Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh trưởng và phát triển đến chất lượng gỗ Mỡ (Manglietia glauca

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong những năm gần đây, thế giới đang tích cực tìm kiếm những loài cây bản địa, mọc nhanh, có cấu tạo, tính chất phù hợp làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp Chế biến lâm sản. Thực hiện Chỉ thị số 19/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16 tháng 07 năm 1999 về việc thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng, Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 06 năm 2004 về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ và Chỉ thị số 18/2007/CT- TTg của thủ tướng chính phủ ngày 05 tháng 02 năm 2007 về chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 [1], [2], [3]; ngành chế biến gỗ Việt Nam và các ngành kinh tế liên quan đã tích cực, chủ động tìm kiếm nguyên liệu, sử dụng hợp lý nguyên liệu, cải tiến công nghệ, thiết bị để đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ.
    Việc nghiên cứu và đưa vào trồng những loại cây thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, cho năng suất chất lượng gỗ tốt và đồng thời là cây chiến lược phủ xanh đất trống đồi trọc duy trì tác dụng của rừng đối với đời sống con người nơi đây. Một trong số những loại cây trồng phổ biến hiện nay trên địa bàn huyện là cây mỡ (Manglietia glauca Dandy), là cây gỗ nhỡ, chiều cao vút ngọn có thể đạt tới trên 20 m, đường kính 20 - 35 cm, cây thường xanh quanh năm, có đặc tính sinh trưởng khá nhanh, thích hợp với các loại đất còn tính chất đất rừng [6]. Cho đến nay, cây mỡ trong rừng nguyên sinh không phát hiện được mấy. Những quần thụ mỡ còn gặp đều là thuần loại thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và những rừng trồng. Trong rừng tự nhiên mọc xen với kháo, giổi, chò nâu, vạng trứng Mỡ là cây đặc hữu của miền Bắc Việt Nam, phân bố nhiều ở vùng Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn vào đến Thanh Hoá, Hà Tĩnh, rải rác đến tận Quảng Bình [6], [31]. Trên thế giới, mỡ phân bố nhiều ở Lào, Thái Lan, miền nam Trung [11].
    Việc xác định, sử dụng gỗ mỡ hiện nay của người dân địa phương chủ yếu phục vụ đóng đồ gia dụng, làm nhà . Vì vậy, hiệu quả sử dụng gỗ mỡ còn thấp, gây lãng phí gỗ. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện đã có một số chương trình, dự án về cây Mỡ. Những công trình này đã góp phần giải quyết những tồn tại trong thực tiễn sản xuất, làm sáng tỏ một số vấn đề có ý nghĩa khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nhưng chủ yếu là giới thiệu đặc

    điểm, xuất xứ, chọn giống, tìm hiểu về khả năng gây trồng và giá trị sử dụng cũng như tiềm năng của cây mỡ trong công tác trồng rừng tập trung, trồng rừng phòng hộ và cải thiện nguồn giống. Song việc nâng cao giá trị sử dụng, tận dụng tối đa tiềm năng của gỗ mỡ chưa được chú ý đúng mức.
    Nghiên cứu điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây đến chất lượng của gỗ mỡ, qua đó làm cơ sở đánh giá chất lượng của loại gỗ này, từ đó có thể thay thế cho một số loại gỗ tự nhiên khác để làm nguyên liệu cho các sản phẩm mà vẫn giữ được hình thức, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hạ giá thành sản phẩm . Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cơ bản cấu tạo, tính chất cơ, lý, hoá của gỗ mỡ để làm cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng đối với loài cây này một cách tổng hợp, có hiệu quả. Từ đó có thể mở rộng qui mô phát triển, gây trồng đối với cây gỗ mỡ, nâng cao vai trò của rừng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành Chế biến lâm sản và các ngành khác, vừa là yêu cầu cấp bách khoa học, vừa là yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

    Cho tới nay chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của điều kiện sinh trưởng của gỗ mỡ đến chất lượng gỗ. Do đó việc trồng và sử dụng gỗ mỡ chưa đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực sản xuất chế biến: Đồ mộc, đồ gia dụng, ván nhân tạo và trang trí nội thất . Để giúp cho các nhà gia công chế biến gỗ mỡ có hướng sử dụng, tận dụng đạt hiệu quả cao nhất các sản phẩm từ gỗ mỡ, tránh gây lãng phí gỗ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh trưởng và phát triển đến chất lượng gỗ Mỡ (Manglietia glauca Dandy) 10 tuổi trồng tại huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn làm cơ sở cho các nhà sử dụng gỗ lựa chọn nguyên liệu trong quá trình sản xuất".




