Đồ Án Nghiên cứu ảnh hưởng của độ co bóp má khuỷu đến tải trọng gối đỡ

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH THỜI SỰ CỦA ĐỀ TÀI
    Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước đang trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ phát triển, trong xu thế chung của các ngành công nghiệp ngành công nghiệp Đóng tàu được xác định là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm có tiềm năng phát triển nhanh chóng và đem lại nhiều lợi nhuận. Thực tế đã chứng minh sự phát triển của ngành công nghiệp Đóng tàu của nước ta, chúng ta đang có những trang thiết bị phục vụ cho Đóng tàu rất hiện đại, chúng ta đã đóng được 4 tàu 53000 tấn, đang xây dựng các triền đà và cầu tàu phục vụ cho đóng tàu tới 100 nghìn tấn. Trong xu thế nội địa hóa các trang thiết bị tàu thủy nhằm nâng cao giá trị sản xuất thu lại nguồn lợi lớn hơn cho nền kinh tế đất nước, một số nhà máy lắp ráp động cơ Diesel đang được xây dựng. Vì vậy, vấn đề rất được quan tâm trong quá trình lắp ráp động cơ mới, sau sửa chữa động cơ và trong quá trình lắp ráp động cơ tàu xuống tàu là độ co bóp má khuỷu nó mang ý nghĩa quyết định lớn đến khả năng làm việc an toàn và hiệu quả của động cơ Diesel và ành hưởng đến chất lượng hoạt động khai thác tàu, trong tất cả các quy trình có liên quan đều phải kiểm tra độ co bóp má khuỷu. Vậy độ co bóp má khuỷu ảnh hưởng như thế nào đến tải trọng trên gối đỡ? Đó cũng là vấn đề rất được quan tâm trong việc nghiên cứu chế độ làm việc của động cơ và trong quá trình đi tìm các nguyên nhân gây sự cố trong quá trình khai thác và sửa chữa động cơ.
    2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    Nghiên cứu, tìm hiểu, xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ co bóp má khuỷu đến tải trọng trên gối đỡ. Từ đó đưa ra một số kết quả nghiên cứu làm tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo.
    Làm cơ sở phân tích cho quá trình tính toán, khảo sát, đánh giá trong quá trình sửa chữa, lắp ráp động cơ và các vấn đề liên quan. Tạo cơ sở cho các hoạt động thực tế sản xuất phục vụ cho ngành công nghiệp Đóng tàu.
    Kiểm tra và tổng hợp lại kiến thức đã tiếp thu và tìm hiểu trong quá trình học tập tại trường. Cơ sở để đánh giá kết quả tốt nghiệp cho sinh viên.
    3. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
    Xác định tải trọng gối đỡ: Giới thiệu động cơ về các thông số cơ bản và một số đặc điểm cấu tạo điển hình. Đưa ra phương pháp tính toán tải trọng gối đỡ. Đưa ra kết quả tính tính tải trọng gối đỡ.
    Tính toán ảnh hưởng của độ co bóp má khuỷu đến tải trọng trên gối đỡ: Khái niệm về co bóp má khuỷu, cách đo co bóp má khuỷu. Các nguyên nhân gây nên co bóp má khuỷu, tính toán tải trọng gối đỡ khi xảy ra co bóp. Phân tích kết quả thu được. Thử nghiệm bền bạc khi xét đến ảnh hưởng của co bóp.
    Phân tích kết quả và kết luận.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài nghiên cứu theo phương pháp lí thuyết và có kết hợp với thực tế sản xuất tại các nhà máy.
    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Do sự hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài nghiên cứu trên một số động cơ máy tàu nhất định.
    6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    Thực tế trong quá trình lắp ráp động cơ Diesel và hệ động lực tàu, không tránh khỏi sự không đồng tâm giữa các ổ đỡ của trục khuỷu gây nên co bóp trục khuỷu. Trong qua trình thiết kế động cơ Diesel vấn đề này không được đề cập nhưng trong hồ sơ máy nhà sản xuất đưa ra thì cho phép lắp ráp động cơ với một độ co bóp nhất định và thực tế thì với mỗi động cơ Diesel khác nhau thì có độ co bóp khác nhau. Khi độ co bóp má khuỷu động cơ tăng thì nó có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái kỹ thuật của gối đỡ, đến quá trình làm việc của động cơ.
    Thực tế lắp ráp động cơ sau quá trình sửa chữa vấn đề là độ co bóp của trục khuỷu cho phép sẽ thế nào khi các thông số kỹ thuật đã phần nào thay đổi. Khi có phương pháp tính ảnh hưởng của độ co bóp đến áp lực gối đỡ thì có thể điều chỉnh động cơ để áp lực trên gối đỡ đảm bảo mà không cần quan tâm đến sự thay đổi các thông số kỹ thuật của động cơ và của hệ động lực, nó giúp cho quá trình lắp ráp được đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo cho động cơ hoạt động tốt.
    Đề tài còn đưa ra một lý do nữa gây ra áp lực khác nhau trên ổ đỡ.

    MỤC LỤC
    MỤC NỘI DUNG TRANG
    Nhiệm vụ thư 2
    Mục lục 6
    Danh mục ký hiệu- Chữ viết tắt 7
    Danh mục bảng, hình vẽ, đồ thị 8
    MỞ ĐẦU 11
    1 Tính thời sự của đề tài 11
    2 Mục đích của đề tài 11
    3 Nội dung chính của đề tài 11
    4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 12
    5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 12
    6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 12
    CHƯƠNG 1 XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG GỐI ĐỠ Ở CHẾ ĐỘ LÝ THUYẾT 13
    1.1 Giới thiệu động cơ 14
    1.1.1 Các thông số cơ bản 14
    1.1.2 Một số đặc điểm cấu tạo 14
    1.2 Phương pháp tính 15
    1.2.1 Các thông số phục vụ tính toán 15
    1.2.2 Tính động lực học động cơ 17
    1.3 Kết quả tính 46
    CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CO BÓP MÁ KHUỶU ĐẾN TẢI TRỌNG TRÊN GỐI ĐỠ 49
    2.1 Khái niệm về co bóp má khuỷu 50
    2.1.1 Khái niệm 51
    2.1.2 Cách đo 51
    2.2 Các nguyên nhân gây nên co bóp má khuỷu 51
    2.3 Tính độ gãy tâm trục khuỷu 52
    2.3.1 Cơ sở tính toán 52
    2.3.2 Tính độ gãy tâm trục khuỷu 53
    2.3.3 Dựng đường tâm gãy trục khuỷu 57
    2.3.4 Độ võng trục khuỷu 59
    2.4 Ảnh hưởng của co bóp má khuỷu đến tải trọng gối 61
    2.4.1 Mô hình tính toán 61
    2.4.2 Tính áp lực gối đỡ khi xảy ra co bóp 62
    CHƯƠNG 3 67
    3.1 Nghiệm bền Bạc khi xét đến ảnh hưởng của co bóp 68
    CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 71
    4.1 Kết luận về ảnh hưởng của co bóp 72
    4.2 Tầm quan trọng của đề tài 72
    4.3 Kết luận- Kiến nghị 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...