh dưỡng của các loài tảo là khác nhau nên ảnh hưởng của chúng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức sinh sản và chất lượng của Artemia sẽ khác nhau [10]. Mỗi loài tảo cá biệt có thể có chất dinh dưỡng này nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng khác. Do đó hỗn hợp nhiều loài tảo sẽ cung cấp cho động vật nuôi đầy đủ dinh dưỡng hơn [45]. Hàm lượng axít béo không no (HUFA) có trong Artemia phần lớn phụ thuộc vào thức ăn mà nó nhận được [69]. Việc sử dụng vi tảo thuộc chi Nannochloropsis, Chaetoceros và Chlorella làm thức ăn cho Artemia sẽ nâng cao hàm lượng HUFA [68]. Vì vậy nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của Artemia franciscana cần được nghiên cứu đầy đủ hơn.
    Từ thực tiễn trên, đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi và thức ăn đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana Kelloge, 1906 nuôi trong ao đất tại Cam Ranh” được thực hiện:
    Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Nâng cao năng suất và chất lượng Artemia franciscana khi nuôi trong ao đất.
    Mục tiêu cụ thể:
    1. Xác định độ mặn, mật độ và thức ăn thích hợp để nâng cao năng suất và chất lượng Artemia nuôi trong ao đất.
    2. Sử dụng kết quả nghiên cứu để hoàn thiện qui trình nuôi sinh khối Artemia trong ao đất.
     
Đang tải...