    MỤC LỤC


    Danh mục các ký hiệu và chữ viết . .i

    Danh mục các bảng . ii

    Danh mục các hình .iii

    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

    Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . . 12

    1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 12

    1.1.1. Tổng quan chung về gỗ Mỡ . 12

    1.1.2. Tổng quan về gỗ mỡ trồng tại Bắc Kạn 16

    1.2. Tổng quan về nghiên cứu và sử dụng gỗ Mỡ 17

    1.2.1. Trên thế giới 17

    1.2.2. Ở Việt Nam . 18

    1.3. Tổng quan vùng nghiên cứu . 20

    1.3.1. Thị trấn Bằng Lũng 20

    1.3.2. Xã Đông Viên 23

    1.3.3. Xã Bình Trung . 26

    Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 29

    2.1. Điều kiện sinh trưởng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và

    chất lượng gỗ . 29

    2.2. Ảnh hưởng của một số tính chất gỗ đến chế biến sử dụng gỗ 31

    2.2.1. Ảnh hưởng của một số tính chất vật lý của gỗ đến chế biến

    sử dụng gỗ . 31

    2.2.2. Ảnh hưởng của một số tính chất cơ học của gỗ tới công nghệ

    và sử dụng gỗ 33

    Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35

    3.1. Mục tiêu nghiên cứu . 35

    3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 35

    3.2.1. Đối tượng nghiên cứu 35

    3.2.2. Phạm vi nghiên cứu . 35

    3.3. Nội dung nghiên cứu 36

    3.3.1. Nghiên cứu điều kiện sinh trưởng ảnh hưởng đến phát triển

    của cây gỗ mỡ 10 tuổi 36

    3.3.2. Xác định tính chất của gỗ Mỡ 10 tuổi 36

    3.3.3. Xác định mối tương quan giữa khả năng sinh trưởng phát

    triển, chất lượng gỗ mỡ 10 tuổi và định hướng sử dụng . 36

    3.4. Phương pháp nghiên cứu 37

    3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu 37

    3.4.2. Phương pháp luận 37

    3.4.4. Phương pháp thực nghiệm . 37

    3.4.5. Phương pháp tổng hợp kết quả và xử lý thống kê toán học 43

    Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

    4.1. Điều kiện sinh trưởng ảnh hưởng đến đường kính và chiều cao

    cây Mỡ 10 tuổi 45

    4.1.1. Điều kiện tự nhiên tại xã Bình Trung ảnh hưởng đến đường

    kính và chiều cao cây gỗ Mỡ 10 tuổi . 45

    4.1.2. Điều kiện sinh trưởng tại xã Đông Viên ảnh hưởng đến

    đường kính và chiều cao cây gỗ Mỡ 10 tuổi 47 trồng tại 3 vùng nghiên cứu . 51
    4.2. ảnh hưởng của đường kính, chiều cao cây Mỡ 10 tuổi đối với

    chất lượng gỗ . 51

    4.2.1. ảnh hưởng của đường kính, chiều cao cây đến độ ẩm tuyệt

    đối . 51

    4.2.2. ảnh hưởng của đường kính, chiều cao cây mỡ đến sức hút

    nước tối đa của gỗ . 53

    4.2.3. ảnh hưởng của đường kính, chiều cao đến khối lượng thể

    tích gỗ . 54

    4.2.4. ảnh hưởng của đường kính, chiều cao đến khả năng dãn nở . 56

    4.2.5. ảnh hưởng của đường kính, chiều cao đến sức chịu ép dọc

    thớ của gỗ 57

    4.2.6. Ảnh hưởng của đường kính, chiều cao cây mỡ đến sức kéo

    dọc thớ 59

    4.2.7. ảnh hưởng của đường kính, chiều cao đến sức chịu uốn tĩnh . 60

    4.3. Đánh giá chất lượng gỗ mỡ 10 tuổi . 63

    4.3.1. Đánh giá chất lượng gỗ dựa vào cấu tạo gỗ 63

    4.3.2. Đánh giá chất lượng gỗ dựa vào tính chất vật lý của gỗ . 64

    4.3.3. Đánh giá chất lượng gỗ dựa vào tính chất cơ học của gỗ . 67

    4.4. Đề xuất hướng sử dụng gỗ mỡ 10 tuổi 69

    4.4.1. Trong xây dựng . 69

    4.4.2. Trong sản xuất đồ mộc thông dụng 70

    4.4.3. Trong sản xuất ván nhân tạo 71

    4.4.4. Trong một số lĩnh vực khác . 74

    Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

    5.1. Kết luận 76

    5.2. Kiến nghị 76

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...