Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và ion của lươn đồng (Monopterus albu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I .ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Giới thiệu 5
    1.2. Mục tiêu 6
    1.3. Nội dung .6
    1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 6

    CHƯƠNG II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU


    2.1. Đặc điểm sinh học 7
    2.1.1. Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo 7
    2.1.2 Đặc điểm phân bố 8
    2.1.3. Đặc Điểm dinh dưỡng .9
    2.1.4. Đặc Điểm sinh trưởng 9
    2.1.5. Đặc điểm hô hấp . 10
    2.1.6. Sự điều hòa áp suất thẩm thấu ở cá . 10
    2.2. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên astt của cá . 15

    CHƯƠNG III .VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    3.1. Vật liệu nghiên cứu 17
    3.1.1. Thiết bị và dụng cụ . 17
    3.1.3. Nguồn lươn giống . 17
    3.1.4. Nguồn nước thí nghiệm 17
    3.2. Phương pháp nghiên cứu . 17
    3.3. Phương pháp xử lý số liệu 19

    CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
    4.1. Các yếu tố môi trường 20
    4.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu của lươn đồng . 20
    4.3. Sự thay đổi nồng độ ion Na+ ở các độ mặn và thời điểm khác nhau 26
    4.4. Sự thay đổi nồng độ ion K+ ở các độ mặn và thời điểm khác nhau 30
    4.5 Sự thay đổi nồng độ ion Cl- trong huyết tương của lươn khi nuôi ở các độ
    mặn khác nhau. . 33
    4.6. Kết quả về tỉ lệ sống của lươn ở các độ mặn khác nhau . 37

    CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
    5.1 Kết luận . 39
    5.2 Đề xuất . 39

    CHƯƠNG I

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Giới thiệu


    Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành nuôi trông thủy sản tăng trưởng nhanh nhất thế giới và có nhiều triển vọng trong tương lai. Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản đã đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và tham gia đảm bảo an ninh thực phẩm cho người dân. Ngày nay, do nhu cầu thực phẩm có chất lượng tốt của con người ngày càng cao, các sản phẩm thủy sản đòi hỏi phải tiêu chuẩn hóa, sự cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới, sự phát triển vùng nuôi không theo quy hoạch đã làm cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây gặp khó khăn. Các đối tượng nuôi chủ lực để xuất khẩu như cá tra, basa, rô phi đã đạt đỉnh điểm và giảm dần thị phần xuất khẩu. Theo thống kê chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008 tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1045,1 ngàn tấn, trong đó cá chiếm 837,7 (ngìn tấn) tăng 130,4% so với cùng kỳ năm 2007 (www.xaluan.com). Điều đó đã dẫn đến tình trạng thừa nguyên liệu xuất khẩu, giá cá giảm thấp còn khoảng 3,1- 3,2USD/kg, đẩy người nuôi vào cảnh khó khăn. Thị trường nội địa được người nuôi quan tâm nhiều hơn với nhiều đối tượng nuôi có giá trị như baba, ếch, cá lóc trong đó lươn đồng là một trong những loài thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao (đạm: 18,6%; chất béo: 9,1%; vitamin B1,B2,C), dễ tiêu thụ và được nhiều người ưa chuộng.

    Cũng giống như những loài thủy sản khác, lươn sống trong môi trường nước và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sinh lý. Trong đó áp suất thẩm thấu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của lươn. Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền (2000) thì cá xương nước ngọt có áp suất thẩm thấu của cơ thể cao hơn môi trường bên ngoài, nước từ môi trường bên ngoài xâm nhập qua mang, màng tế bào làm máu cá bị loãng. Để chống lại tình trạng này, thận sẽ giữ chức năng tống nước thừa ra ngoài và giữ lại chất định phân được lọc. Quá trình lọc nước và tái hấp thu ion này sẽ làm tiêu tốn năng lượng, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Ở lươn cũng vậy, nếu áp suất thẩm thấu của lươn cân bằng với môi trường bên ngoài thì lươn không phải tốn năng lượng để điều hòa, giảm bớt lượng thức ăn và tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên những nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều.

    Chính vì vậy, đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu và ion của lươn đồng (Monopterus albus) ở các độ mặn khác nhau” được thực hiện.

    1.2. Mục tiêu
    Đánh giá khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu và ion của lươn đồng nhằm tìm ra làm cơ sở cho việc xác định độ mặn thích hợp cho cho sự tăng trưởng của đối tượng này.

    1.3. Nội dung
    - Xác định khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, trao đổi ion của lươn đồng ở các độ mặn khác nhau.
    - Xác định tỷ lệ sống của lươn ở các độ mặn khác nhau
     
Đang tải...